I. Mục tiêu:
1. KT: - Giúp Hs hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé mồ côi cha- chú bé Hồng phải sống xa mẹ.
- Cảm nhận được tình yêu thương vô bờ của chú đối với người mẹ; Hiểu được văn hồi kí thấm đượm chất trữ tình, giàu sức truyền cảm của nhà văn Nguyên Hồng.
2. KN: Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, khái quát đặc điểm tính cách nhân vật qua lời nói, nét mặt, tâm trạng.
3. TĐ: Biết chia sẻ, cảm thông với số phận của những con người bất hạnh trong xã hội.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: SGV, SGK, SBT, tranh vẽ, bảng phụ, bài soạn, tác phẩm Những ngày thơ ấu.
2. Học sinh: Soạn bài Trong lòng mẹ: tìm hiểu tác giả, tác phẩm; đọc kĩ văn bản; trả lời các câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HÑ1: Khôûi ñoäng ( 5’)
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu diễn biến tâm trạng hồi hộp, ngỡ ngàng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
Câu 2: Nêu vài nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
3. Bài mới: Gv giới thiệu bài mới.
HĐ2: Tổ chức dạy và học bài mới ( 35’)
9 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 5+6: Văn bản: Trong lòng mẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p: Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Cho ví dụ từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp và lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Câu 2: Thế nào là từ có nghĩa rộng? Thế nào là từ có nghĩa hẹp?
- Bài mới: Gv giới thiệu bài mới.
HĐ2: Tổ chức dạy và học bài mới ( 15’)
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA THAÀY VAØ TROØ
NOÄI DUNG BAØI HOÏC
I
* Phương pháp: phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu.
Gv: Gọi Hs đọc đoạn văn “Những ngày thơ ấu”. Gv ghi những từ in đậm lên bảng.
Gv: Các từ in đậm trong đoạn văn trên có nét chung nào về nghĩa?
Hs: Chỉ những bộ phận của cơ thể người.
Gv: Ta gọi những từ có nét chung về nghĩa ấy là trường từ vựng. Vậy trường từ vựng là gì?
Gv: Gọi Hs đọc và xác định yêu cầu BT1: tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản Trong lòng mẹ.
Hs: Thầy, mẹ, cô, anh em tôi, tôi.
Gv: Trường từ vựng “mắt” có thể bao gồm những trường từ vựng nhỏ nào?
Hs: Đọc ví dụ mục a/21,22
Gv: Đưa ví dụ: “tay”
- Bộ phận của tay: cánh tay, bàn tay, ngón tay,
- Hoạt động của tay: cầm, nắm, vò,..
- Đặc điểm bên ngoài: mềm mại, khô ráp,
Gv: Qua tìm hiểu ví dụ trên chúng ta có kết luận như thế nào?
Gv: Em có nhận xét gì về các từ loại của các từ trong trường từ vựng “mắt”
Hs: Bao gồm nhiều từ loại (danht ừ, động từ, tính từ)
Mắt
Danh từ ĐT chỉ hoạt động TT chỉ tính chất
con ngươi nhìn lờ đờ
lông mày trông toét
Gv: Em có nhận xét gì về trường từ vựng?
Gv: Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau không?
Hs: Theo dõi ví dụ c/22.
Gv: Tác dụng của cách chuyển trường từ vựng trong thơ văn và trong cuộc sống?
Gv: Gọi Hs đọc lại ghi nhớ và phần lưu ý.
HĐ3: Luyện tập (20’)
* Hình thức hoạt động: HĐ đồng loạt, HĐ theo nhóm
Gv: Gọi Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập 2. Hướng dẫn Hs làm, chia nhóm.
- Nhóm 1,2: câu a,b Nhóm 3,4: câu c,d
- Nhóm 5,6: câu e,g
Gv: Gọi Hs đọc và xác định yêu cầu: các từ in đậm trong đoạn văn thuộc trường từ vựng nào?
Gv: Gọi Hs xác định yêu cầu BT4/23. Gv đưa BT lên bảng phụ, gọi 1Hs lên bảng điền vào, chấm điểm
BT5*/23: Gv hướng dẫn Hs làm ở nhà
Gv:Tác giả đã chuyển từ in đậm từ trường nào sang trường nào?
Gv: Gọi Hs xác định yêu cầu BT7. Hs viết, trình bày, các Hs khác nhận xét, Gv nhận xét, chấm điểm một vài bài
A-Tìm hiểu bài:
I- Thế nào là trường từ vựng?
