Hoạt động 1: Bằng phương pháp vấn đáp giáo viên giúp học sinh tìm hiểu chính sách giáo dục và đào tạo.
- GV: đặt vấn đề” Tại sao phải ưu tiên đầu tư cho giáo dục, đào tạo?
Bác Hồ có nói”Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” thật vậy muốn đưa dân tộc ta sánh vai với các nước thì năng cao trình độ dân trí của mọi người, phát huy những truyền thống quý báo của dân tộc, tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật. Đó chỉ có thể là giáo dục đào tạo một nhân tố quan trọng nhằm phát triển con người thúc đẩy sự phát triển đất nước.
- GV: GD- ĐT là chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà Nước nhằm bồi dưỡng và phát triển phẩm chất và năng lực cho mỗi công dân.
- GV: Em hiểu như thế nào là giáo dục?như thế nào là đào tạo?
- HS: trả lời
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục công dân - Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá - Nguyễn Văn Tấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y học:
- Bảng phụ
- Tranh ảnh minh họa
VI. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1”
2. Kiểm tra bài củ: 3”
Câu hỏi: Em hãy trình bày những hành vi tích cực và tiêu cực của công dân trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường?
3. Khám phá: 1”
Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới và quá trình toàn cầu hóa làm cho khoa học công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Xuất phát từ yêu cầu đó trong quá trình đổi mới Đảng đã coi trọng giáo dục- đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu là nền tảng và động lực thúc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính của bài
Hoạt động 1: Bằng phương pháp vấn đáp giáo viên giúp học sinh tìm hiểu chính sách giáo dục và đào tạo.
- GV: đặt vấn đề” Tại sao phải ưu tiên đầu tư cho giáo dục, đào tạo?
Bác Hồ có nói”Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” thật vậy muốn đưa dân tộc ta sánh vai với các nước thì năng cao trình độ dân trí của mọi người, phát huy những truyền thống quý báo của dân tộc, tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật. Đó chỉ có thể là giáo dục đào tạo một nhân tố quan trọng nhằm phát triển con người thúc đẩy sự phát triển đất nước.
- GV: GD- ĐT là chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà Nước nhằm bồi dưỡng và phát triển phẩm chất và năng lực cho mỗi công dân.
- GV: Em hiểu như thế nào là giáo dục?như thế nào là đào tạo?
- HS: trả lời
-GV: nhận xét
Giáo dục và đào tạo là hoạt động có mục đích có tổ chức của xã hội, nhằm bồi dưỡng phát triển các phẩm chất năng lực của con người
Giáo dục chỉ sự bồi dưỡng phát triển toàn diện, ở bậc mẫu giáo đến phổ thông, chỉ sự bồi dưỡng chuẩn nghề chuyên nghiệp trong các trường chuyên nghiệp và trường nghề.
- GV: Vai trò của giáo dục-đào tạo? cho ví dụ?( gọi 2 HS trả lời)
- HS: trả lời
- GV: nhận xét
Giáo dục đào tạo góp phần trực tiếp bồi dưỡng, đào tạo con người. Con đường cơ bản nhất để hình thành lớp người lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Trình độ học vấn con người được nâng cao để con người nắm vững khoa học. Công nghệ đang phát triển như vũ bão. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực con người, Cho nên Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.
Ví dụ: mở nhiều trường học ở các cấp, các trường đào tạo đại học sau đại học, mở các lớp bổ túc ở vùng sâu vùng xa, miền núi, thường xuyên tổ chức các cuộc thảo luận chuyên đề nhằm năng cao chất lượng giáo dục.
- GV: Nhiệm vụ của giáo dục-đào tạo?cho ví dụ?
- HS: trả lời
- GV: nhận xét
Nâng cao dân trí là quyết định sự thành bại của đất nước, nhân dân phải có hiểu biết để xây dựng đất nước, đất nước đang từng bước phát triển hòa nhập với thế giới. Đào tạo nhân lực( đội ngũ lao động, chuyên gia, nhà quản lí). Khắc phục lao động giản đơn ở nước ta hiện nay(bồi dưỡng nước ta khỏi tình trạng kém phát triển chúng ta cần có người tài trên tất cả các lĩnh vựccụ thể như thường xuyên (thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi, danh nhân giỏi..). Đổi mới nhận thức phương pháp nôi dung giản dạy. Mở rộng quy mô giáo dục, dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp. Người nghèo có cơ hội học tập, phát huy nâng lực người tài giỏi. Xã hội hóa giáo dục. Phát huy nâng lực phát triển giáo dục đào tạo.
- GV: kết luận:
- GV: Theo em tại sao phải nâng cao dân trí?
- HS: trả lời.
- GV: Theo em tại sao đào tạo nhân lực?
- HS: trả lời.
- GV: Theo em tại sao phải bồi dưỡng nhân tài?
- HS: trả lời.
- GV: nhận xét và giải thích thêm.
Chủ tịch Trương Tấn Sang nhấn mạnh, năm học 2011 - 2012, có ý nghĩa rất quan trọng, là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Để thực hiện tốt sứ mệnh “nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”
+ Nâng cao dân trí để có cơ hội tiếp cận trình độ phát triển tiên tiến của thế giới, phát triển bền vững tăng khả năng nhận thức của con người Việt Nam nói riêng,dân trí thấp thì tục hậu không thể hội nhập với văn minh nhân loại
+Đào tạo nhân lực, nhân lực có tầm đặc biệt quan trọng là một giải pháp tự đáp ứng nhu cầu chất lượng nhân lực cho đất nước góp phần thúc đẩy cạnh tranh lao động trong nước và thế giới, tạo ra đội ngủ có tay nghề, tạo ra đội ngủ chuyên gia, đội ngủ quản lí nhà nước.
