Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Chủ đề: Bổn phận của trẻ em đối với bản thân, gia đình và xã hội

I. MỤC TIÊU :

1.Kiến thức: Thông qua việc tìm hiểu thực tế về vấn đề trẻ em hiện nay:

- Học sinh nắm được một quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong pháp luật.

- Hiểu được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội.

 2.Thái độ: Qua tiết thực hành học sinh có ý thức thực hiện tốt vai trò của một người con, người cháu, một học sinh và một công dân và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

3. Kỹ năng: Trong quá trình tiến hành, học sinh tích hợp các kĩ năng nh¬ư: quan sát, giao tiếp, trình bày vấn đề để thuyết trình tr¬ước đám đông.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3989 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Chủ đề: Bổn phận của trẻ em đối với bản thân, gia đình và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35 tiết 34 THỰC HÀNH ,NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC Chủ đề: BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM ĐỐI VỚI BẢN THÂN, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU : 1.Kiến thức: Thông qua việc tìm hiểu thực tế về vấn đề trẻ em hiện nay: - Học sinh nắm được một quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong pháp luật. - Hiểu được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội. 2.Thái độ: Qua tiết thực hành học sinh có ý thức thực hiện tốt vai trò của một người con, người cháu, một học sinh và một công dân và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. 3. Kỹ năng: Trong quá trình tiến hành, học sinh tích hợp các kĩ năng như: quan sát, giao tiếp, trình bày vấn đề để thuyết trình trước đám đông. II. Các phương pháp kĩ thuật dạy học: - Thảo luận nhóm/lớp - Xử lí tình huống. IV. Phương tiện dạy học: Tranh ảnh, sách, báo, câu chuyện, các câu hỏi tình huống. V. Tiến trình dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài: 3. Bài mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: + Tổ chức cho học sinh nghe về các số liệu về tình hình phạm tội của thanh thiếu niên hiện nay: “Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Công an, chỉ tính riêng trong năm 2010, trên địa bàn cả nước có 13.572 đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên, trong đó 1.600 vụ học sinh đánh nhau, tăng nhiều lần so với những năm trước kể về số lượng phạm tội lẫn các vụ trọng án. Về độ tuổi, theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện. Về cơ cấu tội phạm, theo thống kê mới nhất của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, thì hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự con người, một số tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Trong đó tội danh trộm cắp tài sản chiếm 38%, cố ý gây thương tích chiếm 11%, đặc biệt là giết người chiếm 1,4% trong tổng số tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.” Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nguyên nhân về phạm tội thanh thiếu niên có chiều hướng tăng như hiện nay. Đại diện nhóm trình bày. GV tóm lại các ý kiến của HS: - Trẻ thiếu kỹ năng sống; có lối sống đua đòi - Giải quyết bế tắc theo hướng tiêu cực - Bố, mẹ có kiến thức hạn chế, nhất là về văn hoá, xã hội, kinh tế, pháp luật, không đủ hiểu biết để định hướng đầy đủ những chuẩn mực xã hội cho con cái. Bố mẹ mâu thuẫn, có đời sống kinh tế khó khăn thiếu quan tâm GV: giải thích thêm - đọc thêm sách báo để hiểu biết pháp luật, có kỹ năng giải quyết các vấn đề một cách khéo léo khôn ngoan. Nhìn sự việc theo chiều hướng tích cực - Nhờ thầy cô, cha mẹ, anh chị, ông bà, người thân tư vấn thêm khi gặp các vấn đề khó khăn. - Giới thiệu cho Hs các gương vượt khó và đã thành công. Hoạt động 2: + Tổ chức cho học sinh quan sát các hình ảnh mà GV chuẩn bị + các HS sưu tập được về trẻ em.(trong đó có các hình ảnh về trẻ em được sự quan tâm chăm sóc –vui chơi giải trí – học hành; ) + Yêu cầu học sinh tìm ra những hình ảnh thể hiện sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với trẻ em? + Yêu cầu học sinh trình bày các quyền cơ bản mà trẻ em có được? Hoạt động 3: Học sinh thảo luận theo nhóm, ghi câu trả lời vào bảng nhóm và cử một em lên trình bày: Nhóm 1, 2: Nêu bổn phận của trẻ em đối với gia đình? Nhóm 3, 4: Nêu bổn phận của học sinh ở trường? Nhóm 5, 6: Là công dân nhỏ tuổi, em có những trách nhiệm gì? GV nêu kết luận chung Bổn phận của trẻ em: - Trong gia đình: + yêu quý, kính trọng, hiếu thảo vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ. + Yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ anh, chị, em - Trong xã hội: +Yêu quê hương đất nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc + Tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh, trật tự an toàn công cộng. + Tôn trọng lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, - Ở trường: + Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. + Yêu quý, kính trọng, vâng lời thầy cô dạy bảo + chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức. + Giúp đỡ, đoàn kết với bạn. + Thực hiện tốt nội quy nhà trường 4. Củng cố :

File đính kèm:

  • docGDCD 7 tuan 35.doc