1. Về kiến thức
- Hiểu được thế nào là CNH, HĐH; vì sao phải CNH, HĐH đất nước.
- Nêu được nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
2. Về kỹ năng
Biết xác định trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
3. Về thái độ
- Tin tưởng, ủng hộ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về CNH, HĐH đất nước.
- Quyết tâm học tập, rèn luyện để trở thành người lao động đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta.
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Bài 6: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (2 tiết) - Trường THPT Phú Quới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: / /
Tiết 11
Bài 6: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (2 tiết)
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Hiểu được thế nào là CNH, HĐH; vì sao phải CNH, HĐH đất nước.
- Nêu được nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
2. Về kỹ năng
Biết xác định trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
3. Về thái độ
- Tin tưởng, ủng hộ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về CNH, HĐH đất nước.
- Quyết tâm học tập, rèn luyện để trở thành người lao động đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Khái niệm, tính tất yếu và tác dụng của CNH, HĐH đất nước.
III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Kết hợp phương pháp thuyết trình, diễn giảng với phương pháp đối thoại,
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Giáo viên
Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, tham khảo và thu thập tài liệu có liên quan bài học, thiết kế giáo án.
2.Học sinh
Nắm được kiến thức bài cũ, chuẩn bị bài mới.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1ph)
2. Kiểm tra bài cũ
Tiết 10 kiểm tra 1 tiết, tiết này không trả bài cũ.
3. Giảng bài mới
CNH, HĐH là một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Vậy CNH, HĐH là gì? Tại sao nước ta phải CNH, HĐH và nó có tác dụng như thế nào ? Để trả lời những câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu bài 6: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
TG
NỘI DUNG
KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Khái niệm CNH, HĐH; tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH đất nước
1. Khái niệm CNH, HĐH
- Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí.
- Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội.
ð CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động cao.
2. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH đất nước
a. Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH
- Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật cho CNXH.
- Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kĩ thuật và công nghệ.
- Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
b. Tác dụng của CNH, HĐH.
- Tạo tiền đề thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
- Tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất XHCN, tăng cường vai trò của Nhà nước và mối quan hệ giữa công nhân - nông dân - trí thức.
- Tạo tiền đề phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường tiềm lực quốc phòng.
GV: Đặt câu hỏi:
- Em hãy cho biết nhân loại đã trải qua mấy cuộc CM KHKT?
- Vậy cuộc CM KHKT lần I diễn ra vào khoảng thời gian nào? Ở đâu?
ð Cho đến nay, nhân loại đã trải qua 2 cuộc CM KHKT; cuộc CM KHKT gắn liền với khái niệm CNH (tức là quá trình chuyển biến một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp), gắn với quá trình chuyển từ lao động dựa trên công cụ thủ công là chính lên lao động dựa trên công cụ cơ khí.
GV: Đặt câu hỏi: Vậy em hiểu thế nào là CNH?
GV: Đặt câu hỏi:
- Em hãy cho biết cuộc CM KHKT lần II diễn ra vào khoảng thời gian nào?
ð Cuộc CM KHKT lần II (hay còn gọi là CM khoa học công nghệ hiện đại), gắn với khái niệm HĐH (tức lá quá trình trang bị kĩ thuật – công nghệ của một nước ngang trình độ kĩ thuật – công nghệ hiện có), gắn với quá trình chuyển từ lao động dựa trên công cụ cơ khí hóa lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa và sử dụng rộng rãi người máy.
GV: Đặt câu hỏi:
Vậy em hiểu thế nào là hiện đại hoá ?
GV: Đặt câu hỏi:
Vậy em hiểu thế nào là CNH, HĐH ?
Trong thời đại ngày nay, một nước thực hiện CNH muộn như Việt Nam, muốn rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển, đòi hỏi CNH phải gắn liền với HĐH, vì:
+ Nhân loại đã trải qua 2 cuộc CM KHKT
+ Yêu cầu thực hiện mô hình rút ngắn hiện đại
+ Xu hướng toàn cầu hóa mở ra cơ hội mới cho các nước làm CNH muộn như Việt Nam.
