1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi kiểm tra bài cũ
Trong các tình huống sau tình huống nào thì chúng ta sử dụng quyền khiếu nại, tình huống nào thì chúng ta sử dụng quyền tố cáo:
A. Phát hiện công ti A xả nước thải gây ô nhiễm môi trường
B. Bị xử phạt hành chính mà không rõ lí do
C. Công nhân bị sa thải mà không rõ lí do
D. Phát hiện ra người trộm cắp tài sản
Đáp án:
Tố cáo: A, D
Khiếu nại: B, C
1. Giảng bài mới
Đặt vấn đề: Cho học sinh xem một số hình ảnh liên quan đến quyền học tập và sáng tạo của công dân và đặt câu hỏi: Những hình ảnh mà các em vừa quan sát nói về những quyền gì của công dân?
Học sinh suy nghĩ và trả lời
Giáo viên kết luận: Những hình ảnh mà các em vừa xem nói về quyền học tập và sáng tạo của công dân. Vậy quyền học tập và sáng tạo của công dân là gì? Chúng ta thực hiện quyền học tập và sáng tạo của mình như thế nào? Có những nội dung nào? Tiết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 23, Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân - Nguyễn Thế Hệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thế Hệ
Tổ Xã hội - Trường THPT Nam Duyên Hà
Bài 8
PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
I. Mục tiêu
Học xong tiết này học sinh đạt được:
1. Về kiến thức
Hiểu được khái niệm, nội dung quyền học tập và sáng tạo của công dân
2. Về kĩ năng
Biết thực hiện quyền học tập, sáng tạo của công dân theo quy định của pháp luật
3. Về thái độ
- Có ý chí vươn lên trong học tập, sáng tạo để trở thành công dân có ích cho đất nước trong thời đại mới
- Tôn trọng quyền học tập, sáng tạo của mọi người
II. Phương pháp, hình thức
Phương pháp
Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
Hình thức
Lên lớp tập trung
III. Tài liệu, phương tiện
SGK, SGV, Hiến pháp 1992, Luật Giáo dục 2005, tranh ảnh, băng hình, máy chiếu
IV. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi kiểm tra bài cũ
Trong các tình huống sau tình huống nào thì chúng ta sử dụng quyền khiếu nại, tình huống nào thì chúng ta sử dụng quyền tố cáo:
Phát hiện công ti A xả nước thải gây ô nhiễm môi trường
Bị xử phạt hành chính mà không rõ lí do
Công nhân bị sa thải mà không rõ lí do
Phát hiện ra người trộm cắp tài sản
Đáp án:
Tố cáo: A, D
Khiếu nại: B, C
Giảng bài mới
Đặt vấn đề: Cho học sinh xem một số hình ảnh liên quan đến quyền học tập và sáng tạo của công dân và đặt câu hỏi: Những hình ảnh mà các em vừa quan sát nói về những quyền gì của công dân?
Học sinh suy nghĩ và trả lời
Giáo viên kết luận: Những hình ảnh mà các em vừa xem nói về quyền học tập và sáng tạo của công dân. Vậy quyền học tập và sáng tạo của công dân là gì? Chúng ta thực hiện quyền học tập và sáng tạo của mình như thế nào? Có những nội dung nào? Tiết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
Quyền học tập của công dân
* Khái niệm quyền học tập của công dân
GV đặt câu hỏi tình huống
Tình huống
Ở một số vùng núi xa xôi nhiều gia đình chỉ cho con học hết lớp 2, lớp 3 rồi thôi. Chính quyền và giáo viên đến vận động mãi mới có học sinh đến lớp. Lí do họ đưa ra thật đơn giản: “đi làm rẫy thì cần gì phải học, biết cái chữ là được rồi!” Vì thế nhiều bạn muốn đi học lắm nhưng không được đi học vì còn phải đi làm nương rẫy hoặc kiếm củi.
Em có suy nghĩ gì về tình huống trên? Việc cản trở trẻ em học tập có phù hợp với pháp luật không? Hậu quả của tình trạng trên?
