Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Năm học 2005 - 2006

1, Giúp hs hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải trung thực.

2, Hình thành ở hs thái độ quí trọng, ủng hộ những việc làm trung thực và phản đối những hành vi thiếu trung thực.

3, Giúp hs phân biệt những hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày, biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người trung thực.

+ Tài liệu tham khảo. SGK GDCD 7 , SGV GDCD 7 và sách tham khảo.

+ Phương tiện: Máy chiếu giấy trong, tranh vẽ minh hoạ phóng to.

 

doc81 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Năm học 2005 - 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để góp phần giữ gìn , bảo vệ di sản văn hoá , di tích lịch sử , danh lam thắng cảnh? Đáp án và biểu điểm. Câu 1: a,b,c,e ( 3đ) Câu 2: ( 3đ) Nhận xét : + Môi trường , bảo vệ tiết kiệm nguồn nước sạch ở trường em . Bảo vệ môi trường và tài nguyên ở địa phương Câu 3: 3đ Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hoá ở địa phương . Đi thăm quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hoá . Không vứt rác bừa bãi . Tố giác kẻ gian ăn cắp cổ vật, di vật. Chống mê tín dị đoan. Tham gia các lễ hội truyền thống. + Trình bày sạch đẹp : 1đ 4, Củng cố: Nhắc nhở xem lại bài, chuẩn bị thu bài. 5, Dặn dò: Xem trước bài: “ quyền tự do” Tìm hiểu tín ngưỡng ở địa phương em. Soạn: Giảng: 7A1 7A2 7A3 7A4 7A5 Tiết 27 quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo ( tiết 1) I, Mục đích yêu cầu: Giúp hs hiểu được Tôn giáo là gì ? tín ngưỡng là gì , mê tín và tác hại của mê tín , thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo .Hs có thái độ tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo , cảnh giác với những hoạt động mê tín dị đoan. Tố cáo với các cơ quan chức năng những kẻ lợi dụng tín ngưỡng , tôn giáo để làm trái pháp luật. Tài liệu và phương tiện: + Tranh ảnh băng hình máy chiếu, giấy khổ lớn, bút dạ. + Hiến pháp 1992 bộ luật hình sự 1999, điều 129. II, Hoạt động dạy và học. 1, ổn định tổ chức. 2, Kiểm tra bài cũ. Đi tham quan viên bảo tàng lịch sử, trưng bày các hiện vật quí giá hàng ngàn năm khi xem một số các hiện vật cổ, một số bạn cười đùa chế nhạo. Em có ý kiến gì ? 3, Bài mới. Hoạt động 1: Đưa ra một tình huống để vào bài ( SHD) Hoạt động 2: tìm hiểu thông tin sự kiện. GV: Gọi hs đọc mục 1. Cho hs thảo luận nhóm 3 nhóm. 1, Em cho biết tình hình tôn giáo ở VN ? ( có những loại tín ngưỡng , tôn giốa, thiên chúa giáo, cao đài, hoà hảo, tin lành ) 2, Nhận xét mặt tích cực và mặt tiêu cực của tôn giáo nước ta ? ( ưu điểm , nhược điểm) 3, Chính sách pháp luật mà đảng và nhà nước ta đối với tín ngưỡng và tôn giáo ? Gọi đại diện nhóm trả lời Hoạt động 3: Liên hệ tìm hiểu khái niệm. Chuyển ý: Dù ai.. Nhớ ngày giỗ tổ Đặt câu hỏi cho hs: 1, Tổ là gì ? Vì sao phải giỗ tổ? Biểu hiện của việc làm đó ntn ? 2, Em hãy cho biết nhà Lan theo đạo phật nhà Mai theo đạo Thiên Chúa Giáo thì thờ cúng ai ? Liên hệ: 3, Gia đình em có theo tôn giáo nào hay không ? Có thờ cúng tổ tiên hay không ? Bà và mẹ em có đi chùa hoặc đi lễ nhà thờ không ? Kết luận phần này: Mỗi gia đình có thể theo hoặc không theo một tôn giáo nào .dù đạo gì thì cũng có mục đích chung là hướng vào điều thiện , tránh ác thể hiện sự sùng bái , tôn kính, nhớ về cội nguồn, tổ tiên, tôn vinh người có công với nước. Thảo luận nhóm Thảo luận cả lớp 4, củng cố: + Theo em những hành vi sau thể hiện gì ? Nói năng thiếu văn hoá khi đi lễ chùa. ăn mặc quần áo thiếu lịch sự khi đi lễ chùa. Nghe giảng đạo đức một cách chăm chú. 5, Dặn dò: Học bài, xem trước những phần còn lại của bìa để chuẩn bị tiết sau. Soạn: Giảng: 7A1 7A2 7A3 7A4 7A5 Tiết 28quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo ( tiết 2) I, Mục đích yêu cầu: Giúp hs hiểu được Tôn giáo là gì ? tín ngưỡng là gì , mê tín và tác hại của mê tín , thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo .Hs có thái độ tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo , cảnh giác với những hoạt động mê tín dị đoan. Tố cáo với các cơ quan chức năng những kẻ lợi dụng tín ngưỡng , tôn giáo để làm trái pháp luật. Tài liệu và phương tiện: + Tranh ảnh băng hình máy chiếu, giấy khổ lớn, bút dạ. + Hiến pháp 1992 bộ luật hình sự 1999, điều 129. II, Hoạt động dạy và học. 1, ổn định tổ chức. 2, Kiểm tra bài cũ. Những hiện tượng sau có phải là tín ngưỡng không ? Vì sao ? trước khi thi , kiểm tra : + Đi lễ để đạt điểm cao. + Không ăn trứng, không ăn chuối, kiêng gặp phụ nữ.. 3, Bài mới Hoạt động 4: Rút ra bài học. Chia nhóm thảo luận các câu hỏi sau: 1, Thế nào là tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan ? 2, Quền tự do tín ngưỡng và tôn giáo là gì ? 3, Chúng ta làm gì để thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo ? GV: Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời Cho các nhóm khác nhận xét , bổ sung. GV: Chốt lại và chiếu trên máy ND 3 bài học. Hoạt động 5: Luyện tập củng cố. GV: Chiếu trên máy bài tập e trang 54. HS : Quan sát trả lời. GV: Nhận xét cho điểm. GV: Phát phiếu học tập theo nhóm. 1, Theo em người có đạo có phải là người có tín ngưỡng không ? Tại sao ? 2, Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, và mê tín dị đoan ? HS: Trả lời theo nhóm GV: Nhận xét và kết luận Hoạt động 6: Rèn luyện và liên hệ bản thân . GV: Cho hs thảo luận cả lớp rồi trả lời các câu hỏi sau: ? Những hành vi nào cần phê phán ? ( SHD trang 133) Một số ngày không kiêng kị 5, 14, 23. Ngày 7 và ngày 3. + Có ý kiến cho rằng : Học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan , theo em đúng hay sai ? Thảo luận nhóm Thảo luận cả lớp. 4, Dặn dò: Làm nốt những bài tập còn lại ở SGK Xem trước bài 17. Xem phần thao khảo để làm bài tập. Soạn: Giảng: 7A1 7A2 7A3 7A4 7A5 Tiết 29 nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Mục đích yêu cầu: giúp hs hiểu được: + Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN là nhà nước cảu ai, ra đời từ bao giờ, do ai lãnh đạo ? + Cơ cấu tổ chức cảu nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào ? Phân chia các cấp như thế nào ? và nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước ? + Hình thành ở hs ý thức tự giác thực hiện CS PL của nhà nước và tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nước. + Giúp hs biết thực hiện pháp luật , qui định của địa phương , qui chế nội qui của trường học , giúp đỡ cán bộ nhà nước làm nhiệm vụ. + Biết đấu tranh với hiện tượng tự do kỉ luật. II, Nội dung. 1, ổn định tổ chức. 2, Kiểm tra bài cũ: dựa vào tài liệu tham khảo, hãy nhận xét xắp xếp theo thứ tự sau đây đã đúng chưa. Nước ta có 6 tôn giáo lớn ( xếp theo số lượng tín đồ từ cao xuống thấp ) 1, Phật giáo 4 Tin lành. 2, Cao đài. 5, Hồi giáo 3, Hoà hảo 6, Thiên Chúa Giáo 3, Bài mới: Hoạt đọng 1: Giới thiệu bài SHD Hoạt động 2: Gọi một hs đọc phần thông tin sự kiện. HS: Thảo luận rồi phát biểu ý kiến với các câu hỏi sau : 1, Nước ta- nước VNDCCH ra đời từ bao giờ ? Khi đó ai là chủ tịch nước ? 2, Nhà nước VNDCCH ra đời từ thành quả cuộc cách mạng nào ? cuộc cách mạng đó do Đảng nào lãnh đạo ? 3, Nhà nước ta đổi tên thành CHXHCNVN vào năm nào ? Tại sao lại đổi tên như vậy ? 4, Nhà nước ta là nhà nước của ai ? do ai lãnh đạo ? HS: Trả lời . GV: Nhận xét bổ sung. GV: Chiếu lên máy lời trích tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ. GV: ra câu hỏi. 1, Suy nghĩ , tình cảm của em với Bác Hồ khi đọc “ tuyên ngôn độc lập” ? 