Giáo án giáo dục công dân - Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Tiết 1) - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Ái Liên

Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

- Trong cộng đồng chúng ta cần phải biết hợp tác vì:

+ Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng nên việc hợp tác trong công việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất đem lại chất lượng, hiệu quả công việc cao.

+ Mặt khác, trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều phụ thuộc vào nhau, ràng buộc nhau, mỗi người như một chi tiết của một cỗ máy lớn, phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không thể hành động đơn lẻ. Vì vậy, biết hợp tác trong công việc chung là một phẩm chất quan trọng của người lao động mới, là yêu cầu đối với người công dân trong xã hội hiện đại.

- Ví dụ: hợp tác với các học sinh khác trong nhóm để giải quyết một nhiệm vụ học tập do thầy, cô giáo giao cho hoặc để chuẩn bị cho một buổi tham quan, dã ngoại

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục công dân - Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Tiết 1) - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Ái Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, người thân -yêu thành quả lao động -yêu nơi sinh ra và lớn lên.... Hoạt động 2: Thảo luận nhóm tìm hiếu “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” ( 20p ) b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: - GV: chia lớp làm 4 nhóm, cử thư kí, nhóm trưởng. Cho từng nhóm trình bày phần thảo luận của mình ra giấy và gọi đại diện bất kì trong nhóm sẽ lên trình bày trước lớp - GV: Đưa ra câu hỏi thảo luận nhóm: ( Phụ lục 3 ). - Hết giờ thảo luận các nhóm lên trình bày. - GV kết luận phần thảo luận của 4 nhóm. Nhóm 1: Ý nghĩa về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam? - Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam. - Yêu nước là cội nguồn của các giá trị truyền thống đạo đức khác của dân tộc. - Tạo nên sức mạnh, ý chí quyết tâm vươn lên. Nhóm 2: Nguồn gốc về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam? - Được hình thành và hun đúc từ các cuộc đấu tranh gian khổ, các cuộc kháng chiến trường kì chống giặc ngoại xâm - Được phát triển qua những hoạt động lao động sản xuất dựng xây đất nước Nhóm 3: Biểu hiện về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam? - Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước: Người VN luôn hướng về cội nguồn, về cha mẹ, ông bà, tổ tiên, Nếu như ở phương Tây coi trọng lễ sinh nhật, coi trọng ngày sinh, thì ở VN coi trọng ngày mừng thọ cho các cụ già và ngày giỗ ông bà tổ tiên. Con cháu dù có làm ăn ở đâu xa xôi nhưng cứ đến ngày giỗ ông bà thì phải quây quần, sum họp lại. Khi xa quê người Việt luôn hướng về quê hương, gia đình. VD: như câu ca dao xưa “ chiều chiều ra đứng ngõ sau. Trông về quê mẹ ruột đau chin chiều”. Ở nước ngoài, các kiều bào Việt Nam luôn hướng về tổ quốc “thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, ngỡ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi” (bài hát: Một thoáng quê hương). Đặc biệt là trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, nếu không có dịp về nước, kiều bào ta vẫn tổ chức các nghi thức Tết Nguyên Đán không kém phần đầy đủ như ở trong nước, có “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” - Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc: Nói đến tình cảm này, người chúng ta đáng học tập và noi theo nhất là Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “ Tôi có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc là làm sao nước nhà được độc lập, mọi nhà được ấm no, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.” - Lòng tự hào dân tộc chính