Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 32, 33: Ngoại khoá giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT - Thái Thị Bích Ngọc

Gv: Cho học sinh hiểu thế nào là kĩ năng sống.

 Kỹ năng sống: là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả.

 - Gv: Nêu một số kĩ năng cần giáo dục cho học sinh .

+ Kỹ năng tự nhận thức về bản thân.

+ Kỹ năng lắng nghe.

+ Kỹ năng ứng phó với căng thẳng, vượt qua thử thách.

 - Cách thức tiến hành: Tìm hiểu từng kĩ năng và trải nghiệm với nhũng kĩ năng đó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 32, 33: Ngoại khoá giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT - Thái Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT:TIẾT 32+ 33 Ngày20 tháng 04 năm 2012 NGOẠI KHOÁ: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân... - Giúp giáo viên rút kinh nghiệm trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGOẠI KHOÁ. - Giáo viên nêu một số câu hỏi, tình huống và yêu cầu học sinh trả lời. - Học sinh tiến hành trải nghiệm - Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức. 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh một số yêu cầu khi tiến hành. 3. Nội dung ngoại khoá. Tiết 1 - Gv: Cho học sinh hiểu thế nào là kĩ năng sống. Kỹ năng sống: là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. - Gv: Nêu một số kĩ năng cần giáo dục cho học sinh . + Kỹ năng tự nhận thức về bản thân. + Kỹ năng lắng nghe. + Kỹ năng ứng phó với căng thẳng, vượt qua thử thách. - Cách thức tiến hành: Tìm hiểu từng kĩ năng và trải nghiệm với nhũng kĩ năng đó. 1. Nhận thức bản thân: Tôi là ai? Tôi là người như thể nào? Ba phẩm chất? Ba điểm mạnh?(Sở trường) Ba điều tự hào nhất về bản thân? Ba điều chưa thực sự hài lòng? Ba điều mong muốn đạt được? CH: Hãy nghĩ về người nào đó mà bạn khâm phục. Viết ra những phẩm chất của người đó. CH: Hãy viết ra những phẩm chất mà bạn khâm phục ở người bạn của mình. CH: Viết ra 5 phẩm chất quan trọng nhất đối với bạn - 5 phẩm chất quan trọng mà bạn cho rằng một người cần phải có. CH: Người ta nói rằng bạn ngưỡng mộ phẩm chất nào thì phẩm chất đó thực sự là của bạn. Hãy viết ra 5 đức tính tốt mà bạn có => Nhận thức là kĩ năng sống cần thiết cảu con người. CH: Nhận th bản thân nhức đúng về bản thân có ý nghĩa ntn? Có ý nghĩa giúp con người hoàn thiện bản thân. CH: Vậy làm thế nào để hoàn thiện bản thân mình? * Muốn hoàn thiện bản thân cần: - Tự nhận thức đúng về mình. - Lập kế hoạch phấn đấu. - Xác định rõ biện pháp cần thiết để thực hiện. - Xác định những thuận lợ và khó khăn gặp phải trong cuộc sống, trong quá trình thực hiện. - Xác định được những người có thể tin cậy, có thể giúp đỡ được mình. - Có quyết tâm cao để thực hiện... => Giáo viên cho học sinh liên hệ và tự nhận thức về bản thân... 2. Kỹ năng lắng nghe. * Bước 1: Yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi sau: CH: Thế giới sẽ thế nào nếu mọi người lắng nghe nhau? CH: Người thân của bạn sẽ khác đi thế nào khi bạn lắng nghe họ nhiều hơn? CH: Bạn thực sự lắng nghe được bao nhiêu % khi người khác nói chuyện với bạn? => Trung bình chúng ta chỉ nghe được từ 25% đến 50% những điều người khác nói với chúng ta. * Bước 1: Giáo viên cho học sinh trải nghiệm. - Học sinh trải nghiệm về vấn đề nào đó đang diễn ra liên quan đến các em ( VD: vấn đề bạo lực học đường, vấn đề thiếu trung thực trong cuộc sống hay như vấn đề tình bạn, tình yêu học trò...) Người thứ 1 Người thứ 1 Người thứ 1 Vòng 1 Người nói Người nghe Người quan sat Vòng 2 Người quan sat Người nói Người nghe Vòng 3 Người nghe Người quan sat Người nói CH: Lắng nghe sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân? => Lắng nghe người đối thoại một cách tích cực nhằm giao tiếp có hiệu quả. CH: Vậy nghe và lắng nghe có gì khác nhau? - Nghe là hiện tượng tự nhiên khi cơ quan thính giác của một người phản xạ lại bất kỳ một âm thanh nào mà nó bắt gặp được. - Lắng nghe