Hoạt động của thầy và trò
Thảo luận Tổ: Tìm hiểu vai trò TGQ, PPL của triết học.
- GV: Lập bảng so sánh
- HS: Đọc SGK trình bày nội dung
Câu hỏi: Hãy cho biết đối tượng nghiên cứu của các bộ môn khoa học cụ thể (Toán, Lý, Hoá, Văn, Sử.)
- HS: nêu KL: Triết học có vai trò TGQ, PPL chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hđ nhận thức của con người.
74 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (Bản đầy đủ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sự điều chỉnh hành vi của con người? Nêu ví dụ để làm rõ nội dung trên.
Câu 3: Hãy cho biết: vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội? Bản thân em cần phải làm gì để trau dồi đạo đức XHCN?
Câu 4: Nghĩa vụ là gì? nêu ví dụ để làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội? nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay?
Câu 5: Lương tâm là gì? Vì sao người ta sợ dư luận xã hội hơn chính lương tâm bản thân mình? Làm thế nào để trở thành người có lương tâm? Liên hệ bản thân phải làm gì để có lương tâm trong sáng?
Câu 6: Nhâm phẩm và danh dự là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với đạo đức cá nhân? Hãy phân biệt tự trọng với tự ái?
Câu 7: Hạnh phúc là gì? Vì sao hạnh phúc của cá nhân không tách rời hạnh phúc của xã hội? Theo em hạnh phúc của một HS trung học là gì? Bản thân em cần phải làm gì để chuẩn bị cho cuộc sống tương lai sau này?
Câu 8: Tình yêu là gì? thế nào là một tình yêu chân chính? Những điều nên tránh trong tình yêu? Bản thân em cần phải làm gì để có một tình bạn, tình yêu trong sáng?
Câu 9: Hôn nhân là gì? cơ sở của HN? Phân tích những nguyên tắc của chế độ HN ở nước ta hiện nay? Hãy nêu ví dụ để phê phán một số quan niệm HN ở địa phương mà em biết không phù hợp với xã hội ta.
Câu 10: Gia đình là gì? Chức năng của gia đình? Mối quan hệ của gia đình và trách nhiệm của các thành viên? Bản thân em cần phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình yên vui, hạnh phúc?
Một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: gia đình VN hiện nay chịu ảnh hưởng của nhân tố nào sau đây:
a) Đạo đức c) Pháp luật
b) Phong tục, tập quán d) cả ba yếu tố trên
Câu 2: Hãy chọn phương án đúng trong các trường hợp sau về điều kiện kết hôn:
Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
Nam từ 21 tuổi trở lên, nữ từ 19 tuổi trở lên.
Nam từ 24 tuổi trở lên, nữ từ 22 tuổi trở lên.
Cả ba trường hợp trên
IV. Củng cố- Hệ thống bài học
Nắm vững các câu hỏi ôn tập.
V. Dặn dò, hướng dẫn về nhà
Chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kỳ.
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Tiết: 34 1221212121211211121212 43
KIỂM TRA HỌC KÌ II
A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
- Giúp HS có dịp ôn và nhớ lại các kiến thức đã học.
- Kiểm tra sự nhận thức và tiếp thu bài học của HS ở trên lớp, qua đó kết hợp với bài khảo sát đánh giá thực lực học tập của HS
- HS có kĩ năng làm một bài kiểm tra môn giáo dục công dân, nhất là phần công dân với thế giới quan và phương pháp luận và hiểu biết các vấn đề xã hội.
B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
I/ Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn đề thi học kì
- Soạn câu hỏi, viết đáp án, biểu điểm.
II/ Học sinh: - Ôn tập tất cả các bài từ đầu năm.
- Chuẩn bị giấy bút kiểm tra.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP:
I. Ổn định tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
III.Đề kiểm tra học kì II:
Câu 1: Cộng đồng có vai trò gì đối với cá nhân? Tại sao trong cuộc sống con người cần phải sống hợp tác? Hợp tác phải dựa trên nguyên tắc nào? (3 Điểm)
Câu 2: Thế nào là lòng yêu nước? chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc? (3 Điểm)
Câu 3: Hãy trình bày những vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay? Xã hội loài người cần phải làm gì để giải quyết những vấn đề cấp thiết ấy?
ĐÁP ÁN:
Câu 1:
*Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người
- Muốn duy trì cuộc sống, con người phải lao động, liên hệ với người khác, với cộng đồng. Không ai sống bên ngoài cộng đồng và xã hội. Đời sống con người về bản chất là có tính xã hội. C.Mác: “Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.
