Giáo án Giáo dục công dân lớp 11

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC. Học xong bài này HS cần đạt :

1) Về kiến thức Học sinh hiểu được

 - Vai trò quyết định của sản xuất CCVC đối với đời sống xã hội.

 - Các khái niệm, các bộ phận hợp thành và vai trò của từng yếu tố cơ bản của quá trình LĐSX : Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.

 - Nội dung và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

2) Về kĩ năng

 - Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân.

3) Về thái độ

 - Tích cực tham gia xây dựng kinh tế gia đình và địa phương.

 - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân góp phần xây dựng kinh tế đất nước.

II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

- SGK, sách GV GDCD lớp 11.

- Máy chiếu sơ đồ :

1 Mối quan hệ giữa 3 yếu tố của quá trình sản xuất : slđ, tllđ, đtlđ, sản phẩm.

2 Các bộ phận hợp thành của từng yếu tố sản xuất: sức lao động, tllđ, đtlđ.

3 Nội dung của phát triển kinh tế: tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ, công bằng xã hội.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1) Kiểm tra bài cũ

 - Chưa có bài cũ. Giới thiệu về tính chất và tầm quan trọng của chương trình, khái quát chương trình gồm hai phần lớn.

4 Phần một : công dân với kinh tế.

5 Phần hai : công dân với các vấn đề chính trị – xã hội.

 - Một số quy định đối với đặc thù bộ môn. Hướng dẫn cách tự ghi chép bài học.

2) Giới thiệu bài mới.

Sau 30/04/1975, Miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất cùng đi lên CNXH. Vừa thoát khỏi chiến tranh, đất nước ta có một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu. Cộng với sự nôn nóng trong giai đoạn đầu xây dựng CNXH nên trong khoảng 10 năm nền kinh tế nước ta đã suy sụp nghiêm trọng. Do vậy nhiệm vụ của mọi công dân hiện nay là phải thúc đẩy nền kinh tế nước nhà sánh vai các nước tiên tiến trên thế giới. Chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung này trong bài học: “công dân với sự phát triển kinh tế”.

3) Dạy bài mới.

 