+Nhân tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh nước thịnh, nguyên khí yếu thì nước vong. Do đó bồi dưỡng nhân tài là nguồn nhân lực tất yếu cho đất nước.
- GV: kết luận.
a. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo
Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao.
Hoạt động 2: Bằng phương pháp thảo luận nhóm giáo viên giúp học sinh tìm hiểu Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo
- GV: Để giáo dục và đào tạo thực sự phát triển thì Đảng và nhà nước phải có những phương hướng thích hợp để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho đất nước đó là mục tiêu của Đảng và nhà nước ta.
- GV: Đảng và nhà nước ta đã đưa ra những phương hướng cơ bản nào để phát triển giáo dục và đào tạo?
- HS: trả lời
- GV: cho HS thảo luận nhóm các phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo( chia lớp 6 nhóm thảo luận 3 phút)
Nhóm 1: Tại sao phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?Là học sinh em phải làm gì để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?
Nhóm 2: Tại sao phải mở rộng quy mô giáo dục? Nhà nước ta có những chính sách gì để mở rộng quy mô giáo dục?
Nhóm 3: Tại Sao phải ưu tiên đầu tư giáo dục?
Nhóm 4: Việc thực hiện công bằng trong giáo dục nhằm mục đích gì?
Nhóm 5: Tại sao phải tiến hành xã hội hóa giáo dục?ở địa phương em đã làm được đều đó chưa?
Nhóm 6: Việc tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục đem lại những mặt tích cực nào?cho ví dụ?
- GV:
+ Thời đại ngày nay đòi hỏi rất cao ở con người khả năng tiếp cận những tri thức mang tầm thời đại. Vì vậy, hơn bao giờ hết, nâng chất lượng giáo dục là tất yếu nhằm đưa đất nước đi lên ngang tầm với khu vực và thế giới. Là học sinh không ngừng học hỏi nâng cao khả nâng tìm tòi, sáng tạo trong học tập.
+ Hiệu quả hoạt động giáo dục chưa cao. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp : còn nhiều học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa có việc làm.
Cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền đã được khắc phục một bước song vẫn còn mất cân đối.
Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng.
Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn.
Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đại hoá.
Công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả
Mục tiêu phát triển các cấp bậc học, trình độ và loại hình giáo dục: - Giáo dục mầm non - Giáo dục phổ thông - Trung học cơ sở: - Giáo dục nghề nghiệp.
Các giải pháp phát triển giáo dục
- Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục
- Phát triển đội ngũ nhà giáo , đổi mới phương pháp giáo dục.
- Đổi mới quản lý giáo dục.
- Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục.
- Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục.
- Đẩy mạng xã hội hóa giáo dục.
- Đẩy mạng hợp tác quốc tế về giáo dục.
+ Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy giáo dục luôn là nền tảng và là yếu tố quan trọng để phát triển đất nước. Rất nhiều nghiên cứu và phân tích của UNESCO cũng chỉ ra rằng đầu tư vào lĩnh vực giáo dục sẽ mang lại kết quả lớn xét về trung hạn và dài hạn. Đầu tư vào giáo dục, đặc biệt là đầu tư cho lớp trẻ được tiếp cận với nền giáo dục khoa học và hiện đại là sự đầu tư khôn ngoan nhất.
+ Công bằng trong giáo dục:
Ðầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển con người bền vững, tất nhiên phải là đầu tư có tính đến sự công bằng cho mọi người.
đảm bảo để mọi người dân có điều kiện học tập, có cơ hội để phát triển, quan tâm đến nhân dân lao động, những người nghèo, phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân
+ Thực chất của xã hội hoá công tác giáo dục là huy động và tổ chức các lực lượng xã hội cùng tham gia vào công việc giáo dục, là thực hiện sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để làm giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người qua đó giáo dục con người phát triển toàn diện
+ Hợp tác quốc tế là một hướng đi đúng, chứ không phải là sao chép hay nhập khẩu toàn bộ mô hình quản lý và chương trình đào tạo của nước ngoài. Mặc dù sự tham gia của các đối tác nước ngoài là không thể thiếu để nâng cao năng lực nghiên cứu và đào tạo cũng như xây dựng một thiết chế vận hành hợp lý.Tuy hợp tác giữa các quốc gia về trao đổi văn hóa giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng, song có lẽ không nên mong đợi sự “cho không” nào cả nếu muốn bảo vệ tính chính trực của nền học thuật quốc gia nhằm phục vụ lợi ích lâu dài của đất nước.
b) Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo:
- Mở rộng qui mô giáo dục
- Ưu tiên đầu tư cho giáo dục
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
- Xã hội hoá giáo dục
- Phải tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo
4. Củng cố, dặn dò: 5 phút
Củng cố:
Câu 1: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay có nhiệm vụ là:
A. Xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
B. Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
C. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
D. Cả A, B và C.
Câu 2: Muốn năng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, chúng ta phải?
A. Thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.
B. Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý.
C. Có chính sách đúng đắn trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài.
D. Tất cả các phương án trên.
Dặn dò:
- Về nhà học bài và làm bài tập SGK.
- Xem bài và chuẩn bị nội dung tiếp theo của bài.
Giáo viên hướng dẫn duyệt Sinh viên thực tập
Nguyễn Văn Tấn Nguyễn Thị Oanh
File đính kèm:
- bai 13(1).doc