- Cộng đồng là hình thức thể hiện mối liên hệ và QHXH của con người. Đó là môi trường xh để cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và của cộng đồng.
- Mỗi cá nhân là thành viên, một tế bào của cộng đồng, nên phải có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy định, nguyên tắc của cộng đồng.
- Cộng đồng chăm lo cho cuộc sống cá nhân, đảm bảo mỗi người có điều kiện phát triển. Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu có được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc công bằng, dân chủ, kỉ luật.
- Đời sống cộng đồng cần có sự kết hợp đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể và xã hội. Cộng đồng giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, lợi ích với trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ. Nhờ sự phát triển của từng cá nhân mà cộng đồng lớn mạnh.
*Hợp tác
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
- Cần phải biết HT vì biết HT sẽ đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung.
- Hợp tác dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.
* Sự hợp tác có nhiều mức độ và cấp độ:
+ Hợp tác song phương (hai bên) hoặc đa phương (nhiều bên)
+ Hợp tác về từng lĩnh vực, từng hoạt động hoặc hợp tác toàn diện về tất cả các mặt, các lĩnh vực.
+ Hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các cộng đồng, giữa các dân tộc hoặc giữa các quốc gia.
- Thanh niên HS cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người trong các hoạt động học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Cụ thể là:
+ Biết cùng nhau bàn bạc, xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho phù hợp với khả năng của từng người.
+ Nghiêm túc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được phân công.
+ Biết phối hợp nhịp nhàng với nhau trong công việc; sẵn sàng chia xẻ ý kiến, kinh nghiệm, sáng kiến; sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hoạt động
+ Biết cùng các thành viên trong nhóm đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi HĐ để cùng nhau hợp tác tốt hơn trong các hoạt động tiếp theo.
Câu 2:
*Lòng yêu nước là gì?
- Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu con người, như yêu gia đình, người thân, những thành quả do mình tạo ra, yêu nơi mình sinh ra lớn lênyêu quê hương, làng xóm, tình yêu đất nước. (tình yêu quê hương, đất nước, con người).
* Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc
* Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
Câu 3:
1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường
* Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường
2. Sự bùng nổ về dân số và trách nhiệm của CD trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số
* Trách nhiệm công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số
3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo
* Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo.
IV. Thu bài nhận xét dặn dò:
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Tiết: 35 18
THỰC HÀNH, NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
MA TÚY VÀ CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
HS hiểu 1 số kn về MT và các CGN
Nguyên nhân và tác hại của việc lạm dụng MT và các CGN
Cách phòng tránh
Một số thông tin về tình hình tệ nạn MT học đường
HS có kỹ năng từ chối mọi hành vi dụ dỗ, có bản lĩnh, tự tin trong c/s
Nói không với MT và các CGN
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
-Giáo viên: tư liệu, tranh ảnh, bảng phụ
-Học sinh: tìm hiểu thông tin về MT và các CGN
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
I. Ổn định tổ chức lớp :
II. Kiểm tra bài cũ:
III.Các thông tin
a, Ma túy là gì? MT là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo khi thâm nhập vào cơ thể người làm thay đổi tam trạng, ý thức, trí tuệ của con người, làm cho con người bị lệ thuộc vào các chất đó, gây nên những tổn thươngcho từng cá nhân và cộng đồng.
-CGN là chất kích thíchhoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng
-Lưu ý: một số chất gây nghiện như cà phê, thuốc lá, bia, rượu là CGN nhưng không phải là MT( HS cần phải lưu ý)
b,Nguyên nhân:( HS thảo luận)
-Sử dụng thuốc có chứa MT không theo chỉ định của thầy thuốc
-Thiếu hiểu biết
-Tò mò, dua đòi
-Bế tắc trong cuộc sống
-...
c, Tác hại: ( HS thảo luận nhóm)
Đối với cá nhân
Đối với gia đình
Đối với xã hội
d, cách phòng tránh (HS thảo luận)
4. GV đưa 1 số thông tin về tình hình tệ nạn MT ở lứa tuổi HS ,Sv
IV.Củng cố, hướng dẫn HS học bài ở nhà:
Học bài, tìm hiểu thêm thông tin về MT và các CGN
Chuẩn bị cho bài ôn tập học kỳ I
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................
File đính kèm:
- GDCD 10 CHUAN KT KN.doc