Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 2: Trung Thực

 I. Mục tiêu bài học :

 1. Kiến thức :

 - Thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao phải trung thực.

 - Ý nghĩa của trung thực.

 2. Thái độ :

 Có thái độ qúy trọng và ủng hộ những việc làm trung thực, phản đối, đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực.

 3. Kĩ năng :

 - Phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hằng ngày.

 - Biết tự kiểm tra hành vi của mình và có biện pháp rèn luyện tính trung thực .

II. Những điều cần lưu ý :

 1. Về nội dung :

 - Nội dung cốt lõi là luôn luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải, vì mục đích tốt đẹp. Lòng trung thực không có nghĩa là biết gì, nghĩ gì cũng nói ra bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào.

 - Người sống trung thực luôn sống ngay thẳng, thật thà, đối xử với mọi người nhân hậu, không lừa dối, bội bạc

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 9168 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 2: Trung Thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Bài 2: Trung Thực I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : - Thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao phải trung thực. - Ý nghĩa của trung thực. 2. Thái độ : Có thái độ qúy trọng và ủng hộ những việc làm trung thực, phản đối, đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực. 3. Kĩ năng : - Phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hằng ngày. - Biết tự kiểm tra hành vi của mình và có biện pháp rèn luyện tính trung thực . II. Những điều cần lưu ý : 1. Về nội dung : - Nội dung cốt lõi là luôn luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải, vì mục đích tốt đẹp. Lòng trung thực không có nghĩa là biết gì, nghĩ gì cũng nói ra bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. - Người sống trung thực luôn sống ngay thẳng, thật thà, đối xử với mọi người nhân hậu, không lừa dối, bội bạc - Trung thực được biểu hiện qua thái độ, hành động lời nói. Không chỉ trung thực với mọi người mà còn trung thực với bản thân mình. - Mọi người cần phải sống trung thực, vì nhờ đó mà chân lí mới được bảo vệ, cái xấu bị đẩy lùi và XH sẽ yên bình, phát triển. 2. Phương pháp : - Thảo luận nhóm - Giải quyết tình huống - Trò chơi 3. Tài liệu và phương tiện : - Ca dao, tục ngữ nói về trung thực - Giấy khổ to, bút lông - Sách GDCD, SBTTH, SGV lớp 7 III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu : 1. Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ) Câu 1 : Sống giản dị là gì? Biểu hiện của lối sống giản dị? Ý nghĩa của sống giản dị. Câu 2 : Nêu một số ví dụ về lối sống giản dị và trái với sống giản dị của những người xung quanh em ? 3. Giảng bài mới Giới thiệu bài mới Tình huống“Hùng là một HS ngoan, nhưng do sự rủ rê của bạn bè xấu. Hùng đã sa ngã và trở thành người dối trá. Hùng thường dối mẹ xin tiền đi học thêm Anh văn, nhưng thật ra bạn đã đem đi chơi điện tử” Hành vi đó biểu hiện điều gì ? à Hùng là người không trung thực đã lừa dối mẹ của mình đem tiền vào những nơi vô bổ. Hành vi đó thật đáng chê trách. Để được mọi người yêu quý, xem trọng thì chúng ta cần trung thực trong cuộc sống. Tại sao phải như vậy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài 2 : TRUNG THỰC. Hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện đọc ) Gọi HS đọc truyện : “ Sự công minh chính trực của một nhân tài” - Đặt vấn đề 1. Thái độ của Mikenlănggiơ đối với Bramantơ ? 2. Vì sao Bramantơ có thái độ như vậy ? 3. Mikenlănggiơ có thái độ như thế nào? 4.Vì sao Mikenlănggiơ lại xử sự như vậy ? 5. Điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào? => Gv kết luận : Chúng ta cần luôn trung thực trong cuộc sống mọi lúc, mọi nơi, có như vậy mọi người sẽ quý trọng và khâm phục hơn. Cần học tập tấm gương của Mi-ken-lăng-giơ. Hoạt động 2 : Rút ra nội dung bài học Thảo luận nhóm Nhóm 1 : Tìm những biểu hiện của trung thực trong học tập ? Trong học tập :ngay thẳng, khơng gian dối (khơng quay cĩp, khơng chép bài của bạn hay khơng cho bạn chép bài ...) Nhóm 2 : Tìm những biểu hiện của trung thực trong quan hệ với mỗi người? Trong quan hệ với mọi người :khơng nĩi xấu hay tranh cơng, đỗ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình mắc lỗi..) Nhóm 3 : Biểu hiện của trung thực trong hành động? Trong hành động : Bênh vực, bảo vệ chân lí, lẽ phải và đấu tranh phê phán những việc làm sai trái..) Gv:Trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống: qua lời nói, thái độ, hành động, không chỉ trung thực với mọi người mà cần trung thực với bản thân mình. Nhĩm 4: Biểu hiện nào là trái với trung thực ? Hs : Dối trá, xuyên tạc, trốn tránh hoặc bĩp méo sự thật, ngược với chân lí, đạo lí lương tâm ..vd :tham ơ tham nhũng của tập thể , lừa đảo...) GV: Trong cuộc sống, đôi khi có những hành vi không nói đúng sự thật mà vẫn không phải là biểu hiện thiếu trung thực. Cho ví dụ minh họa? Hs: vd Đối vơi bệnh nhân, trong một số trương hợp, thầy thuốc khơng thể nĩi hết sự thật về bệnh tật cho họ. Điều đĩ biểu hiện lịng nhân đạo, tính nhân ái giữ con người với nhau . GV: Thế nào là trung thực ? Biểu hiện của trung thực? Ý nghĩa của trung thực - GV gọi 1 em HS nhắc lại nội dung bài học và cho HS chép vào vở - Gọi HS giải thích câu tục ngữ, danh ngôn trong SGK Gv : chôt lại Hoạt động 3 : Củng cố 3. Bản thân em rèn luyện như thế nào? - Trung thực: - Trái với trung thực: Gv : Cho Hs đọc và làm BT a,b,d SGK/8 I. Truyện đọc : “ Sự công minh chính trực của một nhân tài” Mikenlănggiơ là người công minh – chính trực. II.Nội dung bài học 1. Trung thực là luơn luơn tơn trọng sự thật, tơn trọng lẽ phải. 2. Biểu hiện: - Sớng ngay thẳng, thật thà; - Dám dũng cảm nhận lỡi khi mắc khuyết điểm. 3. Ý nghĩa: - Là đức tính cần thiết và quý báu. - Giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mới quan hệ XH. - Được mọi người tin yêu, kính trọng. Tục ngữ: Cây ngay khơng sợ chết đứng. IV.Dặn dò: - Học nội dung bài học - Làm BT SGK - Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói biểu hiện tính trung trực. - Xem trước truyện đọc : “Tự trọng” * Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn: - Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. - Khôn ngoan chẳng lo thật thà - Aên ngay nói thẳng - Cây ngay không sợ chết đứng - Thật thà là cha qủy quái * Danh ngôn : Phải thật thà với mình mới có thể không dối trá với người khác.

File đính kèm:

  • docb 2.doc
Giáo án liên quan