Giáo án giáo dục công dân - Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường - Nguyễn Thị Phương Lệ - Năm học 2010-2011

Tài nguyên, môi trường có vai trò quan trọng đối với đời sống của mỗi con người và sự phát triển của xã hội. Ngày nay, trên thế giới và ở Việt Nam tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường ô nhiễm đã trở thành vấn đề bức thiết đòi hỏi sự quan tâm của tất cả các quốc gia, dân tộc.Trước tình hình đó ngày 5/6 hàng năm được chọn làm ngày “môi trường thế giới”. Cứu lấy trái đất là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại. Để hiểu thêm về vấn đề này hôm nay lớp chúng ta sẽ đi tìm hiểu nội dung bài “ Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường”

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục công dân - Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường - Nguyễn Thị Phương Lệ - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đàm Thoại: Tìm hiểu trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và môi trường (10 phút) . GV: Theo các em, vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường có phải chỉ là việc của một quốc gia, một khu vực nào đó hay là việc chung của toàn nhân loại? - GV: kết luận, chuyển ý. Bảo vệ tài nguyên, môi trường là yêu cầu bức thiết của toàn nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Có ý nghĩa đối với cả hiện tại và tương lai. - GV: Là một công dân, chúng ta phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống? - HS: Thảo luận, trình bày ý kiến cá nhân. - GV: Liệt kê ý kiến của HS, nhận xét, khắc sâu kiến thức - GV: Nhận xét của em về ý thức bảo vệ môi trường của những người xung quanh em? Trách nhiệm của em với việc bảo vệ môi trường ở trường, lớp là gì? Em đã từng làm được gì? - HS: Thảo luận, phát biểu ý kiến cá nhân. - GV: Nhận xét, góp ý. - GV: Em rút ra bài học gì sau khi học xong bài này? - HS: Thảo luận, trình bày ý kiến. - GV: Nhận xét, mở rộng kiến thức, kết luận toàn bài. 1. Tình hình tài nguyên, môi trường nước ta hiện nay. a. Đặc điểm tài nguyên-môi trường nước ta. Tài nguyên ở nước ta phong phú và đa dạng biểu hiện: - Đất đai màu mỡ. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. - Rừng có nhiều động thực vật quý hiếm. - Khoáng sản phong phú. - Biển rộng lớn, nhiều hải sản quý, phong cảnh đẹp. [ Thuận lợi cho phát triển kinh tế với các nghành: công nghiệp khai khoáng; công nghiệp khai thác chế biến nông-lâm-thủy sản và du lịch dịch vụ. b. Thực trạng tài nguyên môi trường: * Về tài nguyên: - Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt. - Rừng bị thu hẹp. - Nhiều loại động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. - Chất lượng đất suy giảm, đất canh tác thu bị hẹp dần. * Về môi trường: - Ô nhiễm nước, không khí, đất... đã xuất hiện ở nhiều nơi. - Các sự cố môi trường như bão lụt, hạn hán ngày càng tăng. Sự gia tăng số lượng cũng như sức tàn phá của các cơn bão trong thời gian qua. c. Nguyên nhân gây nên hậu quả trên: - Chủ quan: ý thức của con người về bảo vệ tài nguyên và giữ gìn môi trường còn kém, - Khách quan: + Dân số tăng nhanh, đô thị hoá, công nghiệp hoá diễn ra với tốc độ tăng nhanh gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên. + Công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường chưa được coi trọng; Nhà nước chưa đầu tư đúng mức, chưa phát huy hết mọi nguồn lực cho công tác bảo vệ tài nguyên môi trường.. 2. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên, môi trường. a. Mục tiêu: - Sử dụng hợp lý tài nguyên. - Bảo vệ môi trường - Bảo tồn đa dạng sinh học - Từng bước nâng cao chất lượng môi trường. - Phát triển KT-XH bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Phương hướng cơ bản: +Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương. + Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người. + Mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. + Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên. + Khai thác, sử dụng hợp lí,tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. + Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải, rác, bụi, tiếng ồn, ở các thành phố lớn. 3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường - Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương. - Vận động những người xung quanh cùng thực hiên. Cụ thể như: -Tham gia trồng cây xanh dọn dẹp vệ sinh môi trường ở địa phương và có ý thức giữ vệ sinh trong lớp học cũng như khuôn viên trường. - Khi các em ăn quà xong nên có ý thức bở rác vào nơi quy định, không bỏ trong hộc bàn, không viết vẽ bậy lên mặt bàn. Phải tự giác trong bảo vệ tự nhiên môi trường 4. Củng cố – hệ thống bài học(3 phút) Cần nắm: - Tình hình TN, MT nước ta. - Mục tiêu, phương hướng cơ bản của cs TN và bảo vệ MT. - Trách nhiệm công dân. Liên hệ bản thân. 5. Hướng dẫn về nhà. (2 phút) - Học câu hỏi sách giáo khoa - Chuẩn bị trước bài 13 “ Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghê, văn hóa” Phụ lục 1 CON CHUỘT CHẾT Lộ giao thông nông thôn bề ngang một thước rưỡi. Sáu giờ sáng. Một con chuột bự tổ bố xổ tung ruột nằm chính giữa đường. Ngay khúc quanh. Con chuột cống nhum lông đen tuyền. Lâu rồi không thấy con chuột cống nhum nào. . Mười một giờ trưa. Ngay khúc quanh ấy, chỗ con chuột chết xảy ra một vụ đụng xe. Chiếc Wave Trung Quốc màu đỏ từ hướng thị xã đổ về ôm không hết cua, tông vào chiếc Viva màu xanh chạy hướng ngược lại. Chiếc Wave Trung Quốc văng xuống đám sậy, còn chiếc Viva quăng mấy vòng trên lộ rồi ngã sóng soài. Không có ai bị thương nặng lắm, chỉ “tróc nước sơn” sơ sơ. Thế là bốn người trên hai xe lồm cồm bò dậy, bộ dạng đáng sợ làm như họ sắp xông vào ăn thịt lẫn nhau.  Được một lúc xem ra có vẻ yếu thế, người đàn ông chạy xe Wave Trung Quốc móc hai trăm ngàn đưa cho người ngồi Viva gọi là bồi thường thiệt hại. “Sao anh bo cua yếu thế? Anh thường tự hào là mình có tay lái lụa kia mà”. Cô bạn gái ngồi sau anh chạy Wave vừa xuýt xoa vừa cằn nhằn vì cùi chỏ tróc một mảng da rướm máu. “Tại hồi nãy anh mải nhìn con chuột chết, lúc ngẩng lên bẻ lái không kịp”. “Con chuột nào?”.“Ở chỗ hồi nãy ấy, bự lắm, nó nằm chình ình giữa đường. Thấy mà ghê!“ .  Con chuột vẫn còn nằm chỗ khúc quanh ấy. Đã có mấy con ruồi xanh đánh hơi được mùi máu tanh phát tán đi trong không khí nên chúng gọi nhau đến lượn lờ và đậu xuống thưởng thức bữa ăn trời cho. Bên đám sậy vang lên tiếng lít chít nho nhỏ, vài con chuột nhỏ xíu cỡ ngón chân cái rón rén thập thò ở cái hang dưới chiếc bảng bán đất. À, thì ra con chuột cống nhum chết ở trên đường kia là con chuột cái có một đàn con. Còn lũ chuột con có lẽ đợi mẹ lâu quá nên sốt ruột bò ra khỏi hang để đi tìm. Tuy vậy chúng chỉ thò đầu ra khỏi hang chứ chưa dám men lên mặt lộ. May cho chúng, nếu bò lên lộ thì chắc chúng cũng chịu chung số phận như con chuột mẹ.  