GV đặt câu hỏi: Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH đất nước hay vì sao đất nước ta phải tiến hành CNH, HĐH ?
- Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật cho CNXH.
ð GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết CSVC KT của nước ta hiện nay là gì?
ð SGK tr 50.
- Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kĩ thuật và công nghệ.
ðGV đặt câu hỏi: So sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới về KT, KHCN? Để rút ngắn khoảng cách tụt hậu đó chúng ta cần phải làm gì?
ðThành tựu sau hơn 20 năm đổi mới (1986-2010) SGK tr 50.
- Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
ð GV đặt câu hỏi: NSLĐ ở nước ta như thế nào? Sản phẩm làm ra chủ yếu ở dạng nào? Và chúng ta phải làm gì?
ð SGK tr 50.
GV đặt câu hỏi: Em hãy chứng minh tác dụng to lớn do CNH-HĐH mang lại?
(Sự phát triển của LLSX, QHSX, sự phát triển văn hoá xã hội, đối ngoại và AN-QP)
GV đặt câu hỏi: Em hãy liên hệ với thực tiễn ở địa phương do CNH, HĐH mang lại?(thành tựu)
HS trả lời: - Nhân loại đã trải qua 2 cuộc CM KHKT.
- Cuộc CM KHKT lần I diễn ra vào khoảng thời gian: những năm 30 của TK XVIII-1750), ở Anh; chuyển từ LĐ thủ công sang LĐ cơ khí.
- Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí
HS ghi bài.
HS trả lời: CM KHKT lần II diễn ra vào khoảng thời gian: những năm 50 của TK XX; chuyển từ LĐ cơ khí sang tự động hoá.
HS trả lời: Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội.
HS trả lời: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội... (SGK tr 50)
HS ghi bài.
HS trả lời:
+ Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật cho CNXH.
+ Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kĩ thuật và công nghệ.
+ Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động
xã hội cao
HS ghi bài.
HS trả lời:
- Nền công nghiệp lớn, hiện đại
- Cơ cấu kinh tế hợp lí, trình độ xã hội hóa cao
- Nền tảng KHCN tiên tiến.
HS trả lời: Nước ta kém phát triển hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới về kinh tế, KHCN.
Để rút ngắn khoảng cách đó thì chúng phải: Xây dựng cơ sở vật chất vững mạnh, ứng dụng những thành tựu KHCN của thế giới, tăng NSLĐ,...
HS trả lời: NSLĐ ở nước ta hiện nay còn thấp, sản phẩm làm ra chủ yếu ở dạng “thô” (chưa thành phẩm, VD:cao su, dầu mỏ, than,)
ð Chúng ta phải ứng dụng và cải tiến KHCN cho phù hợp với điều kiện nước ta.
HS trả lời:
+ Tạo tiền đề thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
+ Tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất XHCN, tăng cường vai trò của Nhà nước và mối quan hệ giữa công nhân - nông dân - trí thức.
+ Tạo tiền đề phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường tiềm lực quốc phòng.
HS ghi bài.
HS trả lời:
+ CSVC KT được tăng cường: Xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp tạo việc làm cho người lao động; củng cố và xây mới đường xá, cầu cống, ...
+ Áp dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất NN: máy gặt đập liên hợp, máy sạ hàng, máy sấy,...
+ DV lưới điện, viễn thông, truyền hình đến tận vùng sâu vùng xa.
4. Củng cố, luyện tập
Câu hỏi: Nêu khái niệm CNH, HĐH? Tính tất yếu? Tác dụng?
Câu hỏi: CNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm của thời kì quá độ lên CNXH vì:
a. Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH
b. Tác động to lớn của CNH, HĐH
c. Ý nghĩa quyết định của CNH, HĐH (Đ)
5. Dặn dò
Học bài và chuẩn bị tiếp bài 6: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
File đính kèm:
- bai 6 cd 11.doc