I.Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức
- Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
- Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
2. Thái độ
Có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể.
3. Kĩ năng
- Biết tự chăm sóc và tự rèn luyện thân thể.
- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao (TDTT).
II.Phương pháp
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, tổ chức trò chơi.
39 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác quyền công dân mà em biết?
- Nêu các nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước mà em biết?
- Trẻ em có quyền và nghĩa vụ gì?
- Vì sao công dân phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình?
HS: Trao đổi ý kiến. Trả lời, các nhóm khác bổ sung.
GV: Kết luận:
Hoạt động 2: Luyện tập
GV: Hướng dẫn học sinh giải quyết bài tập a, b tại lớp
C.Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Quốc tịch thể hiện mối quan hệ đó.
1. Các quyền của công dân(Hp1992)
- Quyền học tập.
- Quyền nghiên cứu khoa học kĩ thuật.
- Quyền hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ.
- Quyền tự do đi lại, cư trú.
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
2. Nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước.
- Nghĩa vụ học tập.
- Bảo vệ Tổ quốc.
-...
3. Trẻ em có quyền:
- Quyền sống còn.
- Quyền bảo vệ.
- Quyền phát triển.
- Quyền tham gia.
Kết luận:
- Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
- Nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo vệ và đảm bảo việc thực hiưện các quyền
4. Củng cố, dặn dò: (2 /)
GV: - Yêu cầu học sinh trả lời lại nội dung: Các quyền của công dân nói chung và của trẻ em nói riêng được quy định trong hiến pháp 1992.
Xem trước bài13.
Tuần 24- Tiết 23 Ngày soạn: 14/ 2/ 09 Ngày dạy: 16/ 2/ 09
Bài 14 (2tiết): THựC HIệN TRậT Tự AN TOàN GIAO THôNG
I- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu được tính chất nguy hiểmvà nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông, tầm quan trọng của TTATGT.
- Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lý những tình huống đi đường thường gặp.
- Có ý thức tôn trọng các quy định về trật tự ATGT
II- Chuẩn bị:
Thầy : Nghiên cứu soạn bài
- Chuẩn bị một số biển báo thông dụng
Trò: Đọc, phân tích các thông tin sự kiện
III- Tiến trình lên lớp
A- ổn định tổ chức
B- Kiểm tra bài cũ
? Đọc thuộc lòng nội dung mục c-d phần bài học sgk/33
H/s trả lời - GV nhận xét - cho điểm
C- Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
? Đọc phần thông tin sự kiện SGK/37, chú ý tình hình tai nạn giao thông, mức độ thiệt hại về người do tai nạn giao thông gây ra?
H/s đọc- GV nhận xét
? Em hãy quan sát bảng thống kê và nêu nhận xét về tình hình tai nạn giao thông, mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra?
H/s trả lời - GV nhận xét
* Định hướng:
- Chiều hướng tai nạn giao thông tăng.
- Mức độ thiệt hại về người do tai nạn giao thông gây ra quá lớn.
- Mức độ thiệt hại về tài sản cũng quá lớn.
GV chốt: Tai nạn giao thông ngày càng tăng, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, trở thành mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội và của từng nhà.
? Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông? nguyên nhân nào là phổ biến nhất?
GV kết luận: Nguyên nhân chính là do con người coi thường pháp luật hoặc không hiểu pháp luật về TTATGT.
VD: Đua xe trái phép, vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, đi không đúng làn đường và chiều đường quy định , bám nhảy tàu xe
GV cung cấp những số liệu, sự kiện nói lên nguyên nhân tai nạn giao thông:
+ Trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ chiếm trên 90% số vụ. Hàng năm có hàng số vụ tai nạn liên quan đến học sinh, làm chết và bị thương hàng trăm em.
+ Gần 80% là tai nạn là do giao thông, không chấp hành đúng quy định trật tự an toàn giao thông, VD 36% do vi phạm vượt tốc độ, 30,8% do vi phạm tránh vượt, 72% do uống rượu bia
Đối với người đi xe đạp dễ bị tai nạn là do phóng bừa, đi hàng ba, hàng tư, sẽ bất ngờ trước đầu xe cơ giới, lao từ trong nhà, trong ngõ đi ra đường, đi sai phần đường quy định, trẻ em đi xe đạp người lớn
Đối với người đi bộ bị ta nạn là do không đi đúng phần đường quy định, không chú ý quan sát khi chạy qua đường, bám nhảy tàu xe, đá bóng, đùa nghịch dưới lòng đường, băng qua đường sắt không quan sát.
? Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn khi đi đường?
H/s phát biểu - GV nhận xét
GV chốt: + Phải học tập, hiểu pháp luật về TTATGT.
+ Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường.
+ Chống coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường.
Hoạt động 2:
? Để đảm bảo an toàn khi đi đường ta phải làm gì?
H/s trả lời - GV nhận xét chốt:
GV treo biển - giới thiệu hệ thống biển báo giao thông (như SGK)
? Quan sát 3 biển báo cấm, nhận xét mầu sắc, hình dáng? Từ đó, em hãy nêu ý nghĩa của loại biển báo này?
H/s trả lời - GV nhận xét - khái quát lại các loại biển báo thông dụng.
+ Biển báo cấm
+ Biển báo nguy hiểm
+ Biển hiệu lệnh
Nội dung
I- Tìm hiểu các thông tin sự kiện
II- Nội dung bài học
1. Biện pháp nhằm đảm bảo an toàn khi đi đường
- Chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường,cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.
