Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 23 - Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - Nguyễn Thị Niêm

1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Dân chủ: Là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xh của đất nước; dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị do đó dân chủ luôn mang bản chất giai cấp.

- Bản chất của nền dân chủ XHCN được thể hiện:

+ Một là: Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp công nhân.

+ Hai là: Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

+ Ba là: Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác – Lê- nin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm nền tảng tinh thần của xã hội.

+ Bốn là: Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của nhân dân lao động.

+ Năm là: Dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 23 - Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - Nguyễn Thị Niêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23. Soạn ngày: Bài 10 NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1- Về kiến thức - Nêu được bản chất của nền dân chủ CNXH. - Nêu được nội dung cơ bản của nền dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. - Nêu được hai hình thức cơ bản của dân chủ là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện). 2- Về kỹ năng - Biết thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội phf hợp với lứa tuổi. 3- Về thái độ - Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi; phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ XHCN. B. CHUẨN BỊ 1- Phương tiện - Bảng biểu, đèn chiếu nếu có.. 2- Thiết bị - Tranh , ảnh, sơ đồ có liên quan nội dung bài học. C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 1) Vai trò của Nhà nước pháp quyền XHCN VN trong hệ thống chính trị ở nước ta như thế nào? 2) Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam? Liên hệ bản thân? 3. Giảng bài mới Hoạt động của GV - HS Nôi dung * Hoạt dộng 1 - Thảo luận nhóm - GV: * Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp nào? Nêu ví dụ minh hoạ? * Cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của nền dân chủ XHCN là gì? Nêu ví dụ minh hoạ? * Vì sao nền dân chủ XHCN tất yếu phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo? Nêu Ví dụ minh hoạ? * Dân chủ XHCN là dân chủ cho ai? Có phải cho mọi giai cấp không? Vì sao? Nêu ví dụ minh hoạ? * Tại sao nền dân chủ XHCN tất yếu đòi hỏi phải gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương? Nêu ví dụ minh hoạ? - HS: Đại diện trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. * Hoạt dộng 2 - Thảo luận nhóm - GV: * Nêu nội dung và biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế? Hãy nêu ví dụ về dân chủ trong lĩnh vực kinh tế mà em biết? * Nêu nội dung và biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực chính trị? Hãy nêu ví dụ về dân chủ trong lĩnh vực chính trị mà em biết? * Nêu nội dung và biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực văn hoá? Hãy nêu một vài biểu hiện về quyền dân chủ của nhân dân trong lĩnh vực văn hoá? - HS: Đại diện trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. 1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - Dân chủ: Là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xh của đất nước; dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị do đó dân chủ luôn mang bản chất giai cấp. - Bản chất của nền dân chủ XHCN được thể hiện: + Một là: Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp công nhân. + Hai là: Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. + Ba là: Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác – Lê- nin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm nền tảng tinh thần của xã hội. + Bốn là: Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của nhân dân lao động. + Năm là: Dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương. 2. Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam a) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế - Nội dung: Là thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng của mọi công dân trên lĩnh vực kinh tế. - Biểu hiện của quyền làm chủ về kinh tế: + Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần. + Các thành phần kinh tế đều bình đẳng và tự do kinh doanh theo pháp luật. + Làm chủ trực tiếp quá trình sx, kinh doanh, phân phối sản phẩm và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. + Công dân có quyền tự do kinh doanh theo PL, có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp. b) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị - Nội dung: Là thực hiện mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. - Biểu hiện của quyền làm chủ về chính trị: + Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội. + Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương. + Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ýý dân. + Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Quyền giám sát các hoạt động của các cơ quan Nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo... của công dân. c) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hoá - Nội dung: Là thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng của mọi công dân trong lĩnh vực văn hoá. - Biểu hiện của quyền làm chủ về văn hoá: + Quyền được tham gia vào đời sống văn hoá. + Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật của chính mình. + Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật; giải phóng con người khỏi những thiên kiến lạc hậu, loại bỏ sự áp bức về tinh thần và đưa văn hoá đến cho mọi người. 4. Củng cố – hệ thống bài học Cần nắm: - Bản chất của nền dân chủ XHCN. - Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam. HS tự liên hệ bản thân. 5. Hướng dẫn về nhà Câu hỏi sgk, đọc phần còn lại.

File đính kèm:

  • docTiet 23.doc
Giáo án liên quan