I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức:
- Thế nào là TNXH và tác hại của nó ; một số quy định của pháp luật nước ta về phòng , chống TNXH và ý nghĩa của nó.
- Trách nhiệm của công dân nói chung , học sinh nói riêng trong việc phòng , chống TNXH và biện pháp phòng tránh .
2. Kỹ năng:
- Nhận biết những biểu hiện của tệ nạn xã hội .
- Biết phòng ngừa cho bản thân .
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng ,chống các TNXH ở trường và địa phương .
3. Thái độ:
- Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật ; - - Xa lánh tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em , thanh niên vào TNXH .
- Ủng hộ các hoạt động phòng, chống TNXH
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC :
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, Kĩ năng ứng phó, tự bảo vệ; kĩ năng tư duy phê phán; Kĩ năng tự tin; kiểm soát cảm xúc, kiên định.
III.PHƯƠNGPHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Quan sát tranh ảnh, băng hình
- Đóng vai, xử lí tình huống
- Trình bày một phút
- Thảo luận nhóm, động não.
- Phân tích trường hợp điển hình, bày tỏ thái độ.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- SGK, SGV GDCD 8.
- Luật phòng, chống ma tuý, Bộ luật hình sự
- Tình huống, các câu truyện về tệ nạn xã hội.
- Bài tập tình huống, phiếu học tập.
- Băng hình, tranh ảnh
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2735 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 19: Phòng, chống tệ nạn xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiến thức:
- Thế nào là TNXH và tác hại của nó ; một số quy định của pháp luật nước ta về phòng , chống TNXH và ý nghĩa của nó.
- Trách nhiệm của công dân nói chung , học sinh nói riêng trong việc phòng , chống TNXH và biện pháp phòng tránh .
2. Kỹ năng:
- Nhận biết những biểu hiện của tệ nạn xã hội .
- Biết phòng ngừa cho bản thân .
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng ,chống các TNXH ở trường và địa phương .
3. Thái độ:
- Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật ; - - Xa lánh tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em , thanh niên vào TNXH .
- Ủng hộ các hoạt động phòng, chống TNXH
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC :
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, Kĩ năng ứng phó, tự bảo vệ; kĩ năng tư duy phê phán; Kĩ năng tự tin; kiểm soát cảm xúc, kiên định.
III.PHƯƠNGPHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Quan sát tranh ảnh, băng hình
- Đóng vai, xử lí tình huống
- Trình bày một phút
- Thảo luận nhóm, động não.
- Phân tích trường hợp điển hình, bày tỏ thái độ.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- SGK, SGV GDCD 8.
- Luật phòng, chống ma tuý, Bộ luật hình sự
- Tình huống, các câu truyện về tệ nạn xã hội.
- Bài tập tình huống, phiếu học tập.
- Băng hình, tranh ảnh
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Em hãy kể những việc làm thể hiện sự quan tâm của các thành viên trong gia đình em trong cuộc sống hàng ngày ?
3. Bài mới:GV đưa ra một số số liệu , sự kiện về các tệ nạn xã hội (đánh bạc , mại dâm và đặc biệt là ma tuý)
GV: Xã hội ta hiện nay đang đứng trước một thách thức lớn, đó là các tệ nạn xã hội, tệ nạn nguy hiểm đó là ma tuý, mại dâm, cờ bạc. Ba tệ nạn này đang làm băng hoại đến xã hội nói chung và tuổi trẻ học đường nói riêng. Những tệ nạn đó là gì? Diễn ra như thế nào ? Tác hại của chúng đến đâu? và giải quyết ra sao ? Đó là vấn đề mà hôm nay XH, nhà trường và mỗi chúng ta phải quan tâm , phải tìm hiểu . Vậy tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu vấn đề này .
