* Hoạt động 1
- GV: Nêu câu hỏi đàm thoại:
* Có thể tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được người đó đồng ý hay không?
- HS: Trao đổi, bổ xung ý kiến.
- GV kết luận:
Về nguyên tắc, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó cho phép. Tự tiện vào chỗ ở của người khác là vi phạm pháp luật, tuỳ theo mức độ vi phạm khác nhau mà có thể bị xử lí theo pháp luật.
* Có khi nào pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân không? Đó là những trường hợp nào?
- HS: Trao đổi, bổ xung ý kiến.
- GV kết luận:
PL cho phép khám chỗ ở của một người trong hai trường hợp:
+ Khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật liên quan đến vụ án.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 14 - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiếp) - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Niêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14. Soạn ngày:10/11/2011.
Bài 6 ( tiếp)
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
1. Em hiểu thế nào là quyền không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác? Theo em, vì sao các quyền trên phải được qui định trong hiến pháp?
2. Ý nghĩa quyền không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác ?
3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1
- GV: Nêu câu hỏi đàm thoại:
* Có thể tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được người đó đồng ý hay không?
- HS: Trao đổi, bổ xung ý kiến.
- GV kết luận:
Về nguyên tắc, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó cho phép. Tự tiện vào chỗ ở của người khác là vi phạm pháp luật, tuỳ theo mức độ vi phạm khác nhau mà có thể bị xử lí theo pháp luật.
* Có khi nào pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân không? Đó là những trường hợp nào?
- HS: Trao đổi, bổ xung ý kiến.
- GV kết luận:
PL cho phép khám chỗ ở của một người trong hai trường hợp:
+ Khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật liên quan đến vụ án.
+ Khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẫn tránh ở đó.
Trong cả hai trường hợp được phép khám xét chỗ hoặc nơi làm việc của công dân thì việc khám xét cũng phải theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật:
- Chỉ được tiến hành trong trường hợp thật cần thiết và chỉ những người do pháp luật quy định thuộc Viện Kiểm sát, Toà án nhân dân, Cơ quan điều tra mới có thẩm quyền ra lệnh khám.
- Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt chủ nhà hoặc người đã thành niên trong gia đình, có đại diện của chinh quyền xã (phường, thị trấn) và người láng giềng chứng kiến. Không được khám vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lí do vào biên bản.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về bài tập tình huống trong SGK:
Ông A mất một chiếc quạt điện. Do nghi ngờ con ông B lấy trộm nên ông A yêu cầu ông B cho vào nhà khám xét. Ong B không đồng ý nhưng ông A cùng con trai cứ tự tiện xông vào nhà để khám. Theo em, hành vi của bố con ông A có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của CD hay không? Giải thích vì sao?
- HS: Trao đổi, bổ xung ý kiến.
- GV kết luận:
Hành vi của bố con ông A đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, vì:
+ Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của PL thuộc TA, Viện Kiểm sát, Cơ quan điều tra mới có thẩm quyền khám chỗ ở của CD. Bố con ông A không có thẩm quyến này.
+ Việc khám xét phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục (như hướng dẫn trên đây), mà không được tự tiện xông vào nhà để khám.
GV giúp HS hiểu ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
* Hoạt động 2
Thảo luận nhóm:
- GV: - Thế nào là bí mật, an toàn thư tín của công dân?
- Thế nào là quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín?
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, bổ sung ý kiến cho nhau.
- HS: Trao đổi, bổ xung ý kiến.
- GV kết luận:
+ Thư tín, điện thoại, điện tín là phương tiện sinh hoạt thuộc đời sống tinh thần của mỗi con người, thuộc bí mật đời tư của cá nhân, cần phải được bảo đảm an toàn và bí mật.
* Hoạt động 3
Thảo luận nhóm:
* Kẻ bảng, phân biệt quyền tự do ngôn luận trực tiếp và tự do ngôn luận gián tiếp.
* Trả lời câu hỏi: Là HS phổ thông, em đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình ở trường, lớp như thế nào?
- HS: Trao đổi, bổ xung ý kiến.
- GV kết luận:
c) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
* Thế nào là
Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
* Nội dung:
Về nguyên tắc, không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác.Tuy nhiên, pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện (ví dụ: gậy gộc, dao, búa, rìu, súng,) để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
Trường hợp thứ hai, việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẫn tránh ở đó.
* Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
(HS đọc thêm sgk.)
d) Quyền được bảo đảm an
toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín
Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác; những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân.
Chỉ có những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm sóat thư, điện thọai, điện tín của người khác.
Quyền được bảo đảm an tòan và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín là điều kiện cần thiết để bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội. Trên cơ sở quyền này, công dân có một đời sống tinh thần thoải mái mà không ai được tùy tiện xâm phạm tới.
4. Củng cố – Hệ thống bài
Các quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân; Quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; Quyền tự do ngôn luận.
5. Hướng dẫn về nhà
Đọc phần tiếp theo SGK.
File đính kèm:
- Tiet14 CD12.doc