1- Về kiến thức
- Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục- đào tạo ở nước ta hiện nay.
- Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay.
- Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để xây dựng nền VH tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm công dân trong việc thực hiện cs GD- ĐT, khoa học và công nghệ, cs VH của Nhà nước.
2- Về kỹ năng
- Biết tham gia tuyên truyền thực hiện cs GD - ĐT, KH và CNo, cs VH phù hợp khả năng của bản thân.
- Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến cs GD - ĐT, KH và CNo, cs VH của Nhà nước .
3- Về thái độ
- Tin tưởng, ủng hộ cs GD - ĐT, KH và CNo, cs VH của Nhà nước.
- Có ý thức phê phán những việc làm vi phạm cs GD - ĐT, KH và CNo, cs VH của Nhà nước.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 28 - Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá - Nguyễn Thị Niêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiê4ts 28. Soạn ngày:
Bài 13
CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO,
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Về kiến thức
- Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục- đào tạo ở nước ta hiện nay.
- Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay.
- Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để xây dựng nền VH tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm công dân trong việc thực hiện cs GD- ĐT, khoa học và công nghệ, cs VH của Nhà nước.
2- Về kỹ năng
- Biết tham gia tuyên truyền thực hiện cs GD - ĐT, KH và CNo, cs VH phù hợp khả năng của bản thân.
- Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến cs GD - ĐT, KH và CNo, cs VH của Nhà nước .
3- Về thái độ
- Tin tưởng, ủng hộ cs GD - ĐT, KH và CNo, cs VH của Nhà nước.
- Có ý thức phê phán những việc làm vi phạm cs GD - ĐT, KH và CNo, cs VH của Nhà nước.
B. CHUẨN BỊ
1- Phương tiện
- Bảng biểu, đèn chiếu nếu có..
2- Thiết bị
- Tranh , ảnh, sơ đồ có liên quan nội dung bài học.
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
1) Nêu tình hình môi trường ở nước ta hiện nay và nhận xét?
2) Hãy nêu mục tiêu, phương hướng cơ bản nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường và nhận xét tình hình TN, MT ở địa phương em? Trách nhiệm của em?
3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nôi dung
* Hoạt động 1
- Thảo luận nhóm
- GV: * Theo em gd - đt có tầm quan trọng như thế nào? Đảng Nhà nước ta xác định thế nào? Nó có nhiệm vụ gì?
* Hoạt động 2
- GV: Chia 6 nhóm, thảo luận những phương hướng cơ bản:
* Tại sao phải nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo? Liên hệ ở địa phương?
* Tại sao phải mở rộng qui mô giáo dục? Liên hệ ở địa phương?
* Tại sao phải ưu tiên đầu tư cho giáo dục? Liên hệ ở địa phương?
* Tại sao phải thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục? Liên hệ ở địa phương?
* Tại sao phải xã hội hoá giáo dục? Liên hệ ở địa phương?
* Tại sao phải tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo? Liên hệ ở địa phương?
- HS: Đại diện trả lời.
- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.
KL: Thực hiện phương hướng trên góp phần đào tạo con người VN phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xd và bảo vệ TQ.
1. Chính sách giáo dục và đào tạo
a) Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo
- Giáo dục và đào tạo có tầm quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực con người.
- Đảng Nhà nước ta xác định gd - đt là quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho gd - đt là đầu tư cho phát triển.
- Nhiệm vụ của gd - đt là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao.
b) Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo; vì đây là đòi hỏi khách quan của đất nước. Muốn vậy, phải giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí, có cs đúng đắn trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài.
- Mở rộng qui mô giáo dục; vì trên cơ sở chất lượng và hiệu quả, gắn với yêu cầu phát triển KT- XH, Nhà nước phải mở rộng qui mô giáo dục từ gd mầm non đến gd đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp.
- Ưu tiên đầu tư cho giáo dục; Nhà nước phải huy động mọi nguồn lực để phát triển gd - đt, xd cơ sở vật chất cho các trường học, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá nhà trường.
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bảo đảm học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, tạo mọi đk để người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng.
- Xã hội hoá giáo dục; vì phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân, do đó cần đa dạng hoá các loại hình nhà trường, các hình thức giáo dục, xd xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân.
- Phải tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo; phải tiếp cận những chuẩn mực gd tiên tiến của thế giới phù hợp yêu cầu phát triển nước ta, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới.
4. Củng cố – hệ thống bài học
Cần nắm: - Nhiệm vụ của GD - ĐT.
- Phương hướng cơ bản để phát triển GD - ĐT.
5. Hướng dẫn về nhà: Câu hỏi sgk, đọc tiếp bài 13.
File đính kèm:
- Tiet 28.doc