Hoạt động 1
- GV yêu cầu HS đọc SGK/34
? Em có đồng tình với ý kiến của bạn An không? Vì sao? Em sẽ làm gì nếu các bạn lớp em cũng chơi như vậy
? Theo em P, H và bà Tâm có vi phạm pháp luật không và phạm tội gì? Họ sẽ bị xử lý như thế nào
( P, H xử theo tội của vị thành niên )
? Qua 2 VD trên em rút ra bài học gì? Theo em cờ bạc, ma tuý, mại dâm có liên quan đến nhau không? Vì sao
- GV: Nhận xét, tổng kết
Hoạt động 2
? Thế nào là tệ nạn xã hội
? Tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân người mắc bệnh
? Tác hại của ma tuý đối với gia đình
? Tác hại của tệ nạn xã hội đối với xã hội
- GV nhận xét, bổ sung
GV diễn giải:
Các đối tượng nghiện hút, cờ bạc, mại dâm đều là trong độ tuổi lao động. Theo số liẹu của tổ chức y tế Thế giới thì số người trong độ tuổi lao động mắc tệ nạn xã hội này trên 40% (15 – 20t ), đông thời những đối tượng này đang trong độ tuổi sinh đẻ ® bản thân họ sinh ra những đứa con tật nguyền hoặc chết
HIV/AIDS là hiểm hoạ không riêng một quốc gia, dân tộc nào
VN: Trên 165.000 người nhiễm HIV, gần 27.000 người chết vì HIV/AIDS
Dự báo cuối thập kỉ gần 30.000 người nhiễm HIV/AIDS
- GV chuyển ý: Những tệ nạn xã hội như những liều thuốc độc đang tàn phá những điều tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng nên. Nó gặm nhấm, làm tổn hại nhân cách, phẩm chất đạo đức của con người
? Nguyên nhân nào khiến con người sa vào tệ nạn xã hội
? Trong các nguyên nhân đó, theo em nguyên nhân nào là chính
- GV nhận xét, bổ sung
? Để không xa vào các tệ nạn xã hội cần phải có những biện pháp nào? Em có biện pháp gì để giữ mình không sa vào tệ nạn xã hội
Để giảm bớt các tệ nạn xã hội Nhà nước ta đã phải huy động nguồn tài chính để có ngân sách chi cho các hoạt động xã hội như cai nghiện ma túy, mở các trường giáo dưỡng, xây trại giam...
?Vậy theo em Nhà nước ta huy động nguồn tài chính đó từ đâu ?
?Để phòng chống các tệ nạn xã hội có phải Nhà nước ta lấy ngân sách từ nguồn thu thuế không ?
Kết luận : Để phòng chống tệ nạn xã hội Nhà nước cần nguồn tài chính. Vì vậy việc trốn thuế, gian lận thuế cũng ảnh hưởng đến công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
Tổ chức học sinh tìm hiểu một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hôi.
? Đối với toàn xã hội, pháp luật cấm những hành vi nào
? Đối với trẻ em, pháp luật cấm những hành vi nào
? Đối với người nghiện ma tuý, pháp luật cấm những hành vi nào
- GV: Nhận xét, kết luận
- GV: Pháp luật nghiêm cấm tất cả các hành vi có liên quan đến cờ bạc, ma tuý, mại dâm
- GV: Giới thiệu Bộ luật Hình sự năm 1999. Điều 199: Tội sử dụng trái phép chất ma tuý
1. Người nào sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất cứ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và bị xử phạt hình sự bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma tuý thì bị phạt từ 3 tháng đến 2 năm.
2. Tái phạm tộ thì bị phạt từ 2 năm đến 5 năm
? HS cần phải làm gì để tránh các tệ nạn XH
Gv : Em hãy kể những tệ nạn xã hội ở địa phương nơi em ở. Em có tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở địa phương em không ?
Kể những hình thức đánh bạc mà em biết
Hoạt động 3:
- GV gọi HS đọc bài tập 3, 6/37
- GV gọi 2 em HS lên bảng trình bày
- HS nhận xét
- GV bổ sung, cho điểm
-I. Đặt vấn đề
Nhận xét:
+ ý kiến của An đúng vì lúc đầu chơi tiền ít, sau thành quen ® chơi nhiều
+ Hành vi chơi bài bằng tiền bằng đánh bạc, vi phạm pháp luật
+ Nếu là em: Ngăn cản, nhờ cô giáo
- Vi phạm pháp luật:
+ P, H vi phạm PL về tội cờ bạc, nghiện hút
+ Bà Tâm vi phạm PL về tội tổ chức buôn bán ma tuý
+ PL sẽ xử P, H và bà Tâm theo quy định của PL
Bài học: Không chơi bài ăn tiền, không đam mê cờ bạc, không nghe kẻ xấu để nghiện hút: 3 tệ nạn này có liên quan với nhau, là bạn đồng hành với nhau. Ma tuý, mại dâm trực tiếp ® HIV/AIDS
II.Nội dung bài học
1. Khái niệm:
- Là hiện tượng XH bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực XH, vi phạm đạo đức và pháp luật
2. Tác hại của tệ nạn xã hội
*Đối với bản thân:
- Huỷ hoại sức khoẻ, dẫn đến cái chết