Học sinh thảo luận tình huống
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
Cả lớp tranh luận, bổ sung ý kiến
Giáo viên kết luận thống nhất ý kiến
Đây là lí do không thuyết phục, việc cản trở trẻ em đi học là vi phạm pháp luật. Đây cũng chính là lí do dẫn đến sự nghèo nàn lạc hậu ở miền núi.
Học tập là vô cùng quan trọng. Giáo viên đặt câu hỏi: Vậy học tập là gì? Học tập có vai trò như thế nào?
Học sinh suy nghĩ và trả lời nhanh câu hỏi
Giáo viên kết luận
Học tập là quá trình thu nhận kiến thức và áp dụng vào việc làm, vào thực tế
Học tập có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Có học thì chúng ta mới mở rộng tầm nhìn, mở mang kiến thức,mới có tri thức để làm chủ cuộc đời mình và đóng góp cho đất nước.
GV trình chiếu cho học sinh quan sát một số bức tranh và câu danh ngôn nói về vai trò của học tập
GV tiếp tục chiếu 1 số hình ảnh về đất nước Nhật Bản và đặt câu hỏi: Đây là hình ảnh của đất nước nào?
Học sinh trả lời
GV Đó là là hình ảnh của Nhật Bản
GV đặt câu hỏi: Từ một nước bị thất bại nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ II, rất ít tài nguyên thiên nhiên,thường xuyên bị thiên tai tàn phá tại sao Nhật Bản lai có thể phát triển mạnh mẽ và trở thành một siêu cường như hiện nay?
Hs trả lời nhanh câu hỏi này
GV kết luận: Có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó nguyên nhân cơ bản và quan trọng đó là chất lựơng nguồn nhân lực ở Nhật Bản rất cao
Chính vì học tập có vai trò quan trọng như vậy nên Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề giáo dục. Quyền học tập của công dân được quy định trong Hiến pháp và cụ thể hoá trong Luật Giáo dục
GV chiếu 1 số hình ảnh về Hiến pháp và Luật Giáo dục
GV đặt câu hỏi: Vậy quyền học tập của công dân là gì?
HS trả lời
GV kết luận
Học tập là một trong các quyền cơ bản của con người. Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.
Nội dung quyền học tâp của công dân
- GV cho học sinh xem một số hình ảnh về công dân thực hiện quyền học không hạn chế ở tất cả các cấp học và lưu ý việc học là không hạn chế nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật về giáo dục
VD Để trở thành học sinh trường THPT Bắc Duyên Hà các em phải trải qua kì thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi đỗ
Học sinh nghiên cứu tình huống sau:
An sau khi không thi đỗ vào Đại học đã tỏ ra bi quan, chán nản và cho rằng mình không còn cơ hội học tập nữa quyền học tập của mình chấm dứt từ đây.
Em có nhận xét gì về cách nghĩ của An? Đại học có phải là con đường duy nhất?
HS thảo luận và trả lời
GV kết luận
Đó là cách nghĩ sai lầm, An có thể có nhiều cách khác nhau để thực hiện quyền học tập của mình. Đại học không phải là con đường duy nhất. Có rất nhiều người rất thành đạt mà không học đại học
GV chiếu hình ảnh của Bill Gate
GV đặt tiếp câu hỏi:
Sau khi tốt nghiệp THPT em dự định sẽ thực quyền học tập của mình như thế nào? Nếu chẳng may em không tốt nghiệp THPT em sẽ thực hiện quyền học tập của mình như thế nào?
GV dựa vào câu trả lời của học sinh để kết luận
GV nêu tình huống:
Thảo là một bạn nữ rất thích khám phá, sửa chữa đồ điện, điện tử và tỏ ra rất có năng khiếu. Bạn có dự định sẽ thi vào trường ĐH Bách Khoa Hà Nội khoa Điện nhưng bố mẹ bạn không đồng ý vì cho rằng bạn là con gái thì không phù hợp với nghề đó.
Em cho biết quan điểm của mình?
