A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
-Hiểu thế nào là tự trọng và không tự trọng; vì sao cần phải có lòng tự trọng.
-Hình thành nhu cầu và ý thức RL tính tự trọng ở bất cứ ĐK,h.c nào trong CS.
-Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng.
B.Tài liệu- phương tiện:
-Truyện , tranh ảnh, tình huống.
-Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính tự trọng.
C.Các hoạt động dạy-học
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: Thế nào là trung thực? Trung thực có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, để đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp giữa con người, chúng ta luôn phải biết tôn trọng lẫn nhau. Tôn trọng người khác cũng có nghĩa là tôn trọng chính mình. Vậy thế nào là tự trọng? Vì sao mỗi con người phải có lòng tự trọng? Bài học này giúp chúng ta hiểu điều đó.
62 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 36, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC.
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Củng cố và bổ sung những hiểu biết của HS về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, về bộ máy nhà nước.
2. Kỹ năng
- HS nhận biết được những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thiên nhiên, về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
3. Thái độ:
- Hình thành ở HS thái độ tích cực như yêu quý môi trường, tài nguyên thiên nhiên, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng cảu người khác, tôn trọng và giúp đỡ cán bộ địa phương làm nhiệm vụ. đồng thời giúp HS biết phản đối việc làm sai, làm ô nhiễm, phá hoại môi trường, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng để làm điều sai trái: Bói toán, phù phép, lợi dụng quyền hành để tham ô tài sản nhà nước.
B. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Nêu nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND, UBND ở địa phương.
HS2: Thái độ và trách nhiệm cuẩ chúng ta đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Chúng ta được học và biêt về môi trường và tài nguyên thiên, về tự do tín ngưỡng và về bộ máy nhà nước. Hôm nay cô cùng các em ôn lại các kiến thức đó và tìm hiểu thực tế địa phương về các vấn đề này.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thực tế địa phương.
HS thảo luận theo nhóm tổ.
? Vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em hiện nay như thế nào?
? Vấn đề tự do tín ngưỡng ở địa phương em hiện nay như thế nào?
4 . Củng cố :
5 . Dặn dò :
6 . Rút kinh nghiệm :
Tuần : 37 ns :
Tiết : 37 nd :
Dự phòng : GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VÀ KỸ NĂNG SỐNG
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu rõ hơn một số vấn đề lý luận liên quan đến giá trị và kĩ năng sống, hiểu rõ hơn về một số giá trị bản sắc của dân tộc Việt Nam.
2. Kĩ năng: HS biết cách tạo ra các trò chơi, lựa chọn trò chơi phù hợp và hiệu quả, kích thích tối đa sự cảm nhận giá trị ở người học.
3. Thái độ: HS mong muốn mang những điều tốt đẹp đến mọi người.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
-KN tư duy phê phán
-KN tự nhận thức
-KN sáng tạo
-KN đặt mục tiêu
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
-Động não
-Xử lí tình huống
-Liên hệ và tự liên hệ
- Kích thích tư duy
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh ảnh, câu chuyện về một số kiến thức đã học.
- Trò chơi
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:(1’)
2/Kiểm tra bài cũ: (0’)
3/ Bài mới :(39’)
a)Khám phá:(1’) Gv nêu lí do của tiết học
b) Kết nối: (1’) GV dẫn dắt vào bài.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ 1: (25 phút) Thảo luận, phân tích khái niệm giá trị
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu khái niệm giá trị là gì
* Cách tiến hành
GV: theo em hiểu giá trị là gì?
HS: Thảo luận nhóm
đại diện các nhóm trình bày
GV: chốt lại
GV: Giá trị truyền thống là gì?
HS: trả lời
GV: nhận xét chốt lại
GV: Theo em có những giá trị nào?
HS: trả lời
GV: nhận xét chốt lại
I. KHÁI NIỆM GIÁ TRỊ.
Giá trị theo nghĩa chung nhất đó là cái làm cho một khách thể nào đó có ích, có nghĩa, đáng quý đối với chủ thể, được mọi người thừa nhận.
Theo tài liệu “Giáo dục giá trị” khái niệm giá trị có thể hiểu: Một vật có giá trị khi nó được thừa nhận là có ích và mong muốn có được những thứ đó đã ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của con người. Không chỉ có hàng hoá vật chất mà cả lý tưởng và những khái niệm đều có giá trị như: sự thật, công lý, lương thiện.
a) Giá trị truyền thống: là những chuẩn mực, là thước đo cho hành vi đạo đức, cho những quan hệ ứng xử giữa người với người trong một cộng đồng, một gia cấp, một quốc gia, một dân tộc nhất định.