doc47 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3625 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1) Kiểm tra bài cũ. - Trình bày phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo? - Trình bày phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ? - Trình bày phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc? Các phong trào hiphop hiện nay có phải là văn hoá không? Suy nghĩ của em? 2) Giới thiệu bài mới. Lịch sử đã chứng minh dân tộc ta đấu tranh giữa nước rất oanh liệt. Mông-Nguyên đến Pháp-Nhật-Mỹ rồi đến Ponpốt, bành trướng Bắc Kinh hoà bình lập lại, chúng ta bắt tay vào xây dựng đất nước nhưng kẻ thù vẫn luôn có âm mưu thủ đoạn tinh vi để phá hoại. Xây dựng và bảo vệ tổ quốc là một trong những nhiệm vụ chiến lược của sự nghiệp cách mạng nước ta. Nhiệm vụ này là gì? làm thế nào để tăng cường quốc phòng và an ninh? Chúng ta tìm hiểu các nội dung này qua bài học: “Chính sách quốc phòng và an ninh”. 3) Dạy bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Vấn đáp, gợi mở, Thảo luận lớp. µ79 Mục tiêu : Hsinh hiểu được vai trò và nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh. µ80 Cách tiến hành: Gviên nêu câu hỏi - Thế nào là yêu quê hương, yêu tổ quốc? (giải thích quê hương, tổ quốc). - Yêu quê hương, tổ quốc phải làm gì? (đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược) - Hiện nay là hoà bình, vì sao phải tăng cường quốc phòng và an ninh? (diễn biến hoà bình, gây rối, bạo loạn, âm mưu lật đổ, can thiệp vũ trang) - QP & AN có vai trò gì? (giữ gìn và bảo vệ). Þ76 Kết luận vai trò của quốc phòng và an ninh. - Từ khi dựng nước, ta đã trải qua những cuộc chiến tranh nào? (Đường, Tống, Nguyên Pháp, Mỹ, PônPốt, Bành trướng Bắc Kinh) - Kết quả ra sao? (đánh thắng mọi kẻ thù). - Để kẻ thù không xâm lược được ta phải làm gì? (xây dựng quốc phòng và an ninh vững chắc). - Một đất nước quốc phòng và an ninh không vững mạnh thì sẽ ra sao? (mất nước) - Chỉ xây dựng quốc phòng, không cần an ninh có được không? Tại sao? (thù trong, giặt ngoài) - Em hiểu như thế nào về câu nói của Bác: “ Các vua Hùng...” (nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh) Þ77 Kết luận nhiệm vụ quốc phòng và an ninh. Hoạt động 2: Vấn đáp, gợi mở, Thảo luận lớp. µ81 Mục tiêu : Hsinh hiểu được những phương hướng cơ bản tăng cường quốc phòng và an ninh. µ82 Cách tiến hành: Gviên nêu câu hỏi - Vì sao phải phát huy sức mạnh tổng hợp? (quốc phòng toàn dân và an nhân dân). - Như thế nào là sức mạnh tổng hợp? (sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại). - Thế nào là kết hợp quốc phòng với an ninh? (tổ chức hợp lý trên từng địa phương). - Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh? (dân giàu – nước mạnh). Þ78 Kết luận phương hướng của QP & AN. Hoạt động 3: Thuyết trình, đàm thoại. µ83 Mục tiêu : Hsinh hiểu được trách nhiệm của mình đối với chính sách quốc phòng và an ninh. µ84 Cách tiến hành: Gviên giải thích - Để thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh học sinh cần phải làm gì? - Cho học sinh tranh luận tự xác định nội dung bài học. Þ79 Kết luận trách nhiệm công dân. 1/ Vai trò và nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh a) Vai trò quốc phòng, an ninh - Bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN - Giữ gìn an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội. b) Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh - Xây dựng quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh. - Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. - Bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN. - Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hoá tư tưởng - Duy trì trật tự kỷ cương, an toàn xã hội. - Ngăn chặn và tiêu diệt mọi âm mưu, hành động phá hoại của kẻ thù. 2/ Những phương hướng cơ bản tăng cường quốc phòng và an ninh - Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc. - Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. - Kết hợp quốc phòng với an ninh. - Kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng và an ninh. 3/ Trách nhiệm công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh - Tin tưởng chính sách quốc phòng và an ninh. - Cảnh giác cao trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. - Chấp hành pháp luật về quốc phòng và an ninh. - Sẳn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Tích cực tham gia các hoạt động quốc phòng và an ninh nơi cư trú. Củng cố : - Gợi ý làm bài tập trang 114, SGK. IV/ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ. - Học sinh về nhà làm hoàn chỉnh các bài tập trang 114 SGK. - Chuẩn bị bài 15 : “Chính sách đối ngoại”. Tiết 31 – Bài 15. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI ----------=====™˜–—™˜=====---------- I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Về kiến thức. - Nêu được vai trò, nhiệm vụ của của chính sách đối ngoại - Nêu được nguyên tắc, phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại. - Hiểu được trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện chính sách đối ngoại. Về kĩ năng - Biết tham gia tuyên truyền chính sách đối ngoại phù hợp với khả năng của mình. - Biết quan hệ hữu nghị với người nước ngoài. Tích cực học tập văn hoá, ngoại ngữ để có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu hợp tác, hội nhập quốc tế trong tương lai. Về thái độ - Tin tưởng, ủng hộ chính sách đối ngoại của nhà nước. II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN. - SGK, sách GV GDCD lớp 11. - Máy chiếu sơ đồ, các tư liệu liên quan đến nội dung bài học. