I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiê nhiên là trách nhiệm của mọi người, mọi quốc gia, dân tộc
2/ Kĩ năng:
Hình thành trong học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, có thái độ lên án, phê phán, đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường.
3/ Thái độ:
Bồi dưỡng học sinh lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, tìm hiểu các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, xem các bài tập SGK
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 5011 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 23 Ngày soạn:
Bài dạy:
Bài 14 :
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên(TT)
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiê nhiên là trách nhiệm của mọi người, mọi quốc gia, dân tộc
2/ Kĩ năng:
Hình thành trong học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, có thái độ lên án, phê phán, đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường.
3/ Thái độ:
Bồi dưỡng học sinh lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, tìm hiểu các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, xem các bài tập sgk.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ ổn định tình hình lớp:(1’)
Kiểm tra sĩ số lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ:(5’)
Câu hỏi:
- Thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Cho ví dụ.
- Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Dự kiến phương án trả lời:
- Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người. Ví dụ: Đất, nước, không khí
Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống con người. Ví dụ: Rừng, đất
3/ Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài:(1’)
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuọc sống của con người, do đó cần phải bảo vệ chúng. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào? Để tìm hiểu chúng ta sang tiết còn lại của bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Tiến trình bài dạy:(35’)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
20’
15’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiếp nội dung bài học.
? Em có nhận xét như thế nào về môi trờng và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em? Cho ví dụ
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét: Thực tế ở địa phương nói riêng và trong cả nước cũng như toàn cầu hiện nay môi trường sống đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.
? Điều đó đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người? Cho ví dụ.
? Vậy vấn đề đặt ra đối với chúng ta là gì?
- Nhận xét.
? Hãy nêu một số việc làm nhằm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét: Những việc làm trên nhằm để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
? Em hiểu thế nào là bảo vệ môi trường? Thế nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
- Nhận xét.
? Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của ai?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
? Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
? Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
- Gọi học sinh nhận xét.
- Bổ sung thêm: Nếu thấy hiện tượng làm ô nhiễm môi trường, phải nhắc nhở hoặc báo với các cơ quan thẩm quyền.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
- Gọi học sinh đọc, làm bài tập a.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Nhận xét.
- Gọi học sinh đọc, làm bài tập b.
- Nhận xét.
- Gọi học sinh đọc, làm bài tập c.
- Liên hệ học sinh về việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong cơ chế thị trường.
* Củng cố: Cho học sinh sắm vai tình huống về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Nhận xét, kết luận toàn bài.
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiếp nội dung bài học.
- Môi trường không trong sạch, tài nguyên sử dụng chưa hợp lí.
Ví dụ: Vứt rác bừa bãi, ô nhiễm nguồn nước, đất bỏ hoang, rừng bị chặt phá nhiều
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người.
Ví dụ: Lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh
- Cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Nghe.
- Trồng rừng, không vứt rác bừa bãi, xử lí rác thải công nghiệp
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, khắc phục các hậu quả xấy do con người và thiên nhiên gây ra.
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Nghe, ghi bài.
- Là trách nhiệm của mọi người, mọi quốc gia, dân tộc.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe, ghi bài.
- Thực hiện qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tuyên truyền và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Biết tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Không vứt rác bừa bãi nhất là các khu vực sông làm ô nhiễm nguồn nước.
- Nhận xét.
- Nghe.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
- Đọc, làm bài tập a:
Đáp án đúng: 1, 2, 5.
- Nhận xét.
- Nghe.
- Đọc, làm bài tập b:
Đáp án đúng: 4, 5.
- Nghe.
- Đọc, làm bài tập c:
Lựa chọn phương án 2: Đảm bảo các yếu tố mở rộng qui mô sản xuất, đổi mới công nghệ, góp phần tăng năng xuất lao động, bảo vệ môi trường.
- Nghe.
- Các tổ sắm vai tình huống đã chuẩn bị của tổ.
- Nghe, củng cố bài học.
II/ Nội dung bài học:(tt)
- Bảo vệ môi truờng và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra; khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân. các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
+ Thực hiện qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Tuyên truyền và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Biết tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
III/ Luyện tập:(tt)
- Bài tập a:
Đáp án đúng: 1, 2, 5.
- Bài tập b:
Đáp án đúng: 4, 5.
- Bài tập c:
Lựa chọn phương án 2: Đảm bảo các yếu tố mở rộng qui mô sản xuất, đổi mới công nghệ, góp phần tăng năng xuất lao động, bảo vệ môi trường.
4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’)
- Học bài và làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài 15: bảo vệ di sản văn hóa(Sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hoá, tìm hiểu về các di sản văn hóa)
File đính kèm:
- TiÕt 23.doc