đáng: + GV: Người VN luôn tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc. Em thấy tự hào về những truyền thống văn hóa nào của dân tộc? + GV: Người VN còn tự hào về những con người của quê hương, đất nước, những anh hùng hào kiệt, những danh nhân văn hóa. Em hãy kể tên các vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa góp phần rạng danh cho dân tộc VN? + GV: Người VN còn tự hào về non sông gấm vóc và những sản vật phong phú của quê hươngg. Em hãy kể tên những sản vật và món ăn đặc trưng của Việt Nam, gắn bó với từng vùng miền mà em biết? - Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm: Nguồn gốc của lòng yêu nước của dân tộc ta được hun đúc từ các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm gian khổ. Lòng yêu nước luôn gắn với lòng căm thù quân xâm lược “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, tiếc rằng chưa xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù”. Đó là tinh thần đoàn kết kiên cường bất khuất, bảo vệ chủ quyền dân tộc, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, không cam chịu kiếp đời nô lệ. Ví dụ Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo. Với tinh thần đoàn kết, kiên cường, bất khuất chiến đấu của những anh hùng như vậy mà đất nước đã chiến thắng được quân thù. Bác Hồ đã nói: “Nước VN có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập, dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”. - Cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất: Ngày nay, mọi công dân VN thể hiện lòng yêu nước trong lao động, dựng xây đất nước. Đó là những bác nông dân tuy không được học hành đầy đủ bằng cấp vẫn miệt mài sáng tạo ra những máy gặt, máy cấy, máy tách vỏ lạc, máy dệt chiếu, máy bơm nước đạp chân Nhóm 4: Các em là những công dân trẻ tuổi của đất nước, các em phải làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc? - Nâng cao nhận thức và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc - Không ngừng học tập, rèn luyện, lao động sản xuất và các hoạt động trong cuộc sống - Tôn trọng các giá trị đạo đức cao quý và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - GVKL: Như vậy, yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đất nước ta được như ngày hôm nay, một nước VN hòa bình, độc lập, ngày càng phát triển, chúng ta đã đánh đổi biết bao xương máu, biết bao lớp lớp thế hệ đã hi sinh anh dũng để viết nên bản anh hùng ca này. Bởi vậy, mỗi chúng ta phải luôn nâng cao hiểu biết của mình để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Đồng thời phải thể hiện lòng yêu nước của mình cả trong học tập, lao động và sản xuất và phải biết tôn trọng những truyền thống, giá trị đạo đức cao đẹp đó. - Các nhóm trình bày. - HSTL: Tết cổ truyền, áo dài VN, các lễ hội hàng năm - HSTL: Ngô Quyền, Lý Bí, Đinh Tiên Hoàng - HSTL: Nhãn lồng Hưng Yên, phở Hà Nội, bún bò Huế - Ý nghĩa: + Là truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng của dân tộc VN. + Là cội nguồn các giá trị truyền thống đạo đức của dân tộc. + Tạo nên sức mạnh, ý chí. - Nguồn gốc: + Được hình thành và hun đúc từ các cuộc đấu tranh gian khổ. + Phát triển qua những hoạt đông lao động, sản xuất dựng xây đất nước. - Biểu hiện: + Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. + Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc. + Lòng tự hào dân tộc chính đáng. + Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm. + Cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất. 3.3. Củng cố bài học: (4p) GV kể cho HS nghe câu chuyện “ Đất quý, đất yêu” ( Phụ lục 4 ) 3.4. Hướng dẫn hoạt động nối tiếp: (1p) - GV dặn HS về nhà học bài cũ và trả lời câu hỏi 1 trong SGK. - Xem trước mục 2 và 3. 