Ví dụ 1:
Mắt, mặt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng
=> Chỉ những bộ phận của cơ thể người
Ví dụ 2: Tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”: Thầy, mẹ, cô, anh em tôi, tôi.
* Ghi nhớ: SGK/21
* Lưu ý:
- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
- Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
- Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
- Tăng sức gợi cảm
B- Luyện tập:
BT2/23: Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ:
a. Dụng cụ đánh bắt thủy sản.
b. Dụng cụ để đựng.
c. Hoạt động của chân
d. Trạng thái tâm lí
e. Tính cách
g. Dụng cụ để viết
BT3/23: Xác định trường từ vựng của các từ in đậm.
“thái độ”
BT4/23: Xếp các từ đúng trường từ vựng của nó
- Khứu giác: mũi, thơm, điếc, thính
- Thính giác: tai, nghe, thính, điếc, rõ
BT6/23: Chuyển trường từ vựng “quân sự” sang trường “nông nghiệp”
HÑ4: Đánh giá (2’)
Câu 1: Trường từ vựng là gì?
Câu 2: Lập các trường từ vựng nhỏ về “cây”: bộ phận của cây; đặc điểm của cây; bệnh tật của cây.
HÑ5: Hướng dẫn hoạt động tiếp nối của học sinh (3’)
- Học thuộc ghi nhớ Sgk/21. Hoàn thành các BT vào vở, làm BT5. Lấy được ví dụ và lập được các trường từ vựng theo yêu cầu của bài học.
- Xem bài: Bố cục của văn bản: đọc văn bản và trả lời các câu hỏi phần bài học, xem kĩ các yêu cầu phần luyện tập.
Ngày soạn: 30-8
Ngày soạn: 3-9
Tiết 8: BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
Mục tiêu:
1. KT: - Nắm được bố cục của văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài.
- Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.
2. KN: Rèn kĩ năng xây dựng bố cục văn bản trong khi nói hoặc viết.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGV, SGK, SBT, bài soạn.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài Bố cục của văn bản: đọc văn bản và trả lời các câu hỏi phần bài học, xem kĩ các yêu cầu phần luyện tập.
Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Khởi động (5’)
- Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản ?
Câu 2: Điều kiện để đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
- Bài mới: Gv giới thiệu bài mới.
HĐ2: Tổ chức dạy và học bài mới (20’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
I
* Phương pháp: rèn luyện theo mẫu.
Gv: Một văn bản thường có bố cục mấy phần?
Gv: Gọi Hs đọc văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”.
Gv: Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó.
Hs: 3 phần: - Mở bài-> câu 1;
- Thân bài-> câu 2 đến câu 7;
- Kết bài-> câu 8,9.
Gv: Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên.
Hs: - Mở bài: nêu ra chủ đề được nói tới -> Giới thiệu ông Chu Văn An.
- Thân bài: trình bày các nội dung làm sáng tỏ chủ đề
-> Công lao to lớn và tính cách của ông Chu Văn An
- Kết bài: tổng kết chủ đề-> Tình cảm của mọi người.
Gv: Giữa các phần trong văn bản có mối quan hệ như thế nào? (Gợi ý: ta có thể lược bỏ 1 phần trong văn bản được không? Vì sao?)
Hs: Mỗi phần đều có chức năng, nhiện vụ riêng nhưng luôn gắn bó chặt chẽ với nhau; liên quan và phù hợp với nhau để thể hiện tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
Gv: * Lưu ý: Ta không thể lược bỏ bất kì phần nào của văn bản.
Vì: - Thiếu phần Mở bài thì sẽ thiếu mất phần nêu đối tượng “Thầy Chu Văn An”
- Thiếu phần Thân bài thì văn bản sẽ không phát triển được chủ đề nêu ở phần mở bài.
- Thiếu phần Kết bài thì văn bản không khép lại được (thiếu phần tổng kết văn bản).
Gv: Từ việc phân tích trên, hãy cho biết một cách khái quát: Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì? Các phần của văn bản quan hệ với nhau như thế nào?
Hs: Trả lời. Gv chốt ý 1,2 phần ghi nhớ.
II
* Phương pháp: rèn luyện theo mẫu.
Gv: Gọi Hs đọc phần chốt mục II Sgk.
Gv: Phần thân bài văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào?
