2- d. Nội dung của pháp luật về bảo vệ môi trường.
-Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
- Để bảo vệ TNTNMT Nhà nước đã ban hành một hệ thống các văn bản như:
+ Luật bảo vệ môi trường
+ Luật bảo vệ và phát triển rừng
+ Luật thuỷ sản
+ Luật tài nguyên nước
- Nguyên tắc:
+ Bảo vệ môi trường phải gắn với sự phát triển kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước.
+ Phải phù hợp với đặc điểm quy luật tự nhiên
- Các hoạt động bảo vệ môi trường chủ yếu:
+ Bảo tồn và sử dụng hợp lí TNTN
+ Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất
- > Trong đó bảo vệ rừng là quan trọng nhất vì rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có giá trị kinh tế đối với nền kinh tế quốc dân.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 31, Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước - Thái Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT: TIẾT 31 Ngày29 tháng 3 năm 2012
BÀI 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC
1. Ổn định tổ chức .
2. Hỏi bài củ :
Câu hỏi : Nội dung cơ bản của pháp luật đối với sự phát triển văn hoá?.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung chính
Hoạt động 1
Tìm hiểu nội dung của pháp luật về bảo vệ môi trường
( Giáo dục kĩ năng: tìm kiếm và xử lí thông tin về bảo vệ môi trường).
- Gv: Nêu câu hỏi định hướng cho học sinh.
CH: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có nhiệm vụ ntn trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội? Vì sao ?
CH : Để bảo vệ TNTNMT Nhà nước đã làm gì?
CH: Nguyên tắc của việc bảo vệ TNTNMT là gì?
CH:Em hãy nêu các hoạt động bảo vệ môi trường chủ yếu ở nước ta hiện nay?
CH:Nhà nước đã có những quy định ntn đối với những hành vi vi phạm đến TNMT?
Hoạt động 2
Tìm hiểu nội dung của pháp luật quốc phòng an ninh
( Giáo dục kĩ năng: Hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông tin, liên hệ bản thân tìm hiểu nội dung về quốc phòng an ninh ).
CH: Là học sinh em thấy mình cần có trách nhiệm ntn đối với việc bảo vệ TNMT?
- Hs: Trả lời các câu hỏi.
- Gv: Kết luận.
- Gv: Nêu câu hỏi.
CH: Để tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh nhà nước cần phải làm gì?
CH :Nguyên tắc của việc bảo vệ Quốc phòng, An ninh là gì ?
CH :Pháp luật quy định nhiệm vụ bảo vệ Quốc phòng, An ninh là nhiệm vụ của ai ? Trong đó lực lượng nào là nòng cốt ?
- Hs: Trả lời các câu hỏi.
- Gv: Kết luận.
2- d. Nội dung của pháp luật về bảo vệ môi trường.
-Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
- Để bảo vệ TNTNMT Nhà nước đã ban hành một hệ thống các văn bản như:
+ Luật bảo vệ môi trường
+ Luật bảo vệ và phát triển rừng
+ Luật thuỷ sản
+ Luật tài nguyên nước
- Nguyên tắc:
+ Bảo vệ môi trường phải gắn với sự phát triển kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước.
+ Phải phù hợp với đặc điểm quy luật tự nhiên
- Các hoạt động bảo vệ môi trường chủ yếu:
+ Bảo tồn và sử dụng hợp lí TNTN
+ Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất
- > Trong đó bảo vệ rừng là quan trọng nhất vì rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có giá trị kinh tế đối với nền kinh tế quốc dân.
*Pháp luật cấm các trường hợp sau:
- Khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Các hành vi khai thác đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ huỷ diệt.
- Người có hành vi vi phạm cuác quy định của pháp luật thì tuỳ theo mức độ, tính chất để áp dụng hình phạt.
- Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Tóm lại: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước, là quyền và trách nhiệm của mỗi công dân.
e. Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh.
-Nhà nước ban hành các văn bản páhp luật : Luật quốc phòng, luật an ninh quốc gia...
* Nguyên tắc :
+ Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế- xã hội với tăng cường quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia.
+ Phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng và đối ngoại...
* Pháp luật quy định : Đây là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
*Tóm lại:Bảo vệ Tổ Quốc là nhiệm vụ thiêng liêng và quyền cao quý cảu công dân.
4. Củng cố, luyện tập.
- Gv: Cho học sinh hệ thống hoá toàn bài
- Gv : Chốt lại các kiến thức cơ bản học sinh cần nắm trong bài.
- Hs: Làm bài tập số 14 để củng cố kiến thức cơ bản của bài.
5. Dặn dò và hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà.
- Hs: Làm bài tập còn lại trang 93, 94 và nghiên cứu bài mới.
KIỂM TRA 15 PHÚT
Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi trong tình huống sau:
Tình huống: Một nhà máy thải chất thải từ sản xuất chưa được xử lí xuống dòng sông gần nhà máy. Việc làm trái pháp luật này đã bị thanh tra môi trường tỉnh lập biên bản xử phạt. Đồng thời, cơ quan thanh tra tuyên bố, nếu nhà máy không có ngay hệ thống xử lí chất thải thì sẽ bị đóng của.
Câu hỏi: Việc làm của nhà máy có vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không? Vì sao?
Trả lời: Yêu cầu học sinh trả lời được:
Khoản 5 Điều 7 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: nghiêm cấm chất thải chưa được xử lí vào môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước. Vì thế, việc làm của nhà máy là trái pháp luật, có thể bị xử phạt tiền và còn có thể bị đóng cửa, cấm hoạt động....
File đính kèm:
- TIET 31- Phap luat voi su phat trien ben vung cua dat nuoc. doc.doc