Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 4: Đạo đức và kỉ luật

I. Mục tiêu bài học :

 1. Kiến thức :

 - Thế nào là đạo đức và kỉ luật.

 - Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật.

 - Ý nghĩa của rèn luyện giữa đạo đức và kỉ luật.

 2. Thái độ :

 Hình thành ở Hs có thái độ tôn trọng kỉ luật và phê phán thói tự do và kỉ luật.

 3. Kĩ năng :

 Hs biết tự đánh giá, xem xét hành vi của cá nhân, cộng đồng theo chuẩn mực đạo đức, kỉ luật.

 II. Những điều cần lưu ý :

 1. Về nội dung :

 - Đạo đức và kỉ luật là 2 vấn đề khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

 - Đạo đức là chuẩn mực xã hội, thể hiện trong ứng xử với bản thân, với công việc, với đất nước và môi trường sống. Những chuẩn mực đó phù hợp với yêu cầu xã hội, được mọi người thừa nhận và tự giác thực hiện.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2726 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 4: Đạo đức và kỉ luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần BÀI 4 : ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : - Thế nào là đạo đức và kỉ luật. - Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật. - Ý nghĩa của rèn luyện giữa đạo đức và kỉ luật. 2. Thái độ : Hình thành ở Hs có thái độ tôn trọng kỉ luật và phê phán thói tự do và kỉ luật. 3. Kĩ năng : Hs biết tự đánh giá, xem xét hành vi của cá nhân, cộng đồng theo chuẩn mực đạo đức, kỉ luật. II. Những điều cần lưu ý : 1. Về nội dung : - Đạo đức và kỉ luật là 2 vấn đề khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. - Đạo đức là chuẩn mực xã hội, thể hiện trong ứng xử với bản thân, với công việc, với đất nước và môi trường sống. Những chuẩn mực đó phù hợp với yêu cầu xã hội, được mọi người thừa nhận và tự giác thực hiện. - Kỉ luật là những quy định của một tập thể, một tổ chức , mọi thành viên phải thực hiện dù muốn hay không, để đảm bảo mọi họat động của đơn vị được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. - Người giữ vai trò chủ chốt, tức người lãnh đạo trong một tập thể, một tổ chức nếu biết thực hiện đạo đức và đề cao kỉ luật nhất định sẽ đem lại kết quả tốt trong công việc. - Trái với kỉ luật là tự do, vô kỉ luật, vô tổ chức không tuân thủ theo mọi quy định chung. 2. Phương pháp : - Thảo luận nhóm - Nêu và giải quyết vấn đề - Đàm thoại 3. Tài liệu và phương tiện : - Truyện kể . Tục ngữ, ca dao, danh ngôn về đạo đức và kỉ luật. Tình huống - Giấy khổ to, bút lông - Sách GDCD, SBTTH, SGV lớp 7 III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu : 1.Oån định lớp 2. Kiểm tra cũ : Câu 1 : Em hãy kể một số việc làm thể hiện tính tự trọng? Và thiếu tự trọng trong cuộc sống mà em biết? Câu 2 : Theo em cần phải làm gì để rèn luyện tính tự trọng. 3. Giảng bài mới : Giới thiệu bài mới Tình huống: “ Khi cô đang giảng bài cho cả lớp thì bỗng đâu từ ngòai cửa có một bạn trai chạy hốt hỏang vào lớp. Các bạn đều ngạc nhiên. Cô đến bên em đó hỏi :Vì sao em đến muộn. Bạn ấy chỉ im lặng không trả lời. Em có suy nghĩ gì về hành vi của bạn HS ấy? Gv : Để tìm hiểu xem bạn đó đã vi phạm những điều gì, chúng ta tìm hiểu qua bài 4 : Đạo đức và kỷ luật Hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc : “ Một tấm gương tận tụy vì việc chung” Gọi 1 Hs đọc truyện. Thảo luận theo nhóm Nhóm 1 : Những việc làm chứng tỏ anh Hùng có tính kỉ luật cao? Nhóm 2 : Nghề nghiệp của anh Hùng gặp khó khăn gì? Nhóm 3 : Những việc làm nào của anh Hùng chứng tỏ anh là người biết chăm lo cho mọi người và có trách nhiệm cao trong công việc? Nhóm 4 : Qua truyện đọc, em nhận xét gì về anh Hùng? => Gv nhận xét và KL Hoạt động 2: Nội dung bài học Gv: Em hiểu thế nào là đạo đức? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống? Gv: Kỷ luật là gì ? Biểu hiện cụ thể ? ( Tháng 9 : tháng an toàn GT) Gv: Giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ ntn? Gv: Ý nghĩa của việc thực hiện các qui định trên? Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. Gv: Em hãy tìm những ví dụ vi phạm đạo đức và kỉ luật? => Gv : Phân tích và chốt lại vấn đề : chúng ta cần lên án, tố giác những hành vi vi phạm đạo đức và kỉ luật. Chúng ta không ngừng phấn đấu để trở thành người có tính đạo đức và kỉ luật. Hoạt động 4: Củng cố Cho Hs làm BT a,b,c SGK. => Gv tổng kết toàn bài : Đạo đức và kỉ luật có ý nghĩa quan trọng trong học tập, lao động, lối sống của mỗi người. Thiếu đạo đức, kỉ luật sẽ bị xã hội lên án, ảnh hưởng đến công việc chung. Chúng ta là Hs còn ngồi trên ghế nhà trường cần nên rèn luyện đạo đức và đặc biệt là tuân theo kỉ luật nhà trường, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, có ích cho xã hội mai sau. I Khai thác truyện đọc : “ Một tấm gương tận tụy vì việc chung” àAnh Hùng là người có đạo đức tốt và tính kỉ luật cao. II.Nội dung bài học 1. Đạo đức: Là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với cơng việc, với thiên nhiên và mơi trường sống; Được mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện. 2. Kỉ luật: Là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo; Tạo ra sự thống nhất hành động để đạt hiệu quả, chất lượng cao. 3. Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật: Người cĩ đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật; Người chấp hành tốt kỉ luật là người cĩ đạo đức. 4. Ý nghĩa: Người cĩ đạo đức và biết tuân thủ kỷ luật được mọi người tơn trọng, quý mến III. Dặn dò : - Học NDBH - Làm BT SGK - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn về đạo đức và kỉ luật - Xem trước bài 5 : “ Yêu thương con người” * Một số tục ngữ, ca dao, danh ngôn : + Tục ngữ : Đất có lề, quê có thói Nước có vua, chùa có bụt Quân pháp bất vị thân + Ca dao : Bề trên chẳng giữ kỉ cương Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa

File đính kèm:

  • docb 4.doc