Hs: Sự hồi tưởng những kỉ nệm về buổi tựu trường đầu tiên. Cảm xúc được sắp xếp theo trình tự thời gian: Trên đường đến trường, lúc ở sân trường làng Mĩ Lí, khi bước vào lớp học; sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập những cảm xúc về cùng một đối tượng trước đây và buổi tựu trường đầu tiên.
Gv: Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé trong phần Thân bài.
Gv: Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh, em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào? (Gợi ý: Tả phong cảnh thì tả theo trình tự nào? Tả người, vật, con vật thì tả theo trình tự nào?)
Hs: - Tả phong cảnh: không gian, thời gian;
- Tả người, vật, con vật: chỉnh thể -> bộ phận.
- Tả người: tình cảm, cảm xúc.
Gv: Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết.
Gv: Phần thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề “người thầy đạo cao đức trọng”. Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy.
Hs: Các sự việc nói về thầy Chu Văn An là người tài cao, có đạo đức, được học trò kính trọng.
Gv: Từ các bài tập trên và bằng những hiểu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản tuỳ thuộc vào những yếu tố nào? Các ý trong phần thân bài được sắp xếp theo những trình tự nào?
Hs: Dựa vào ý 3 phần ghi nhớ trả lời
Gv: Trình bày bố cục của văn bản và cách bố trí, sắp xếp nội dung phần Thân bài.
Hs: Đọc ghi nhớ. Gv chốt để Hs nắm chắc bài học
HĐ3: Luyện tập (15’)
* Hình thức hoạt động: HĐ đồng loạt, HĐ theo nhóm
Gv: Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 1
Gv: Chia nhóm: Nhóm 1,2 câu a; Nhóm 3,4 câu b; Nhóm 5,6 câu c.
Hs: Thảo luận theo yêu cầu (3’), trả lời
a. Không gian: giới thiệu đàn chim từ xa đến gần. Miêu tả đàn chim bằng những quan sát mắt thấy, tai nghe.
b. Miêu tả trực tiếp Ba Vì. Không gian rộng: Ba Vì trong mối quan hệ với các sự vật xung quanh.
c. Bàn về mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và các truyền thuyết.
Gv: Gọi Hs đọc bài tập 2. Nêu yêu cầu của bài tập.
Hs: Trình bày trước lớp. Nhận xét của Hs, Gv
Mở bài: nêu khái quát tình cảm của chú bé với mẹ.
Thân bài:
- Hoàn cảnh đáng thương của chú bé và nỗi nhớ nhung, khao khát được gặp mẹ của chú.
- Sự cay nghiệt của bà cô và sự phản ứng của chú khi nghe bà cô bịa chuyện kể về mẹ.
- Niềm sung sướng khi gặp lại mẹ.
Gv: Hướng dẫn Hs làm BT3 ở nhà.
Hs: Sắp xếp chưa hợp lí
A. Tìm hiểu bài:
I. Bố cục của văn bản:
* Tìm hiểu văn bản: Người thầy đạo cao đức trọng.
Bố cục: 3 phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài )
II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản:
Ví dụ 1: Văn bản Tôi đi học
- Sự hồi tưởng những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên.
- Trình tự sắp xếp theo thời gian:
Ví dụ 2: Văn bản Trong lòng mẹ
- Tình cảm: thương yêu qúi trọng mẹ
- Thái độ: căm ghét những kẻ nói xấu mẹ - ghét cổ tục phong kiến.
- Niềm vui sướng khi được gặp mẹ.
* Ghi nhớ: SGK/12
B- Luyện tập:
BT1/26,27: Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích:
a. Trình bày ý theo thứ tự không gian: nhìn từ xa đến gần đến tận nơi đi xa dần.
b. Trình bày ý theo thứ tự thời gian: về chiều, lúc hoàng hôn.
c. Đoạn 1: Luận điểm; Đoạn 2,3: Luận cứ
Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh.
BT2/27: Trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng sẽ trình bày các ý:
HĐ4 : Đánh giá ( 2’)
Câu hỏi: 1. Bố cục của văn bản gồm mấy phần. Nội dung của từng phần.
2. Nêu trình tự sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản.
HĐ5: Hướng dẫn hoạt động tiếp nối của học sinh (3’)
- Làm BT3/27; học bài cũ phần ghi nhớ/25 và bài Trong lòng mẹ
- Soạn bài: Tức nước vỡ bờ: tìm hiểu tác giả, tác phẩm; đọc kĩ văn bản; trả lời các câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
File đính kèm:
- tuan 2 tiet 09.doc