. Thế nào là bình đẳng trong lao động.
- Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, được thể hiện trong các quy định của pháp luật về lao động.
- Pháp luật nước ta thừa nhận quyền bình đẳng cuả công dân trong lao động.
* Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lđ thông qua tìm kiếm việc làm ; bình đẳng giữa người sử dụng lđ và người lđ thông qua HĐLĐ ; bình đẳng giữa lđ nam và lđ nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 9, Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội - Thái Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT TIẾT: 9 Ngày 20 tháng 10 năm 2011
BÀI 4 : QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC
CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ( Tiết 2)
* Ổn định tổ chức.
* Hỏi bài cũ:
Câu hỏi : Em hiểu thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ?
* Dạy bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1
Tìm hiểu khái niệm bình đẳng trong lao động.
( Giáo dục kĩ năng: Tìm kiếm và xử lý thông tin về sự bình đẳng trong lao động)
- Gv : Lao động là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
CH : Tại sao lao động là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân ? Hiện nay quyền và nghĩa vụ lao động của công dân được thể hiện như thế nào ?
CH : Thế nào là bình đẳng trong lao động ?
- Hs: Thảo luận tình huống SGK trang 34.
- Hs: Nêu quan điểm của mình.
Hoạt động 2
Tìm hiểu nội dung bình đẳng trong lao động
( Giáo dục kĩ năng: Hợp tác tìm hiểu nội dung bình đẳng trong lao động)
- Gv: Nêu câu hỏi.
CH: Nếu là chủ doanh nghiệp em có yêu cầu gì khi tuyển dụng lao động? Vì sao ?
CH: Quyền lao động được thực hiện như thế nào ?
CH: Vậy quyền lao động của công dân được thể hiện trên cơ sở nào ?
CH: Thế nào là công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động?
-- Gv: Nêu tình huống có vấn đề để học sinh tìm hiểu.
Ví dụ: Anh A đến công ty may H ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty .... Qua trao đổi từng điều khoản 2 bên đã thoả thuận và đi đến ký kết hợp đồng dài hạn với nội dung như sau:
Công việc anh A làm là tạo mẫu giày.
Thời gian làm việc 8 giờ/ ngày ( không quá 40 giờ/ tuần ).
Thời gian nghỉ : Tết, ốm, lễ.
Tiền lương 1500.000 đ / tháng.
Địa điểm làm việc.
Thời hạn hợp đồng : 5 năm
ĐK an toàn lđ; BHXH
- Gv: Nêu câu hỏi.
CH: Hợp đồng lao động là gì ?
CH: Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với nhau?
CH: Nguyên tắc ký kết hợp lao động.
- Hs: Thảo luận, trả lời.
- Gv: Nhận xét kết luận.
- Gv: Nêu câu hỏi.
Hoạt động 3
Tìm hiểu trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong lao động.
( Giáo dục kĩ năng: Tư duy phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động)
CH: Nhà nước đã có những chính sách và biện pháp nào để đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trong lao động?
- Hs : Trả lời câu hỏi.
- Gv : Kết luận.
2. Bình đẳng trong trong lao động .
a. Thế nào là bình đẳng trong lao động.
- Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, được thể hiện trong các quy định của pháp luật về lao động.
- Pháp luật nước ta thừa nhận quyền bình đẳng cuả công dân trong lao động.
* Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lđ thông qua tìm kiếm việc làm ; bình đẳng giữa người sử dụng lđ và người lđ thông qua HĐLĐ ; bình đẳng giữa lđ nam và lđ nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.
b. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động.
* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
Quyền lao động là quyền của công dân được tự do sử dụng SLĐ của mình trong việc tìm kiếm và lựa chọn việc làm, có quyền làm việc cho bất cứ ai, ở bất cứ nơi nào mà pl không cấm
* Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
- Hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, quyền và nghĩa vụ lao động của mỗi bên trong quan hệ lao động.
- Nguyên tắc: Tự do, tự nguyện, bình đẳng
- Người lao động và người sử dụng lao động cần: Ký kết hợp đồng lao động.
-> Đó là cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của 2 bên.
* Bình đẳng giữa lao động nữ và lao động nam.
- Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm và tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương, trả tiền công...
- Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên
c. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động.
- Mở rộng dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn kinh doanh
- Khuyến khích việc quản lí lao động theo nguyên tắc dân chủ
*Tóm lại: Mọi công dân không phân biệt đối xử đều có quyền bình đẳng trước pháp luật trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động.
File đính kèm:
- TIET 9- Bai4- quyen binh dang cua cd trong 1 so lv cua dsxh.doc