- Sa sút tinh thần, huỷ hoại phẩm chất đạo đức của con người
- Vi phạm pháp luật
* Đối với gia đình:
- Kinh tế cạn kiệt, ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần
- Gia đình tan vỡ
* Đối với xã hội:
- ảnh hưởng đến kinh tế, suy giảm sức lao động của xã hội
- Suy thoái giống nòi
- Mất trật tự an toàn xã hội ( cướp của, giết người )
3. Nguyên nhân:
a. Khách quan:
- Kỷ cương pháp luật không nghiêm ® còn nhiều tiêu cực trong xã hội
- Kinh tế kém phát triển
- Chính sách mở cửa trong kinh tế thị trường
- ảnh hưởng của văn hoá đồi truỵ
- Cha mẹ nuông chiều, quản lý con cái không tốt, hoàn cảnh gia đình éo le
- Bạn bè xấu rủ rê lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, khống chế
b. Chủ quan: ( chính )
- Lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích ăn ngon, mặc đẹp
- Tò mò, ưa của lạ, thích thử nghiệm, tìm cảm giác mới lạ
- Thiếu hiểu biết
4. Biện pháp:
* Biện pháp chung:
- Nâng cao chất lượng cuộc sống
- Giáo dục tư tưởng đạo đức
- Giáo dục pháp luật
- Cải tiến hoạtđộng tổ chức Đoàn
- Kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục
* Biện pháp riêng:
- Không tham gia che giấu, tàng trử chất ma tuý
- Tuyên truyền phòng chống tệ nạn XH
- Có cuộc sống cá nhân lành mạnh, lao động và học tập tốt
- Vui chơi giải trí lành mạnh
- Giúp các cơ quan chức năng phát hiện tội phạm
- Không xa lánh người mắc bệnh tệ nạn xã hội, giúp đỡ họ hoà nhập cộng đồng
- Để có nguồn tài chính chi cho các hoạt động chung Nhà nước ta huy động bằng hình thức thu thuế là chủ yếu.
®Có vì : Thuế tạo nguồn tài chính để Nhà nước chi cho các mục đích chung trong đó có các hoạt động phòng chống các tệ nạn xã hội.
5. Các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội:
a. Đối với toàn xã hội:
- Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc
- Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma tuý
- Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm. lôi kéo trẻ em...
b. Đối với trẻ em:
- Không được uống rượu, hút thuốc, đánh bạc , dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ.
- Nghiêm cấm dụ dỗ, lôi kéo trẻ em sử dụng các chất trên
- Nghiêm cấm dụ dỗ trẻ em mại dâm , bán hoặc mua dâm văn hoá phẩm đồi truỵ
- Cấm các trò chơi ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em .
c. Đối với người nghiện ma tuý:
- Bắt buộc phải cai nghiện
6. HS cần làm:
- Có lối sống giản dị, lành mạnh
- Biết giữ mình, giúp nhau không sa vào tệ nạn xã hội
- Tuân theo quy định của pháp luật
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và ở địa phương
- Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội
III. Bài tập
Bài tập 3/36:
- Hoàng nghĩ như vậy là sai
- Nếu là Hoàng sẽ không có ý nghĩ như vậy. Khuyên bạn làm như vậy là vi phạm pháp luật
Bài tập 6/36:
ý ®óng: a, c, g, i, k
Hoạt động 4:
Vận dụng GV : Tổ chức cho HS chơi trò chơi sắm vai mốt vài tình huống sau :
GV : Tổ chức cho HS chơi trò chơi sắm vai mốt vài tình huống sau :
- Mô tả sinh hoạt của một người nghiện
- Một người bạn rủ em chơi điện tử
- Một người nhở em mang một món đồ tới một địa điểm
HS các nhóm lần lượt đóng vai và thể hiện
HS cả lớp nhận xét, bổ sung và bình chọn nhóm thể hiện thành công nhất.
GV: Kết luận toàn bài: Đất nước ta đang có những đổi thay kì diệu và đạt được những thành tựu đáng tự hào. Trước những đổi thay đó chúng ta còn gặp những khó khăn mà cuộc sống hôm nay đòi hỏi sự thử thách và rèn luyện của mỗi chúng ta.Nhưng tệ nạn xã hội như những liều thuốc độc đang tàn phá những cái tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng nên. Nó gặm nhấm làm hủy hoại đến nhân cách, phẩm chất đạo đức của con người. Thế hệ trẻ chúng ta cần phải có nghị lực, tránh xa sự cám dỗ của đồng tiền, ma túy. Hãy biết sống lành mạnh tốt đẹp để góp phần tạo nên sự bình yên cho gia đình và xã hội.
Hoạt động 5:
. Hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc bài học
- Làm bài tập đầy đủ
- Sưu tầm tranh ảnh, số liệu vể HIV/AIDS
- Chuẩn bị bài 14 : Phòng chống nhiễm HIV/AID
File đính kèm:
- GD 8 TUAN 19.doc