là chú ý những âm thanh lọt vào tai, là sự cảm nhận qua quan sát, đồng cảm. CH: Vì sao phải lắng nghe? CH: Lắng nghe để làm gì? - Để thu thập thông tin - Để hiểu rõ đối tượng - Để thu hút đối tượng vào cuộc trao đổi CH: Lắng nghe như thế nào? * 5 quy tắc cần luyện tập để lắng nghe tốt Tập trung vào những ý chính người nói đang trình bày, không để suy nghĩ bị phân tán bởi những chi tiết phụ. Lắng nghe, suy nghĩ và phân tích những sự kiện để có thể đoán trước được những ý của người nói sắp trình bày. Phân biệt rõ những sự kiện và cảm xúc của người nói đang diễn đạt có ăn khớp với nhau không Đánh giá toàn bộ vấn đề (Sự kiện nêu ra có hợp lý không? Có sức thuyết phục không?) Vừa lắng nghe, vừa nhìn thẳng vào người đối diện, đồng thời bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ của bạn với vấn đề đang trình bày. CH: Vậy những gì nên và không nên khi lắng nghe? Nên Không nên 1.Nhìn người nói. Khoanh tay. 2. Có Ngôn ngữ cử chỉ hợp lý. Đưa ra nhiều lời khuyên. 3. Lắng nghe bằng trái tim. Khiển trách 4. Nghe đầy đủ. Ngắt lời 5. Lặp lại đôi chút những điều người Ngáp hay tỏ ra thờ ơ nói nói. “Vậy, chị cảm thấy .” . 6. Đặt chân của mình vào đôi giầy của người nói. => Giáo viên khái quát lại một số vấn đề cần lưu ý cho học sinh ... Tiết 2 3. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng, vượt qua thử thách - Gv: Đưa ra một tình huống bất hoà giũa hai học sinh, cho học sinh giải quyết bất hoà đó dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Tình huống : Học sinh A đi chơi nhà bạn, bị một nhóm thanh niên địa phương chặn đánh, trong đó có B là học sinh cùng trường. Hôm sau đến trường, A gọi B lại “nói chuyện”, nhưng B bỏ đi. A rất tức giận và mâu thuẫn của hai bạn tiếp tục diễn ra và ngày càng trầm trọng hơn. CH: Vậy làm thế nào để giải quyết bất hoà đó? * Các bước giải quyết bất hòa Em cảm thấy như thế nào khi việc đó xảy ra? Em muốn dừng lại chuyện gì? Thay vào đó, em muốn người kia làm gì? Em có thể làm điều đó không? - GV: Khen ngợi vì những phẩm chất mà học sinh đã thể hiện trong quá trình hòa giải. - Gv: Tổ chức cho học sinh trải nghiệm ( thông qua một số trò chơi). - Thổi bóng bay ( yêu cầu thổi to hết cỡ nhưng không được vỡ...) - Hai học sinh kẹp bóng vào đầu đi đến đích trong thời gian nhanh nhất... - Cho học sinh dẫm chân không lên một đống ghạch vụn( nhọn)... 4. Kỹ năng giao tiếp. + Trong cuộc đời mỗi con người, giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó là khởi điểm của mọi mối quan hệ : Tình cảm, giao lưu, học hành, công việc, làm ăn... * Lưu ý: Để giao tiếp thành công các em cần chuẩn bị tốt những vấn đề sau: - Tìm kiếm những thông tin cần thiết – "nhận dạng" đối tượng: + Cần có được những thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời của đối tác qua mọi nguồn cung cấp có thể + Phân tích, sàng lọc, lựa chọn, đánh giá... - Chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ (phía Bạn): + Nội dung trao đổi: Vấn đề gì? Trọng tâm? Trọng điểm? Nội dung cơ bản cốt lõi? Điểm nhấn? Thời gian, địa điểm thuận lợi? Thời lượng gặp gỡ? + Dự kiến thời lượng cho cuộc gặp: - Sử dung ngôn ngữ trong giao tiếp: + Ngôn ngữ bằng lời (tiếng nói) : + Ngôn ngữ hình thể (hành động) : Hãy chú ý các động tác: bắt tay, vị trí, y phục, cử chỉ, thái độ, ánh mắt, nụ cười. * Giáo viên cho học sinh trải nghiệm - Gv: Đưa ra cho học sinh một số từ: 1. Yêu 2. Tôn trọng 3 Cảm thông 4. Khâm phục... - Yêu cầu học sinh sử dụng ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ hình thể để bày tỏ thái độ của mình. - Gv: Nhận xét và làm mẫu một số từ ... - Gv: Cho học sinh tham gia hoạt động tập thể ( hát tập thể, trò chơi tập thể...) 4: Cũng cố: Chốt lại những vấn đề cơ bản, giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm trong việc thực rèn luyện kỹ năng sống) 5. Dặn dò: Học bài chuẩn bị cho tiết ôn tập tuần sau.

File đính kèm:

  • docTIET 32- Ngoai khoa.doc
Giáo án liên quan