2- Các loại biển báo thông dụng
D- Củng cố
GV khái quát lại nội dung bài học
E- Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc phần a,b SGK/38 - 39
- Nghiên cứu ND mục c phần nội dung bài học.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 24 tuần 24
Bài 14:
Thực hiện trật tự An toàn giao thông
(tiếp theo)
I- Mục tiêu
II- Tiến trình lên lớp
A- ổn định tổ chức
B- Kiểm tra bài cũ
? Em hãy nêu các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn khi đi đường?
? Nêu các biển báo thông dụng?
H/s trả lời - GV nhận xét - cho điểm
? Quan sát bức tranh của bài tập a - SGK/40, chú ý hành vi của người tham gia gia thông?
? Hãy thảo luận các tình huống này và nhận xét hành vi của người tham gia giao thông và nêu quy tắc?
H/s trả lời - GV nhận xét
GV gọi H/s đọc mục c SGK/39: Một số quy định về đi đường.
GV khái quát lại toàn bộ nội dung bài học trong 2 tiết
+ Các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn khi đi đường.
+ Các biển báo thông dụng
+ Một số quy định về đi đường.
? Đọc lại toàn bộ nội dung bài học trong SGK/38-39
H/s đọc- GV nhận xét
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi sử dụng biển báo giao thông
+ Trước mỗi biển báo giao thông, người đi bộ hoặc người điều khiển phương tiện tiến lên, đứng yên hoặc lùi lại (Với 3 loại biển báo)
- H/s có thể chơi theo tổ, có đánh giá kết quả và biểu dương.
? Đọc bài tập b và nêu yêu cầu ?
Hs đọc và nêu
? Trong các biển báo đã cho: Biển báo nào cho phép người đi bộ được đi, biển báo nào cho phép người đi xe đạp được đi.
GV yêu cầu H/s bám sát các biển báo đã cho rồi trả lời yêu cầu trên
H/s trả lời - gv nhận xét
GV: Các biển báo cho phép người đi bộ được đi : 110a, 226, 305, 423b
Các biển báo cho phép người đi xe đạp được đi: 112, 304.
? Em hãy đọc bài tập c - SGK/40 và nêu yêu cầu?
H/s trả lời - GV nhận xét
? Em hãy tìm những quy định về vượt nhau và tránh nhau trên đường?
H/s thảo luận trả lời - GV nhận xét bổ sung
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập?
H/s trả lời - GV nhận xét
Hãy nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở và nêu những việc mà em có thể làm để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
H/s phát biểu - GV nhận xét bổ sung
II- Một số quy định đi đường.
III- Luyện tập
1- Bài tập b SGK/40: Xác định các biển báo
- 110a: Cấm xe đạp
- 112: Cấm người đi bộ
- 304: Đường dành cho xe thô sơ
- 305: Đường dành cho người đi bộ
-
2- Bài tập c SGK/40
3. Bài tập dSGK/40
D- Củng cố
GV khái quát nội dung bài học
E- Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc phần nội dung bài học
- Làm các bài tập c,d,đ SGK/40
- Đọc trước bài 15 “Quyền và nghĩa vụ học tập”
IV- Rút kinh nghiệm
..
Ngày soạn:
Ngày dạy
Tiết25, 26 tuần 25, 26
Quyền và nghĩa vụ học tập
I- Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hiểu ý nghĩa của việc học tập, hiểu nội dung quyền và nghĩa vụ học tập của công dân.. Thấy được sự quan tâm của nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của công dân và trách nhiệm của bản thân trong việc học tập.
- Phân được những biểu hiện đúng hoặc không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của bản thân, siêng năng, cố gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt.
- Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền học tập và yêu thích việc học.
II- Tiến trình lên lớp:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
?. Nêu một số quy định về đường đi?
- H/s trả lời - GV nhận xét - Cho điểm.
C. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Bài mới
Hoạt động 1:
?. Đọc truyện “ Quyền học tập của trẻ em ” chú ý nội dung của truyện.
- H/s đọc - GV nhận xét - uốn nắn
? Thảo luận các gợi ý SGK?
- Cuộc sống ở huyện đảo Cô tô trước đây như thế nào?
- Điều đặc biệt trong sự đổi thay ở Cô tô ngày nay là gì?
- Gia đình, nhà trường và xã hội đã làm gì để tất cả trẻ em được đến trường học tập?
- H/s thảo luận - trả lời
- Tại sao ta phải học tập? Học tập để làm gì? Nếu không đi học sẽ bị thiệt thòi như thế nào?
GV kết luận:
+ Trẻ em có quyền được học tập
+ Gia đình, nhà trường và xã hội tạo mọi điều kiện để trẻ em được học tập.
+ Nhờ học tập chúng ta mới tiến bộ và trở thành người có ích.
Hoạt động 2:
- GV giới thiệu những quy định của pháp luật.
+ Hiến pháp 1992 (điều 59): Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức
+ Luật phổ cập giáo dục tiểu học. Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến hết lớp 5 đối với tất cả trẻ em VN trong độ tuổi từ 6 - 14 tuổi.
+ Luật giáo dục: Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
- GV giới thiệu điều 29 của công ước LHQ về quyền trẻ em. Trẻ em có quyền được học tập nhằm phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về tinh thần và thể chất.
- H/s nghe - hiểu
GV kết luận: Trẻ em cũng như mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ học tập.
GV thuyết trình thêm về tính chất nhân đạo của pháp luật nước ta.
2. Ghi nhớ:
? Đọc phần nội dung bài học?
H/s đọc - GV nhấn mạnh lại.
I- Tìm hiểu truyện đọc “Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô”.
II- Nội dung bài học:
1. Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập:
D. Củng cố:
GV khái quát lại nội dung bài học
E. Hướng dẫn về nhà:
- Học phần nội dung bài học
- Làm các bài tập a, b, c, d, đ, e SGK tr 42/43
III- Rút kinh nghiệm:
..
File đính kèm:
- Giao An GDCD 6(17).doc