Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Đức Toàn

Quyền tự do cơ bản của công dân là giá trị nhân văn to lớn của xã hội loài người và mang tính lịch sử đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Đây là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân loại tiến bộ, mà bước ngoặt đánh dấu bằng cuộc cách mạng Tư sản Dân quyền ở nước Pháp năm 1789. Ở nước ta Nhà nước thừa nhận các quyền tự do cơ bản và nó được ghi nhận trong Hiến pháp, luật cơ bản của Nhà nước. Các quyền tự do cơ bản đó là gì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Đức Toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đức Toàn Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thanh Loan Ngày soạn: 17/11/2009 Ngày giảng: 25/11/2009 Lớp: 12 A1 Bài 6: (tiết 1) CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN I – MỤC TIÊU BÀI HỌC: Về kiến thức: - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 2. Về kỹ năng - Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm về thân thể. - Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác. 3. Về thái độ - Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác. - Biết phê phán các hành vi xâm phạm về thân thể của người khác. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC Khái niệm, nội dung và ý nghĩa về quyền bât khả xâm phạm về thân thể của công dân. III – PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN Về phương pháp Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề. Về phương tiện - SGK, SGV GDCD lớp 12 - Một số văn bản pháp luật của Nhà nước. IV – TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BÀI GIẢNG Ổn định Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Thế nào là quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Thực hiện bình đẳng giữa các tôn giáo có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bài tập 6 ( Tr 53 – SGK) Bài mới: Quyền tự do cơ bản của công dân là giá trị nhân văn to lớn của xã hội loài người và mang tính lịch sử đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Đây là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân loại tiến bộ, mà bước ngoặt đánh dấu bằng cuộc cách mạng Tư sản Dân quyền ở nước Pháp năm 1789. Ở nước ta Nhà nước thừa nhận các quyền tự do cơ bản và nó được ghi nhận trong Hiến pháp, luật cơ bản của Nhà nước. Các quyền tự do cơ bản đó là gì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: Trong chế độ phong kiến quyền công dân được thể hiện như thế nào? - HS: Trả lời: - GV: Nhận xét và kết luận Trong chế độ phong kiến quyền công dân bị bó buộc. VD: Người phụ nữ “Tam tòng tứ đức” - GV: Vậy ngày nay quyền công dân được thể hiện như thế nào? - HS: Trả lời - GV: Kết luận Như bài 4 chúng ta đã học thì ngày nay Đảng và Nhà nước ta có chính sách để mọi công dân phát huy khả năng của mình. Vậy theo các em ở nước ta công dân đang có những quyền cơ bản nào? - HS: Trả lời - GV: Nhận xét và kết luận Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tự do tinh thần, tự do lao động, tự do sáng tác văn học – nghệ thuật. => Những quyền trên đây gọi là quyền cơ bản của công dân. - GV: Chuyển ý Trong bài học này, chúng ta không tìm hiểu tất cả các quyền tự do cơ bản của công dân, mà chỉ tìm hiểu một số quyền tự đo cơ bản quan trọng đầu tiên đối với mỗi công dân. - GV: Đưa tình huống Hai HS lớp 12 cãi nhau to tiếng ngoài đường, bị cảnh sát trật tự bắt giam trong thời gian hai tiếng. Theo em hành vi của cảnh sát trật tự là đúng hay là sai? Tại sao? - HS: Trả lời - GV: Nhận xét và kết luận. Theo quy định tại điều 43, 45 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008), hành vi này của cảnh sát trật tự là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, vì cảnh sát không có quyền này và hành vi cãi nhau chưa phải đến mức phải bắt giam. - GV: Kết luận Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân vậy nội dung của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là gì? Chúng ta chuyển sang ý thứ 2. - GV: Theo em có phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người không? - HS: Trả lời - GV: Nhận xét và kết luận. - GV: Theo em ai, cơ quan nào có thẩm quyền bắt người trong trường hợp cần thiết và giam giữ người? - HS: Trả lời - GV: Nhận xét và kết luận. - GV: Có khi nào pháp luật cho phép bắt người không? - HS: Trả lời - GV: Nhận xét và lấy ví dụ Thông tin: Ở Hà Nội: Bắt nhanh kẻ lừa đảo 95 nghìn USD. Đối tượng lừa đảo là Nguyễn Huy Hoàng sinh năn 1977, trú tại 48 Lãn Ông, phường Hàng Bồ, Hà Nội. - GV: Kết luận + Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng. + Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm. + Khi có dấu vết. - GV: Lưu ý + Người đang bị truy nã là người đang có lệnh truy nã của cơ quan điều tra, Tòa án, VKS, khi đó ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an. - GV: Kết luận và chuyển ý Qua nội dung và các trường hợp bắt người chúng ta thấy được ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm là gì? - HS: Trả lời - GV: Nhận xét và kết luận. 1. Khái niệm quyền tự do cơ bản của công dân. - Các quyền này được gọi là quyền cơ bản của công dân vì: + Nó quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân. + Nó được ghi nhận trong Hiến pháp – luật cơ bản của Nhà nước. 2. Các quyền tự do cơ bản của công dân. a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Điều 71 Hiến pháp năm 1992 ghi nhận: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. * Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. - Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lý do không chính đáng, do nghi ngờ không có căn cứ, tự tiện bắt, giam giữ người trái pháp luật. - Cán bộ Nhà nước có thẩm quyền thuộc cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam, giữ người, nhưng phải theo đúng trình tự. - Pháp luật quy định rõ có 3 trường hợp bắt, giam, giữ người theo quy định của pháp luật. + Trường hơp 1: Bắt người chỉ tiến hành khi có quyết định của Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, Tòa án. + TH2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp.. Việc bắt người khẩn cấp cũng cần phải có phê chuẩn của VKS. + TH3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. * Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. - Là quyền quan trọng nhất, liên quan đến quyền được sống, liên quan đến hoạt động của cơ quan Nhà nước, mối quan hệ Nhà nước và công dân. - Ngăn chặn hành vi bắt, giam, giữ người trái pháp luật. - Bảo vệ quyền con người, người công dân được sống trong một xã hội công bằng, văn minh. V – CỦNG CỐ - HS làm bài tập sau: Suy nghĩ của bản thân em khi học quyền này? - GV kết luận tiết 1 Đối với mỗi công dân, quyền bất khả xâm phạm thân thể là quan trọng nhất, được ghi nhận tại điều 71 Hiến pháp 1992. Để giữ gìn trật tự, an ninh, để điều tra tội phạm, để nhăn chặn tội phạm, pháp luật đã có những quy định cho phép bắt, giam, giữ người theo đúng pháp luật. VI – DẶN DÒ - Về nhà học bài và làm bài 9 SGK - Đọc phần tiếp theo của bài. VII – RÚT KINH NGHIỆM. Hải Dương, ngày 19/ 11/2009 Xét duyệt của giáo viên hướng dẫn Nguyễn Đức Toàn.

File đính kèm:

  • docBai 6 tiet 1 Cong dan voi cac quyen tu do co ban.doc
Giáo án liên quan