I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
- Hs nắm được thế nào là tôn sư trọng đạo.
- Ý nghĩa của Tôn sư trọng đạo.
2/. Kĩ năng:
- HS biết tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo.
3/. Thái độ:
- HS có thái độ biết ơn, kính trọng Thầy Cô giáo.
- Phê phán những ai có thái độ vô ơn với Thầy Cô giáo.
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ.
- Sưu tầm những tấm gương “Tôn sư trọng đạo”.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về chủ đề
2/. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.
- Sưu tầm những tấm gương “Tôn sư trọng đạo”.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về chủ đề.
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết: 7 - Bài 6: Tôn sư trọng đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 7 Ngày soạn: 30 – 09 – 2008
Tiết : 7
Bài 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO.
I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
Hs nắm được thế nào là tôn sư trọng đạo.
Ý nghĩa của Tôn sư trọng đạo.
2/. Kĩ năng:
HS biết tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo.
3/. Thái độ:
HS có thái độ biết ơn, kính trọng Thầy Cô giáo.
Phê phán những ai có thái độ vô ơn với Thầy Cô giáo.
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ.
- Sưu tầm những tấm gương “Tôn sư trọng đạo”.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về chủ đề
2/. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.
- Sưu tầm những tấm gương “Tôn sư trọng đạo”.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về chủ đề.
III/. Tiến trình tiết dạy:
1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
2/. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- H1: Vì sao phải yeu thương con người? Nêu một số câu cadao, tục ngữ nói về lòng yêu thương con người.
Dự kiến trả lời:
Yêu thương con người vì:.
Là truyền thống quý báu của dân tộc chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.
Người biết yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.
Tục ngữ cadao về yêu thương con người.
Thương người như thể thương thân.
Lá lành đùm lá rách.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
3/. Giảng bài mới:
a/. Đặt vấn đề: Ngày 10-11 hằng năm là ngày gì? Sắp đến ngày đó em sẽ thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn của mình đối với Thầy Cô giáo?
Hs trả lời => GV nhận xét => vào bài.
b/. Tiến trình:
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
14’
Hoạt động 1: Thảo luận, phân tích truyện => Hình thành khái niệm.
Gv hướng dẫn học sinh đọc => gọi hs đọc.
Gv nhận xét cách đọc.
Gv nêu nội dung thảo luận: (4’).
Những chi tiết thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn của những hs cũ đối với thầy Bình?
Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian?
Gv nhận xét bổ sung nhấn mạnh từng biểu hiện trên thể hiện sự tôn sư.
Tôn sư là gì?
GV kết luận => ghi bài.
Gv treo bảng phụ ghi sẵn một số chuẩn mực đạo đức mà các em đã học:
Siêng năng, kiên trì.
Lễ độ.
Tiết kiệm
Tôn trọng kỉ luật.
Biết ơn
Lịch sự, tế nhị
Trung thực.
Tự trọng
Yêu thương con người
Với những chuẩn mực đạo đức trên chúng ta phải như thế nào?
Gv với thái độ và hành động tích cực của các em với chuẩn mực trên, chúng ta nói đó là biểu hiện trọng đạo.
Vậy thì trọng đạo là gì?
Gv nhận xét, kế luận => ghi bài.
Hs đọc truyện => các em còn lại chú ý lắng nghe.
Hs thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Cử đại diện ghi nội dung thống nhất lên bảng nhóm.
Hết thời gian các nhóm gắn nội dung thảo luận của nhóm mình lên bảng.
Hs trả lời.
Hs trả lời:
Coi trọng.
Làm theo.
Hs trả lời:
Coi trọng và làm theo những đạo lý làm người.
1/. Khái niệm:
Tôn sư trọng đạo là:
Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.
Coi trọng và làm theo những điều, những đạo lí mà thầy cô đã dạy cho mình.
12’
Hoạt động 2: Luyện tập bằng hoạt động cá nhân nêu những biểu hiện tôn sư trọng đạo và những biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo.
Em đã làmgì tỏ rõ lòng biết ơn quý thầy cô đã dạy đỗ mình.
Gv nhận xét nội dung trả lời của hs => kết luận.
Tình cảm, thái độ, buồn vui, lòng thầy cô giáo.
Hành động đền ơn, đáp nghĩa
Trọng đạo lí làm người.
Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô.
Hãy nêu một số biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo trong hs hiện nay.
Hs trả lời:
Lễ phép với thầy cô giáo.
Xin phép thầy cô trước khi vào lớp.
Khi mắc lỗi được thầy cô nhắc nhở.
Biết nhận và sửa lỗi.
Thăm hỏi thầy cô khi ốm đau.
Cố gắng học thật giỏi
Vâng lời thầy cô.
Hs trả lời:
Vô lễ với thầy cô.
Nói năng cộc lốc, trống không.
Gặp thầy cô giáo cũ không chào hỏi.
12’
Hoạt động 3: chia lớp ra làm 2 đội chơi trò chơi thi tiếp sức.
Nội dung chơi: ghi một số câu tục ngữ ca dao thể hiện tôn sư trọng đạo.
Cách thức: Mỗi đội cử 1 bạn lênbảng ghi nội dung tục ngữ, ca dao đúng chủ đề. Nếu hết nội dung các bạn nhanh chân bước xuống và bạn khác lên tiếp sức.
Thời gian 5’ hai đội dừng lại.
Theo em những câu tục ngữ ca dao thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo có từ lúc nào?
Gv tôn sư trọng đạo là tryền thống quý báu của dân tộc ta.
Là hs chúng ta cần phải có trách nhiệm gì đối với truyền thống quý báu đó?
Gv yêu cầu hs hát một số ca khúc về tình thầy trò
Hai đội A, B tham gia cuộc chơi:
Không thầy đố mầy làm nên.
Trọng thầy mới được làm thầy.
Kính thầy yêu bạn.
Muốn sang phải bắt cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
Hs trả lời: Từ thời xa xưa truyền lại.
Hs trả lời:
Cần phát huy.
Hs hát
2/. Ý nghĩa:
Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc nên chúng ta cần phát huy
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố
a/. Giải ô chữ:
Ô chữ này gồm 12 chữ cái là tên của một thầy giáo ưu tú bị liệt cả hai tay từ khi lên 4 tuổi nhưng đã vượt qua số phận để làm chủ cuộc đời.
Gv treo bảng phụ ghi sẵn nội dung btập a.
Gv nhận xét bổ sung => kết luận:
Hành vi thể hiện tôn sư trọng đạo 1, 3.
Hành vi cần phê phán 2, 4.
Hs xung phong lên bảng điền vào ô trống.
N
G
U
Y
Ễ
N
N
G
Ọ
C
K
Í
Hs quan sát, đọc đề và nêu yêu cầu.
Hs xung phong trả lời.
4/. Dặn dò: (1’)
+ Về nhà ôn lại toàn bộ nội dung bài học; Làm bài tập b, c SGK.
+ Chuẩn bị bài “Đoàn kết tương trợ”.
+ Đọc trước truyện đọcợMotj buổi lao động” => soạn gợi ý a, b, c SGK.
+ Sưu tầm những tấm gương sáng về “Đoàn kết tương trợ”.
+ Sưu tầm tục ngữ, ca dao, thơ, những ca khúc về “Tôn sư trọngđạo”..
+ Sưu tầm tục ngữ, ca dao, thơ, về “Đoàn kết tương trợ”..
IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
File đính kèm:
- Tiet 7.doc