1/ MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức: Giúp hs hiểu
- Thế nào là chí công vô tư.
- Những biểu hiện của chí công vô tư.
- Hiểu được ý nghĩa của chí công vô tư.
1.2/ Kĩ năng:
- Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày.
1.3/ Thái độ:
- Đồng tình , ủng hộ những việc làm chí công vô tư , phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư.
2. TRỌNG TÂM:
Học sinh hiểu biết và thực hiện tính chí công vô tư trong cuộc sống.
3/ CHUẨN BỊ:
3.1/ Giáo viên: Ca dao tục ngữ, thành ngữ nói về phẩm chất chí công vô tư.
3.2/ Học sinh: vở ghi, SGK, STH.
4/ TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2/ Kiểm tra miệng : ( không )
- Sơ lược lại nội dung chương trình GDCD 8 và giới thiệu vài nét chính về chương trình GDCD 9.
4.3/ Bài mới:
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 6 - Nguyễn Lữ Anh Thư - Bài 1: Chí Công Vô Tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1
CHÍ CÔNG VÔ TƯ
Bài 1 - Tiết: 1
Tuần 1
Ngày dạy: /08/2013
1/ MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức: Giúp hs hiểu
Thế nào là chí công vô tư.
Những biểu hiện của chí công vô tư.
Hiểu được ý nghĩa của chí công vô tư.
1.2/ Kĩ năng:
Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày.
1.3/ Thái độ:
- Đồng tình , ủng hộ những việc làm chí công vô tư , phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư.
2. TRỌNG TÂM:
Học sinh hiểu biết và thực hiện tính chí công vô tư trong cuộc sống.
3/ CHUẨN BỊ:
3.1/ Giáo viên: Ca dao tục ngữ, thành ngữ nói về phẩm chất chí công vô tư.
3.2/ Học sinh: vở ghi, SGK, STH.
4/ TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2/ Kiểm tra miệng : ( không )
- Sơ lược lại nội dung chương trình GDCD 8 và giới thiệu vài nét chính về chương trình GDCD 9.
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1 : giới thiệu bài.
&GV : Đặt vấn đề:
Vào một buổi khám bệnh ở một bệnh viện, tất cả bệnh nhân điều phải bóc thăm chờ gọi vào khám. Cô y tá gọi lần lượt các thăm số của bệnh nhân nhưng khi có người quen hoặc người thân đến khám thì cô y tá đó thường ưu tiên kêu vào khám trước mà không can chờ gọi số.
? Em có nhận xét gì về cách xử lí của cô y tá đó ?
1HS : trình bày cá nhân
&GV : nhận xét và kết luận.
Để xử sự luôn công bằng đòi hỏi mỗi người phải luôn nổ lực rèn luyện thường xuyên và tự chủ bản thân trước những tình huống .Vậy thế nào là chí công vô tư ? biểu hiện ra sao? Có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ? chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
* Hoạt động 2 : nhóm, cá nhân.
( Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm )
&GV : cho hs đọc phần đặt vấn đề.
&GV : tổ chức cho hs thảo luận.
* Nhóm 1: Em có nhận xét gì về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá ?
1HS : Cả 2 đều là những người trung thành, luôn hết lòng vì việc chung
* Nhóm 2: Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn TrầnTrung Tá thay thế ông lo việc nước nhà ?
(Hs: Vì ông dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào năng lực có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước.
* Nhóm 3: Em có suy nghĩ gì về những việc làm của Tô Hiến Thành ? những việc làm thể hiện đức tính gì ?
1HS : Những việc làm của ông đều xuất phát từ lợi ích chung, ông thực sự là người công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
* Nhóm 4: Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch HCM ?theo em , điều đó có tác động gì đến tình cảm của nhân dân ta với bác ?
1HS : cuộc đời và sự nghiệp của bác luôn gắng liền với lợi ích dân tộc, mong muốn được giải phóng dân tộc, nhân dân được ấm no hạnh phúc
Nhân dân ta vô cùng kính trọng , tin yêu và khâm phục bác
1HS : cử đại diện trình bày kết quả thảo luận, nhận xét và bổ sung
&GV : nhận xét và kết luận.
?Theo em những việc làm của Tô Hiến Thành và chủ tịch Hồ Chí Minh có chung phẩm chất gì ?
1HS : chí công vô tư.
? Qua hai câu chuyện trên em đã học tập được những gì ?