3.5. Nhận xét, đánh giá tiết học: (1p) VI. PHỤ LỤC: PHỤ LỤC 1 QUÊ HƯƠNG ( Đỗ Trung Quân ) Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nỗi thành người. PHỤ LỤC 2 Câu chuyện về chị Sáu chuyện người thiếu nữ anh hùng tuổi 16 được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Bốn giờ sáng ngày 23-1-1952, xếp Lé mở cửa xà lim Côn Đảo. Chị Sáu đã sẵn sàng trong bộ quần áo bà ba trắng toát. Chúa đảo Giắc-ty, cò cô-pơ-lanh, chúa ngục Pác-xi, chủ sở điều tra Đuy-lây, cố đạo Pháp cùng bọn tay chân... Bọn chúng đến đông đủ vì hiếu kỳ? Vì ngạc nhiên? Vì kính phục? Vì đầu tiên có một người phụ nữ còn dưới tuổi thành niên bị bắn ở ngoài đảo khơi xa cách đất liền này. Chúng sợ bản án tử hình người con gái chưa đủ tuổi thành niên sẽ làm phẫn nộ dư luận quốc tế. Giắc-ty hỏi chị Sáu: - Có khai gì nữa không? - Không. Chúa ngục Pác-xi rót rượu đưa mời chị Sáu: - Một lát nữa cô sẽ bị xử bắn. Cô uống đi một cốc, hơi rượu sẽ làm cô thêm can đảm. Chị Sáu mỉm cười, trả lời: - Rất cảm ơn? Nếu các ông cần rượu để có thêm can đảm, xin mời cứ tự nhiên. Pác-xi kinh ngạc, trố mắt nhìn cô gái. Bọn chúng dẫn chị đi trước, hai tay không bị xích. Xếp Lé đeo súng đi kèm. ...... Cố đạo Tây xin phép được làm lễ rửa tội cho chị Võ Thị Sáu. Chị nói: - Tôi không có tội. Yêu nước không phải là một tội. *** Nhìn những người tù binh đang đào huyệt cho chị, chị dừng lại hỏi họ: - Huyệt của tôi? Những người tù đào huyệt nghẹn ngào không dám trả lời. Chị rút bông hoa gài trên mái tóc, đưa cho mấy người tù. - Tặng mấy anh bông hoa này. Cảm ơn mấy anh đã đào huyệt cho tôi. Hôm nay mấy anh mới đào một cái nhỏ. Nhưng ngày mai, mấy anh cần đào một cái huyệt thật to... Những người tù ngơ ngác nhìn nhau. Chị Sáu nháy mắt, hất hất về phía bọn Pháp: - Một cái huyệt thật to để chôn những kẻ bắn tôi hôm nay... * * * Với khí phách hiên ngang, bất khuất Chị đã bước đến cái chết, từ chối bịt mắt để nhìn ngắm non sông yêu dấu. Trước họng súng chị ca vang bài quốc ca dân tộc và hô vang những lời cuối cùng " Hồ Chủ tịch muôn năm" PHỤ LỤC 3 Câu hỏi thảo luận: Nhóm 1: Ý nghĩa về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Nhóm 2: Nguồn gốc về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Nhóm 3: Biểu hiện về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Nhóm 4: Các em là những công dân trẻ tuổi của đất nước, các em cần phải làm gì để phát huy truyền thống của dân tộc? PHỤ LỤC 4 Đất quý, đất yêu Ngày xưa, có hai người khách du lịch từ Châu Âu đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp nơi thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung. Vua chúc mừng họ, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó, vua sai quan hầu đưa khách xuống tàu. Lúc hai người khách định bước xuống tàu, quan hầu bảo họ dừng lại, cởi giày ra. Họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu trở về Châu Âu. Hai người khách rất ngạc nhiên, nghĩ mãi về tập quán kì lạ của người Ê-ti-ô-pi-a. Họ hỏi: Tại sao các anh lại làm như vậy? Quan hầu trả lời: Các ông là người ở xa tới, đã nhình thấy đất nước tươi đẹp này. Nhà vua đã tặng các ông những sản vật quý nhưng đất đai của Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng, cao quý nhất vì nó đã nhuộm thắm máu và nước mắt của bao thế hệ, chúng tôi phải gìn giữ nó. Vì thế chúng tôi không thể để các ông mang đi dù chỉ là một hạt cát nhỏ. Câu hỏi thảo luận: Nhóm 1: Ý nghĩa về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Câu hỏi thảo luận: Nhóm 2: Nguồn gốc về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Câu hỏi thảo luận: Nhóm 3: Biểu hiện về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Câu hỏi thảo luận: Nhóm 4: Các em là những công dân trẻ tuổi của đất nước, các em cần phải làm gì để phát huy truyền thống của dân tộc?

File đính kèm:

  • docbai 13.doc