Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 5, Bài 2: Thực hiện luật pháp luật - Thái Thị Bích Ngọc

Tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp luật

( Giáo dục kĩ năng: Tìm kiếm và xử lý thông tin về về vi phạm pháp luật, kỹ năng hợp tác tìm hiểu vi phạm pháp luật).

- Gv: Yêu cầu học sinh đọc tình huống ở SGK .

CH: Theo em vì sao trên thực tế thường xẩy ra các vi phạm pháp luật ?

- Hs: Suy nghĩ trả lời.

- Gv: Tiếp tục nêu câu hỏi.

CH: Căn cứ những dấu hiệu nào chúng ta khẳng định hành vi của bố con A là vi phạm phạm pl ?

 CH: Mọi hành vi vi phạm pháp luật phải có đủ những dấu hiệu cơ bản nào?

CH::Vậy hậu quả do hành vi vi pháp luật gây ra là gì?

CH: Căn cứ vào đâu để xác định người có hay không có năng lực trách nhiệm pháp lí ?

- Hs: Lấy ví dụ làm rõ nội dung trên.

- Gv: Tiếp tục nêu câu hỏi.

 CH: Theo em trong tình huống trên bố con A có lỗi không? Vì sao?

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 5, Bài 2: Thực hiện luật pháp luật - Thái Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT TIẾT: 5 Ngày 17 tháng 09 năm 2011 BÀI 2 : THỰC HIỆN LUẬT PHÁP LUẬT ( TIẾT 2). 1. Ổn định tổ chức . 2. Hỏi bài cũ: Em hãy trình bày khái niệm thực hiện pháp luật? Các hình thức thực hiện pháp luật ? 3.Nội dung bài mới : Trên cơ sở câu trả lời của học sinh , giáo viên khái quát vào nội dung của tiết học. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1 Tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp luật ( Giáo dục kĩ năng: Tìm kiếm và xử lý thông tin về về vi phạm pháp luật, kỹ năng hợp tác tìm hiểu vi phạm pháp luật). - Gv: Yêu cầu học sinh đọc tình huống ở SGK . CH: Theo em vì sao trên thực tế thường xẩy ra các vi phạm pháp luật ? - Hs: Suy nghĩ trả lời. - Gv: Tiếp tục nêu câu hỏi. CH: Căn cứ những dấu hiệu nào chúng ta khẳng định hành vi của bố con A là vi phạm phạm pl ? CH: Mọi hành vi vi phạm pháp luật phải có đủ những dấu hiệu cơ bản nào? CH::Vậy hậu quả do hành vi vi pháp luật gây ra là gì? CH: Căn cứ vào đâu để xác định người có hay không có năng lực trách nhiệm pháp lí ? - Hs: Lấy ví dụ làm rõ nội dung trên. - Gv: Tiếp tục nêu câu hỏi. CH: Theo em trong tình huống trên bố con A có lỗi không? Vì sao? CH: Từ các dấu hiệu trên em hãy rút ra khái niệm vi phạm pháp luật? - Hs: Suy nghĩ trả lời. - Gv: Nhận xét, bổ sung và kết luận. Hoạt động 2 Tìm hiểu về trách nhiệm pháp lý ( Giáo dục kĩ năng: Tìm kiếm và xử lý thông tin về về vi phạm pháp luật, kỹ năng hợp tác tìm hiểu vi phạm pháp luật). - Gv: Cho học sinh nêu ví dụ về vi phạm pháp luật, phân tích ví dụ để rút ra khái niệm trách nhiệm pháp lí. - Gv: Nêu câu hỏi. CH: Trách nhiệm pháp lí là trách nhiệm của ai? CH: Chịu trách nhiệm pháp lí trước ai ? CH: Nội dung của trách nhiệm pháp lý thể hiện như thế nào ? - Hs: Trả lời các câu hỏi trên. - Gv: Nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận. - Gv: Nêu câu hỏi. CH : Vậy mục đích của việc áp dụng các biện pháp cưởng chế đó là gì? CH: Nêu một vài ví dụ minh hoạ ? CH: Vậy việc truy cứu trách nhiệm pháp lý phải tuân theo những yêu cầu nào ? - Hs: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. - Hs: Phân tích và lấy ví dụ về các yêu cầu cơ bản việc truy cứu trách nhiệm pháp lý. - Gv: Kết luận. 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý . a. Vi phạm pháp luật . Nguyên nhân: - Chủ quan. - Khách quan. * Các dấu hiệu vi phạm pháp luật. - Thứ nhất: Là hành vi trái pháp luật. Bểu hiện:+ Hành động( cá nhân, tổ chức làm những việc trái với quy định của pháp luật) +Không hành động(không làm những việc mà theo quy định của pháp luật phải làm). => Gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. - Thứ hai: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Căn cứ : Độ tuổi theo quy định của pl Năng lực chủ thể ( sức khỏe, tâm lí) - Thứ ba: Người vi phạm pháp luật phải có lỗi. Thể hiện : Thái độ của người biết hành vi của mình là trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc không làm. => Từ các dấu hiệu trên, có thể rút ra kết luận : Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. b. Trách nhiệm pháp lý. -> Là trách nhiệm của các chủ thể vi phạm pháp luật . - Chịu trách nhiệm trước nhà nước. - Nội dung của trách nhiệm là nghĩa vụ của họ phải gánh chịu những biện pháp cưởng chế của nhà nước áp dụng. * Khái niệm : - Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. * Mục đích: - Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật. + Buộc họ chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định. + Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt. + Ngăn chặn họ tiếp tục vi phạm pháp luật => Để bảo vệ các trật tự, lợi ích bị xâm phạm, đảm bảo các quan hệ xã hội diễn ra và phát triển đúng hướng - Giáo dục, răn đe người khác để họ tránh, hoặc hạn chế những việc làm trái pháp luật. - Gv : Chốt lại kiến thức cơ bản của bài học KIỂM TRA 15 PHÚT Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) 1.Đề ra trắc nghiệm ở đề in sẵn 2. Đáp án: Đề số 1 Đề số 2 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C D D B D B B Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A B C B D D C Phần II: Tự luận (7 điểm) Đề số 1 Câu hỏi: Theo em nội quy nhà trường có phải là văn bản qui phạm pháp luật không? Đáp án: Yêu cầu học sinh trả lời được cá ý sau: - Nội quy nhà trường không phải là văn bản qui phạm pháp luật. - Vì: + Đó chỉ là những quy định, nội quy chỉ áp dụng cho một trường học. + Không phải do Nhà nước ban hành. + Không phải là quy tắc xử sự chung . + Không mang tính qui phạm phổ biến. Đề số 2 Câu hỏi: Theo em Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có phải là văn bản qui phạm pháp luật không? Đáp án: Yêu cầu học sinh trả lời được cá ý sau: - Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không phải là văn bản qui phạm pháp luật. - Vì: + Đó là quy phạm xã hội chỉ áp dụng cho tố chức của Đoàn. + Không có tính qui phạm phổ biến,

File đính kèm:

  • docTiét 5-Thuc hien phap luat tiet 2.doc
Giáo án liên quan