Những giá trị của nó được chuyển giao, tiếp nối qua nhiều thế hệ và giá trị văn hoá truyền thống đó được giữ gìn, phát huy lên tầm cao mới. Qua hàng nghìn năm lịch sử, các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, ý thức cộng đồng được lưu truyền, phát triển tạo thành một hệ giá trị mới của đan tộc Việt Nam.
b) Các giá trị phổ quát: Có 12 giá trị sau:
Giá trị Hoà bình
Giá trị Tôn trọng
Giá trị Yêu thương
Giá trị khoan dung
Giá trị Trung thực
Giá trị Khiêm tốn
Giá trị Hợp tác
Giá trị hạnh phúc
Giá trị Trách nhiệm
Giá trị Giản dị
Giá trị tự do
Giá trị đoàn kết
HĐ 2: (30 phút) Hiểu giáo dục kỹ năng sống
*Mục tiêu: Giúp HS hiểu về kỹ năng sống là gì?
*Cách tiến hành:
GV: Giáo dục kỹ năng sống là gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: chốt lại
Gv: Kỹ năng sống chia là 3 nhóm
- Kỹ năng nhận thức
- Kỹ năng đương đầu với cảm xúc
- kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương tác
Tìm hiểu một số kỹ năng cơ bản sau:
1. Kỹ năng tự nhận thức:
Làm thế nào để nhận biết mình là ai?
Các em hãy suy tưởng
Tronhg những lúc vui bạn thường nghĩ về ai?
Khi buồn bạn muốn gặp ai, nói chuyện với ai?
Nếu bị đưa ra đảo hoang, em chỉ được đưa theo 2 (sau đó 3,4,5 người) người thân,em muốn đó là ai? tại sao?
Những ngày vui như sinh nhật em, đám cưới... ai sẽ có mặt mà không cần em mời?
Khi bị ốm, em muốn người ngồi bên cạnh là ai?
Trả lời xong các câu hỏi này, bạn sẽ nhận ra tình cảm của mình với mọi người, cũng như của mọi ngưòi đối với bạn.
2. Kỹ năng ra quyết định
Hãy suy nghĩ và cân nhắc: Bạn muốn thi vào trường ĐH Mỹ thuật theo sở thích của mình. Bố mẹ bạn muốn bạn thi vào trường sư phạm ví bố mẹ có cơ hội tìm chổ làm tốt cho bạn.Vậy bạn sẽ ra quyết định thế nào.
3. Kỹ năng hợp tác
- Cùng vẽ một bức tranh
- Cùng nấu ăn
- Trò chơi: Bóng chuyền
II. KỸ NĂNG SỐNG
Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân vầ xã hội để chuyển tải những gì mình biết, những gì mình cảm nhận và những gì mình quan tâm.Từ đó biết mình phải làm gì trong những tình huống khác nhau của cuộc sống.
1.Kỹ năng tự nhận thức:
Kỹ năng tự nhận thức là khả năng một người tự nhận biết: mình là ai, sống trong hoàn cảnh nào, vị trí của mình trong mối quan hệ với người khác như thế nào, mình có thể thành công trong lĩnh vực nào...
2. Kỹ năng ra quyết định
- Đạt được mục đích đã đề ra trong học tập
- Tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt.
3. Kỹ năng hợp tác
Mọi người biết là việc chung với nhau và cùng hướng về một mục tiêu chung
c) Thực hành luyện tập (30 phút)
Mục tiêu: cho HS chơi một số trò chơi giáo dục giá trị và kỹ năng sống
Cách tiến hành:
1. Trò chơi “ Bó đũa kì diệu”
GV: Hướng dẫn
Mỗi bạn sẽ ngồi trên 1 ghế xếp thành hình vòng tròn.Mỗi bạn dùng 2 ngón trỏ của mình để giữ 2 đầu đũa.Cả nhóm đứng đậy xoay theo chiều kim đồng hồ,bắt buộc phải ngồi xuống mỗi ghế đi qua.Làm rơi đũa sẽ bị phạt.Hô mỗi lúc một nhanh.
HS: bắt đầu tiến hành
2. Tôi tin bạn
GV: Hướng dẫn
-Có 2 nhóm: Nhóm sáng mắt và nhóm mù mắt.
-Các bạn nhóm sáng mắt tuyệt đối giữ im lặng và dẫn các bạn nhóm mù mắt đi lung tung làm cho các bạn bị mất phương hướng, sau đó đưa các bạn trở lại vị trí cũ.