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1) Kiểm tra bài cũ. - Trình bày nhiệm vụ của QP & AN? Tại sao phải tăng cường QP & AN? - Nêu những phương hướng cơ bản để tăng cường QP & AN? 2) Giới thiệu bài mới. Chiến tranh đã qua đi, dân tộc ta bắt tay vào xây dựng đất nước. Trong giai đoạn đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã thiết lập được nhiều mối quan hệ hữu nghị với các nước trên thế giới và đã đạt được nhiều thành tự trong các lĩnh vực như : chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục Đạt được kết quả như thế là nhờ vào chính sách đối ngoại đúng đắn, giao lưu hợp tác với các nước vừa đảm bảo đoàn kết hữu nghị, vừa giữ gìn được độc lập cho đất nước. Chúng ta tìm hiểu các nội dung này qua bài học: “Chính sách đối ngoại”. 3) Dạy bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Vấn đáp, gợi mở, Thảo luận lớp. µ85 Mục tiêu : Hsinh hiểu được vai trò và nhiệm vụ của chính sách đối ngoại. µ86 Cách tiến hành: Gviên nêu câu hỏi - Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, chính sách đối ngoại có vai trò như thế nào? (Chủ động quan hệ quốc tế, hội nhập với thế giới. Tạo điều kiện phát triển, nâng cao vị thế của Việt Nam). Þ80 Kết luận vai trò của chính sách đối ngoại. - Nêu những nhiệm vụ của chính sách đối ngoại? - Để giữ vững hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển, chúng ta phải làm gì? (đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội). - Nêu những hoạt động mà em biết nhằm góp phần vào cuộc đấu tranh chung của thế giới vì những mục tiêu của thời đại? (bảo vệ môi trường, chống chiến tranh, phân biệt chủng tộc). - Uốn nắn những biểu biện lệch lạc (nếu có) Þ81 Kết luận nhiệm vụ chính sách đối ngoại Hoạt động 2: Vấn đáp, gợi mở, Thảo luận lớp. µ87 Mục tiêu : Hsinh hiểu được nguyên tắc trong chính sách đối ngoại. µ88 Cách tiến hành: Gviên nêu câu hỏi - Trong chính sách đối ngoại chúng ta phải tuân theo những nguyên tắc nào? Vì sao? (Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ. Hợp tác bình đẳng cùng có lợi). - Hoặc chia nhóm để thảo luận các nguyên tắc. Þ82 Kết luận nguyên tắc chính sách đối ngoại. Hoạt động 3: Vấn đáp, gợi mở, Thảo luận lớp. µ89 Mục tiêu : Hsinh hiểu được phương hướng cơ bản thực hiện chính sách đối ngoại. µ90 Cách tiến hành: Gviên nêu câu hỏi. - Tại sao ta phải chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế? - Yêu cầu trong việc chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào? - Cho học sinh tranh luận tự xác định nội dung bài học. Giáo viên kỷ luật và nhấn mạnh với những nguyên tắc, phương hướng và biện pháp cơ bản nêu trên, nước ta sẽ thực hiện được nhiệm vụ của chính sách đối ngoại và ngày sẽ có thêm nhiều bạn bè, tranh thủ thêm được nhiều nguồn lực nhằm thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Þ83 Kết luận phương hướng cơ bản thực hiện chính sách đối ngoại. Hoạt động 4: Vấn đáp, gợi mở, Thảo luận lớp. µ91 Mục tiêu : Hsinh hiểu được trách nhiệm của mình đối với chính sách đối ngoại. µ92 Cách tiến hành: Gviên câu hỏi. - Để thực hiện chính sách đối ngoại học sinh cần phải làm gì? - Cho học sinh tranh luận tự xác định nội dung bài học. Þ84 Kết luận trách nhiệm công dân. 1/ Vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại a) Vai trò - Chủ động quan hệ quốc tế, để đưa nước ta hội nhập với thế giới. - Tạo điều kiện phát triển đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam. b) Nhiệm vụ - Giữ vững môi trường hoà bình. - Tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới. - Góp phần đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 2/ Nguyên tắc của chính sách đối ngoại - Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. - Hợp tác bình đẳng cùng có lợi. 3/ Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại - Chủ động và tích cực hội nhập. - Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng. - Phát triển công tác đối ngoại nhân dân. - Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người. - Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. 4/ Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại - Tin tưởng và chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại. - Luôn quan tâm tình hình thế giới và vai trò nước ta trên quốc tế. - Luôn rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ văn hoá, ngoại ngữ - Thể hiện ý thức dân tộc, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc. Củng cố : - Gợi ý làm bài tập 1, 2, 3 trang 118, SGK. IV/ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ. - Học sinh về nhà làm hoàn chỉnh các bài tập trang 118 SGK. - Xem lại toàn bộ các bài đã học chuẩn bị cho ôn tập thi HKII. Tiết 32, 33 : Thực hành, ngoại khoá và các vấn đề của địa phương. . . . . . . . . . . . . . . . . Tiết 34 : Ôn tập Học kỳ II ----------=====™˜–—™˜=====---------- + Chủ nghĩa Xã hội + Nhà nước XHCN + Nền Dân chủ XHCN + Chính sách Dân số và Giải quyết việc làm + Chính sách Tài nguyên và Bảo vệ môi trường. + Chính sách Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Văn hoá. + Chính sách Quốc phòng và an ninh. + Chính sách Đối ngoại. Tiết 35 : Thi Học kỳ II

File đính kèm:

  • docgiao an 11.doc