1HS : phải luôn cư xử công bằng không thiên vị, luôn trung thực, làm theo lẽ phải
&GV : kết luận: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết cho tất cả mọi người, nó không chỉ biểu hiện bằng lời nói mà còn bằng cả việc làm cụ thể.
* Hoạt động 3 : cá nhân
( Nêu và giải quyết vấn đề, Giảng giải kết hợp phương pháp đàm thoại, nêu gương )
&GV : cho hs làm bài tập nhanh ( ghi sẵn ở bảng phụ)
? Những biểu hiện nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư ?
Luôn làm việc vì lợi ích chung.
Luôn giải quyết công việc công bằng.
Chỉ lo cho lợi ích của bản thân trước mới tính đến việc của tập thể sau.
Lấy của công phục vụ cho lợi ích của cá nhân.
Chuyện gì có lợi cho bản thân mới làm.
Che giấu khuyết điểm cho người thân.
1HS : ( Đáp án đúng : a,b )
&GV : nhận xét và kết luận.
? Em hiểu thế nào là chí công vô tư ?
1HS : trình bày theo cách hiểu.
&GV : nhận xét và chốt ý cho hs nắm và hiểu.
? Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ? Người sống chí công vô tư sẽ nhận được gì từ mọi người ?
1HS : nêu ý nghĩa
- Sẽ đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
- Người sống chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng.
&GV : chốt ý.
? Em hãy nêu một vài câu ca dao, tục ngữ, thành ngữõ nói về phẩm chất chí công vô tư ?
1HS : + Nhất bên trọng nhất bên khinh.
+ Công ai nay nhớ, tội ai nay chịu.
+ Luật pháp bất vị thân.
“ Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặt ai “
? Bản thân em tự rèn luyện đức tín chí công vô tư như thế nào ?
1HS : tự trình bày cách rèn luyện.
+ Luôn có thái độ ủng hộ, quí trọng người chí công vô tư.
+ Dám phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
+ Luôn xủ sự công bằng khách quan không thiên vị.
&GV : nhận xét, bổ sung và kết luận
&GV : cho hs đọc câu danh ngôn SGK / 5
&GV : kết luận: Để rèn luyện đức tính chí công vô tư mỗi chúng ta can phải nhận thức đúng đắn, phân biệt được hành vi đúng sai, biêt ủng hộ việc làm chí công vô tư
* Hoạt động 4: Cá nhân.
&GV : cho hs làm bài tập 1,2/ 5-6
1HS : lần lượt trình bày cá nhân
&GV : cho hs nhận xét bài làm của hs và kết luận đưa ra đáp án đúng.
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ.
1/ “ Tô Hiến Thành – một tấm gương về chí công vô tư “
2/ “ Điều mong muốn của Bác “
II/ NỘI DUNG BÀI HỌC.
1/ Khái niệm:
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân.
2/ Ý nghĩa:
- Sống chí công vô tư sẽ đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
- Người sống chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng.
3/ Rèn luyện:
+ Luôn có thái độ ủng hộ, quí trọng người chí công vô tư.
+ Dám phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
+ Luôn xủ sự công bằng khách quan không thiên vị.
III/ BÀI TẬP.
Bài tập 1.
Đáp án đúng : đ, e.
Đáp án sai :a,b,c,d.
Bài tập 2.
- Đáp án đúng : d,đ.
- Đáp án sai :a,b,c
4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố :
(Tổ chức trò chơi tìm biểu hiện)
&GV : tổ chức cho hs tìm biểu hiện của chí công vô tư và không chí công vô tư.
( chia một nữa lớp tìm hiểu chí công vô tư và một nữa lớp tìm hiểu không chí công vô tư.)
? Em hãy nêu ví dụ về lối sống chí công vô tư hoặc không chí công vô tư mà em gặp hằng ngày ?
1HS : trình bày theo lời gợi ý trên bảng theo 2 cột.
Chí công vô tư
Không chí công vô tư
Làm giàu bằng sức lao động chính đáng của mình.
Hiến đất để xây trường.
Chiếm đoạt tài sản của nhà nước.
Lấy của công làm của riêng.
Trù dập người tốt.
&GV : nhận xét và kết luận chốt lại vấn đề cần nắm.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học :
Đối với bài học tiết này :
Học thuộc bài, xem kĩ nội dung SGK.
Hoàn thành các bài tập còn lại ở SGK, STH.
Đối với bài học tiết sau :
- xem trước bài 2 “Tự chủ”/ 6
- Đọc và trả lời trước câu hỏi phần đặt vấn đề.
5/ RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- tiet 1GDCD9.doc