-Nhóm bịt mắt phát biểu cảm xúc và đoán xem ai đã dẫm mình đi.
HS: bắt đầu tiến hành
3. Nói và làm ngược
GV: Hướng dẫn
Xếp thành hình vòng tròn
Quản trò hô: Cười thật to
Người chơi phải làm ngược lại: Khóc thật to
Quản trò nhảy lên
Người chơi phải ngồi xuống
Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người choi không làm ngược thì sé bị phạt
HS: bắt đầu tiến hành
III. THỰC HÀNH
1. Trò chơi “ Bó đũa kì diệu”
2. Tôi tin bạn
3. Nói và làm ngược
4 . Củng cố :
Gv cho HS hệ thống kiến thức của bài.
5 ) Dặn dò: ( 3 phút)
6 . Rút kinh nghiệm :
N.S: 6/5/2012 N.G:12/5/2012
Tiết 36. KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn: GDCD 7
I.Mục đích kiểm tra.
1. Kiến thức:
- Nêu được những biên pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và TNTN
- Kể được tên một số di sản văn hóa ở nước ta.
- Kể tên được các cơ quan nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) và nêu được các cơ quan đó do ai bầu ra. .
2. Kỹ năng:
Biết bảo vệ môi trường và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
3. Thái độ:Nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. Hình thức: Tự luận.
III. Xây dựng ma trận đề
Cấp độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Tên chủ đề
Cao
1.Bảo vệ MT & TNTN
Biết bảo vệ môi trường và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện
Câu số
Số điểm
Tỷ lệ %
Câu số: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ %: 50%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ %: 50%
2.Bảo vệ di sản văn hóa
Kể được tên một số di sản văn hóa ở nước ta.
Câu số
Số điểm
Tỷ lệ %
Câu số: 2
Số điểm:3
Tỷ lệ %: 30%
Số câu: 1
Số điểm:3
Tỷ lệ %: 30%
3.Bộ máy nhà nước.
Kể tên được các cơ quan nhà nước cấp cơ sở (xã,phường, thị trấn) và cơ quan đó do ai bầu ra
Câu số
Số điểm
Tỷ lệ %
Câu số: 3
Số điểm:2
Tỷ lệ %: 20%
Số câu: 1
Số điểm:2
Tỷ lệ %: 20%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỷ lệ %:
Tổng số câu: 1
Số điểm:2
Tỷ lệ %: 20%
Tổng số câu:2
Tổngsố
điểm:3
Tỷ lệ %:30%
Tổng số câu: 1
Tổng số điểm:5
Tỷ lệ %:50%
Tổng số câu:3
Tổng số điểm:10
Tỷ lệ %:100%
Câu hỏi GDCD 7
Câu 1.Tình huống:
Trên đường đi học về, Cường thấy một bạn mang xác một con mèo chết định vứt xuống hồ nước ngay trước cửa nhà.
Hỏi: a. Cường có thể có những cách ứng xử nào trong trường này?
b. Nếu là Cường, em sẽ chọn cách ứng xử nào?
Câu 2. Hãy kể tên 4 di sản văn hóa vật thể và 4 văn hóa phi vật thể?
Câu 3. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nhà nước nào? Tên gọi là gì và do ai bầu ra.
Đáp án+Biểu điểm
Câu 1( 5điểm )
a. Các cách ứng xử của Hùng:
-Bỏ đi, không có ý kiến gì.
- Phê bình bạn.
- Ngăn cản không để bạn vứt mèo chết xuống hồ và giải thích cho bạn
- Khuyên bạn nên đào hố sâu có rắc vôi bột để chôn mèo chết.
- Báo cho cơ quan có trách nhiệm biết để xử lý.
b. Học sinh chọn 3 cách cuối.
Câu 2( 3điểm ). 4 di sản văn hóa vật thể: Cố đô Huế; Vịnh Hạ Long; Chùa Hương; bến Nhà Rồng.
4 di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế; dân cac quan họ Bắc Ninh; múa rối nước; áo dài VN.
Câu 3( 2điểm ) Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm:
HĐND xã là cơ quan quyền lực ở địa phương, do nhân dân bầu ra.
UBND xã cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do HĐND xã bầu ra.
4. Củng cố: GV khái quát nội dung tiết kiểm tra. Điểm số thu bài.
5. Dặn dò:- Xem lại nội dung các bài đã học.
- Chọn nội dung để giờ sau thực hành ngoại khóa.
File đính kèm:
- Gdcd 7 ca nam.docx