Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Gio Quang - Tiết 27 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.

- Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta.

- Nêu được một số quy định của pháp lụât về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Kĩ năng: Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.

3. Thái độ: Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

- Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.

- Kĩ năng tư duy phê phán

- Kĩ năng kiên định.

- Kĩ năng phân tích so sánh.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ.

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Xử lí tình huống.

- Thảo luận nhóm.

- Trình bày một phút.

- Đóng vai. .

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Gio Quang - Tiết 27 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/3/2011. Ngày dạy : 25/3/2011. TIẾT 27: BÀI 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO (T1) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. - Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta. - Nêu được một số quy định của pháp lụât về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 2. Kĩ năng: Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu. 3. Thái độ: Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. - Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin. - Kĩ năng tư duy phê phán - Kĩ năng kiên định. - Kĩ năng phân tích so sánh. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Xử lí tình huống. - Thảo luận nhóm. - Trình bày một phút. - Đóng vai. . IV Phương tiện dạy học. 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan. 2. Học sinh: - Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học. V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: ( 2 phút). 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). Trả bài, nhận xét, rút kinh nghiệm bài kiểm tra. 3. Bài mới. a. Khám phá. (2 phút). - GV giới thiệu bài mới. Gv cho Hs sắm vai theo nội dung sau: Lan: Mẹ ơi sao nhà bạn Mai không có bàn thờ thắp hương như nhà mình. Mẹ: Vì nhà bạn ấy thờ Đức Chúa Trời, nhà bạn ấy theo đạo Thiên Chúa Giáo. Lan: Thế nhà mình theo đạo gì hả mẹ?. Mẹ: Nhà mình theo đạo Phật. Lan: Thế hai đạo này khác nhau như thế nào?.....Gv dẫn dắt vào bài. b Kết nối: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung kiến thức cơ bản, *HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk. Tìm hiểu tin tức, sự kiện. - Mục tiêu: HS biết được tín ngưỡng và tôn giáo. - Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Động não. Gv: Gọi Hs đọc phần tin tức, sự kiện. Gv: Hãy kể tên một số tôn giáo mà em biết?. Gv: Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng hay tôn giáo?. HS: Trình bày các ý kiến. HS: Nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính. * HĐ2:( 10 phút) HD học sinh tìm hiểu nội dung bài học. - Mục tiêu: HS nắm được nội dungbài học. - Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Thảo luận nhóm. Gv: Tín ngưỡng là gì?. Cho ví dụ. ( Thần núi, sông, lửa, ông táo, thành hoàng, tổ tiên...) Gv: Tôn giáo là gì?. Gv: Hỏi 1 số Hs, em và gia đình đang theo đạo gì?. Hãy kể 1 số hình thức lễ nghi của đạo mà em đang theo?.( VD: đạo phật thờ phật tổ, có bàn thờ thắp hương, tụng kinh...; đạo thiên chúa thờ đức chúa, không thắp hương, nghe giảng đạo...). Gv: Thế nào là mê tín dị đoan?. Gv: Theo em đạo Đông hoa di lặc, đạo thoát y có phải là tôn giáo không?( Đó là những dị giáo) HS: Các nhóm nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vào phần ghi bảng. * HĐ3: ( 6 phút) Luyện tập - Mục tiêu: Rèn kĩ năng. - Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Luyện tập. Gv: Hãy kể 1 số biểu hiện mê tín dị đoan trong Hs hiện nay?. Gv: HD học sinh làm bài tập a,b,e sgk/53,54. Gv: Giới thiệu truyện: Chỉ vì một phút cuồng tín sbt/43. ( Nếu còn thời gian gv đọc một số tin tức về MT dị đoan và hậu quả của nó ở báo PL) HS: Trình bày các ý kiến. HS: Khác nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính. 1. Khái niệm: * Tín ngưỡng: là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như thần linh, thượng đế, đức Chúa trời Tôn giáo: là mọt hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, có giáo lí và những hình thức nghi lễ. VD: Đạo Phật, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Đạo Hồi... * Mê tín dị đoan: Tin một cách mù quáng, dẫn đến mất lí trí, hành động trái lẽ thường, gây hậu quả xấu. Ví dụ: Bói toán, lên đồng, chữa bệnh bằng phù phép, yểm bùa. c. Thực hành / luyện tập ( 5 phút) - Bài tập SGK. d.Vận dụng: ( 2 phút) Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan. 4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút) - Học bài, làm bài tập còn lại sgk. - Xem trước nội dung còn lại của bài. - Tìm hiểu các lễ nghi của 1 số tôn giáo ở địa phương. VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:.. . . . . Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra. Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.

File đính kèm:

  • docTIET 27.doc