Đôi ba người xúm lại chỗ con chuột chết chỉ trỏ bàn tán. “Con chuột cống nhum này dám trên nửa ký lô. Coi hai hàng vú còn căng sữa của nó nè. Để chiều tao lấy vá kiếm hang đào bắt bầy con của nó về nuôi chơi, chuột cống nhum bây giờ khó kiếm lắm”. “Thôi đi cha nội, khùng vừa vừa thôi, thứ gì không nuôi lại đi nuôi chuột”. Bàn tán một lúc, mọi người tản ra tiếp tục đi. Con chuột chết vẫn còn nằm đó, ngay khúc quanh.  Đến hai giờ chiều thì xe chạy đường này đều được báo tin rằng ngay khúc quanh đằng kia có một con chuột cống nhum nằm chết ngay giữa đường. Xe dưới lên, gào to: “Có một con chuột chết!”. Xe trên xuống ngoái theo: “Ở đâu?”. Lại một xe dưới lên, tiếp: “Ở đằng kia!”. Thế là tăng tốc, mau mau để nhìn xem con chuột chết bự cỡ nào. Rồi rầm rầm, rổn rổn; một chiếc, hai chiếc, ba chiếc, bốn chiếc xe tiếp tục lăn kềnh ra khi đến khúc quanh. Lại lồm cồm ngồi dậy, chửi bới lao vào nhau. Rồi chạy đi. Rồi tiếp tục thông báo rằng: “đằng kia có con chuột chết, bự lắm chưa từng thấy bao giờ!”.  Con chuột vẫn nằm đấy. Bây giờ máu đã đông cứng lại, xỉn màu. Bầy ruồi xanh bâu lại ngày càng đông để chia chác món ăn béo bở. Đám bọ chét chuột không còn hi vọng gì từ cái tử thi lạnh lẽo kia nữa nên đã rời ra, nhảy lưng tưng trên đường xuống bãi sậy nơi có cái hang và lũ chuột con đang nhốn nháo vì mất mẹ. Đám bọ chét chuột lại có ngay một nơi định cư mới, an toàn và đầy máu nóng  Đúng năm giờ chiều. Người đi bắt chuột dẫn con chó phèn sục sạo hồi lâu trong đám sậy, sau cùng tìm được cái hang và lôi ra bầy chuột con đang đói rã ruột. Con chó phèn vừa nhảy cẫng vừa sủa gâu gâu theo chiếc lồng có đựng bầy chuột đang hoảng loạn trên tay chủ. Nó đòi thưởng một con chuột con cho công sức đánh hơi đào bới nãy giờ, nhưng xem ra không thể nào lay chuyển được lòng tham sắt đá của người chủ. Tức khí, nó thôi không chạy theo nữa mà khịt khịt mũi bám theo một cái mùi khác.  Kia rồi! Nó phát hiện thi thể của con chuột mẹ giờ đã bẹp dúm như một mảng da thuộc dán lên mặt đường. Bằng nỗ lực của vuốt và nanh, nó đã bóc được mảng da mỏng dính ấy chạy trối chết tha vào bãi sậy. Đằng sau, lũ ruồi xanh ì xèo tức tối đuổi bám theo tên kẻ cướp để đòi lại bữa ăn cuối ngày...  Từ năm giờ chiều trở đi thì không còn một vụ tai nạn xe nào.  Con chuột cống nhum đã không còn nằm ở chỗ khúc quanh đó.  nguồn: tuổi trẻ Phụ lục 2 Khoáng sản ở Đà Nẵng * Đá hoa cương: ở Non Nước, nhưng để bảo vệ khu di tích nổi tiếng Ngũ Hành Sơn, loại đá này đã được cấm khai thác. * Đá xây dựng: đây là loại khoáng sản chủ yếu của thành phố, tập trung ở khu vực phía Tây, Bắc và Tây Nam thành phố. Biển, bờ biển: Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ. Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài (11 loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển)... với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản) và được phân bố tập trung ở vùng nước có độ sâu từ 50-200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm 31%), vùng nước sâu trên 200m (chiếm 20,6%). Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000 -200.000 tấn hải sản các loại. Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển Rừng ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở cánh Tây huyện Hòa Vang, một số ít ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ là 49,6%, trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m3. Phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp. Giáo sinh thực tập Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Duy Quý Nguyễn Thị Phương Lệ Ý kiến BGH

File đính kèm:

  • docchinh sach tai nguyen va bao ve moi truongbai 11 lop 11.doc
Giáo án liên quan