HS thảo luận
GV kết luận
Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình. Trong tình huổng trên sẽ thật đáng buồn nếu Thảo phải học và làm công việc mà mình không thích, chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không thể cao được.
GV chiếu hình ảnh một số trường học với một số ngành nghề
Công dân có thể học thường xuyên học suốt đời
GV cho học sinh xem những tranh ảnh về việc học thường xuyên, học suốt đời
GV cho học sinh xem nhưng bức tranh về học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người tàn tật đang thực hiện quyền học tập và kết luận
Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. Không có sự phân biệt đối xử nào.
Học sinh làm bài tập củng cố đơn vị kiến thức 1
Nối 2 cột sau cho phù hợp
1. Quyền học không hạn chế
A. CD có quyền học từ tiểu học đến trung học, đại học và sau đại học
2. Quyền học bất cứ ngành nghề nào
B. CD có quyền học phù hợp với năng khiếu, sở thích, khả năng của mình
3 Quyền học thường xuyên, học suốt đời
C.Học ngành y để trở thành bác sĩ
4. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
D.Phấn đấu học cao học để lấy bằng thạc sĩ
E.Học bằng nhiều hình thức khác nhau, ở các loại trường khác nhau
F. Học không bị phân biệt bởi giới tính, địa vị, dân tộc, tôn giáo
Đáp án: 1:A,D; 2 B,C; 3 E; 4 F
GV cho học sinh xem Video Clip và đặt câu hỏi chuyển ý: Qua 2 Clip trên em có nhận xét gì? chuyển ý
Quyền sáng tạo của công dân
Khái niệm quyền sáng tạo của công dân
Cũng như ở các nước trên thế giới Việt Nam hoạt động sáng tạo của con người được pháp luật thừa nhận, mọi công dân đều có quyền sáng tạo
Quyền sáng tạo của công dân được quy định trong Hiến pháp và Pháp luật
Giáo viên chiếu một số hình ảnh về một số luật về sở hữu trí tuệ, luật bản quyền.
Sự sáng tạo của công dân có vai trò rất lớn đối với con người và xã hội loài người
GV đặt câu hỏi: Em hãy kể 1số tấm gương về phát huy quyền sáng tạo của công dân mà em biết?
HS trả lời
GV chiếu hình ảnh của “thần đèn” Ngyễn Cẩm Luỹ và nông dân Nguyễn Ngọc Sơn ở Mỏ Cày Bến Tre và nhận xét. Ở Việt Nam quyền sáng tạo của công dân được pháp luật quy định và mọi người thực hiện quyền này tạo nên rất nhiều hiệu quả, từ những người nông dân bình thường học vấn thấp đến những người có học vấn cao.
* Nội dung
IV. Củng cố
Bài tập:
1. Vì phải đi làm nên anh An nâng cao trình độ bằng cách học ĐH tại chức. Việc làm này của anh An là thực hiện quyền:
Quyền sáng tạo
Quyền học tập
Quyền tồn tại
Đáp án: B
2. “Thần Đèn” Nguyễn Cẩm Luỹ tìm cách di chuyển cả toà nhà là thực hiên quyền:
Quyền học tập
Quyền tồn tại
Quyền sáng tạo
Đáp án: C
V. Dặn dò
Học sinh về học bài, làm bài tập 1,2,3 trang 91, 92 SGK và chuẩn bị bài mới.
1.Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
a)Quyền học tập của công dân
* Khái niệm quyền học tập của công dân
Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.
*Nội dung quyền học tâp của công dân
- Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế
- Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.
- Công dân có thể học thường xuyên học suốt đời
- Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
b) Quyền sáng tạo của công dân
* Khái niệm quyền sáng tạo của công dân
Quyền sáng tạo là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi,suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Khuyến khích tự do sáng tạo, ứng dụng KHKT và công nghệ phổ biến các tác phẩm và công trình KH, VHNT
- Luôn bảo vệ quyền sáng tạo của công dân, xử lí nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền sáng tạo của công dân
File đính kèm:
- bai 8 phap luat voi su phat trien cua cong dan.doc