2, Bài thơ nào nói lên ý chí giành độc lập ? HS: Suy nghĩ trả lời cá nhân . GV: Nhận xét chốt lại phần này. Hoạt động 3: Tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước . GV: HD hs quan sát trong SGK và ra câu hỏi: 1, Bộ máy nhà nước chia thành mấy cấp ? 2, Bộ máy nhà nước cấp TW gồm những cơ quan nào ? 3, Bộ máy nhà nước cấp tỉnh , thành phố gồm? 4, Bộ máy nhà nước cấp huyện ( quận, thị trấn, gồm .? HS: Trả lời dưới hình thức sơ đồ hoá ở bảng phụ. GV: Sau khi hs trả lời , cho hs gắn kết các sơ đồ phân cấp nhà nước hoàn chỉnh. GV: Nhận xét , tổng kết. Cho hs nhận xét sơ đồ bộ máy nhà nước GV: ra câu hỏi. 1, Bộ máy nhà nước gồm những cơ quan nào ? 2, Cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân gồm những cơ quan nào ? 3, Cơ quan hành chính nhà nước gồm ..? 4, Cơ quan xét xử nhà nước gồm những cơ quan nào ? 5, Cơ quan kiểm soát gồm.? HS: Trả lời cá nhân. Thảo luận cả lớp Thảo luận cả lớp 4, củng cố: Tổng kết alị những kiến thức trên về sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước? Sơ đồ phân công bộ máy nhà nước ? 5, Dặn dò: Ôn abì + xem phàn còn lại , giờ sau học tiếp. Soạn: Giảng: 7A1 7A2 7A3 7A4 7A5 Tiết 30 nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam I .Mục đích yêu cầu: giúp hs hiểu được: + Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN là nhà nước cảu ai, ra đời từ bao giờ, do ai lãnh đạo ? + Cơ cấu tổ chức cảu nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào ? Phân chia các cấp như thế nào ? và nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước ? + Hình thành ở hs ý thức tự giác thực hiện CS PL của nhà nước và tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nước. + Giúp hs biết thực hiện pháp luật , qui định của địa phương , qui chế nội qui của trường học , giúp đỡ cán bộ nhà nước làm nhiệm vụ. + Biết đấu tranh với hiện tượng tự do kỉ luật. II, Nội dung. 1, ổn định tổ chức. 2, Kiểm tra bài cũ: Làm rõ sơ đồ Phân cấp bộ amý nhà nước. Phân công bộ máy nhà nước. 3, Bài mới: GV: phân nhóm để hs thảo luận Các câu hỏi thảo luận: Chức năng nhiệm vụ cơ quan quốc hội ? Chức năng nhiệm vụ cơ quan Chính phủ ? Chức năng nhiệm vụ cơ quan Hội đòng nhân dân ? Chức năng nhiệm vụ cơ quan UBND ? Các nhóm cử đại diện trình bày . GV: Nhận xét phàn trả lời của các nhóm, bổ xung và chốt lại ý kiến. + Giải thích cho hs từ quyền lực, chấp hành. Hoạt động 4: Hệ thống hoá rút ra nội dung bài học . GV: đặt cau hỏi yêu cầu trả lời vào phiếu học tập. Bản chất của nhà nước ta ? Nhà nước ta do ai lãnh đạo ? Bộ máy nhà nước gồm những cơ quan nào ? quyền và nghĩa vụ của công dân là gì ? HS: Phát biểu cá nhân. GV: Nhận xét và tổng kết rồi chiếu lên máy nội dung bài học . GV: Thu phiếu học tập về chấm điểm Hoạt động 5: Giải bài tập SGK. GV: T/C cho hs thi làm bài tập nhanh giữa các đọi. Hãy chọn câu trả lời đúng, đánh dấu X vào Ê đáp án 2, 4, 6 Nhận xét, cho điểm. Hoạt động 6: Luyện tập , củng cố: GV: Nêu nghĩa vụ và quyền của bản thân em ? HS: Trả lời GV: Tổng kết toàn bài. Thảo luận nhóm Thảo luận cả lớp 4, Dặn dò: - Làm các bài tập còn lại . Xem trước bài 18. Soạn: Giảng: 7A1 7A2 7A3 7A4 7A5 Tiết 31 Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã , phường, thị trấn) I .Mục đích yêu cầu: Giúp hs hiểu được bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nào và nhiệm vụ , quyền hạn của các cơ qua đó. Xác định đúng cơ quan nhà nước ở địa phương có chức năng giải quyết công việc của cá nhân và gia đình giúp đỡ tạo điều kiện cho CB địa phương hoàn thành nhiệm vụ. II, Nội dung: 1, ổn định lớp. 2, Kiểm tra bài cũ: Vẽ sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước.

File đính kèm:

  • docgiao GDCD7.doc