Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 22 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiết 1)

I. . MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức: HS nêu được:

 - Thế nào là môi trường và thế nào là tài nguyên thiên nhiên.

 - Các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

 - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên với cuộc sống của con người.

2. Về kĩ năng:HS biết:

- Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.

- Bảo vệ môi trường ở nhà, trường, nơi công cộng, biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

3. Về thái độ: Giáo dục HS:

 - Có ý thức bảo vệ môi trường – tài nguyên thiên nhiên.

 - Ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

 - Phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường .

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 22 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 NS: 27 /01/2013 Tiết 22 NG: 29/01/2013 Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 1) I. . MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: HS nêu được: - Thế nào là môi trường và thế nào là tài nguyên thiên nhiên. - Các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. - Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên với cuộc sống của con người. 2. Về kĩ năng:HS biết: - Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí. - Bảo vệ môi trường ở nhà, trường, nơi công cộng, biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. 3. Về thái độ: Giáo dục HS: - Có ý thức bảo vệ môi trường – tài nguyên thiên nhiên. - Ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường ... II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC: - Tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương. - Tư duy phê phán với những hành vi bảo vệ môi trường – tài nguyên thiên nhiên và những hành vi gây hại đối với môi trường – tài nguyên thiên nhiên. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 15’: - Nêu một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục? - Bổn phận của trẻ em với gia đình –nhà trường và xã hội? 3. Dạy - học bài mới: a. Giới thiệu: Cho HS quan sát tranh ảnh về rừng núi, sông hồ, động thực vật và khoáng sản. =>Những hình ảnh mà các em vừa quan sát là các điều kiện tự nhiên bao quanh con người, tác động đến đời sống - sự tồn tại và phát triển của con người – đó chính là môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Vậy thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Tại sao phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. b. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động1: Tìm hiểu thông tin sự kiện. *GV gọi 2 HS đọc thông tin - sự kiện (số liệu mới cập nhật) và cho HS quan sát tranh ảnh về tài nguyên – môi trường. *GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (3’) theo các câu hỏi: N1: Em có suy nghĩ gì về những thông tin và hình ảnh vừa quan sát? (Rừng bị tàn phá và huỷ diệt, khai thác bừa bãi, nạn lâm tặc ->cạn kiệt tài nguyên, du canh du cư -> cháy rừng) N2: Hãy kể một số yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà em biết? (Yếu tố môi trường như đất, nước, rừng, động thực vật, không khí, nhiệt độ, ánh sáng; yếu tố TNTN là sản phẩm của thiên nhiên tạo nên như rừng cây, động thực vật quý hiếm, khoáng sản, nguồn nước, dầu khí) N3: Tác dụng của rừng với đời sống con người? (Cung cấp ôxi để thở, hấp thụ CO2, tạo bóng mát và cảnh quan, “rừng là lá phổi xanh bảo vệ con người”) N4: Môi trường bị ô nhiễm và TNTN bị khai thác bừa bãi dẫn đến hậu quả gì? (Thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng con người, thiệt hại cho sản xuất) =>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn xác và giảng chuyển ý: Thông tin là nguyên nhân, còn sự kiện là hậu quả để lại ->có nhân thì có quả “gieo gió phải gặt bão” -> mọi người cần hiểu rõ vấn đề môi trường – tài nguyên thiên nhiên và vai trò của nó (mục 2). Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm môi trường – tài nguyên thiên nhiên và vai trò của MT – TNTN. *GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2(a, b, c)/45 để tìm hiểu bài học: H: Em hiểu thế nào là môi trường? H: Những gì có sẵn và những gì do con người tạo ra? HS: ĐK có sẵn như rừng cây, đồi núi, sông hồ, nhân tạo như nhà máy, khói bụi, rác thải =>HS trả lời, GV chuẩn xác và nhấn mạnh: Môi trường ở đây là môi trường sống (sinh thái) -> tác động đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. H: Thế nào là tài nguyên thiên nhiên? =>GV giảng: TNTN là một bộ phận thiết yếu của môi trường và quan hệ chặt chẽ với môi trường ->Mọi hoạt động khai thác dù tốt hay xấu đều tác động đến môi trường do đó MT và TNTN rất quan trọng với đời sống con người. H: Nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? Ví dụ? HS: các con sông bị tắc nghẽn, đục ngầu do rác thải, khói bụi rác bẩn từ các nhà máy và khu dân cư, không khí ngột ngạt, khí hậu biến đổi thất thường H: Chứng minh môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng với đời sống con người? =>HS trả lời, GV chuẩn xác và chốt lại: Môi trường là các điều kiện tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, còn TNTN là những sản phẩm do thiên nhiên tạo ra. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm về các vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên. *GV cho HS quan sát thông tin và băng hình về tình hình môi trường và tác động của con người cũng như hậu quả của tác động đó tới môi trường. *GV chia HS thành các nhóm (2 bàn/1 nhóm), yêu cầu HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi: 1. Hãy nêu những biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường ở nước ta? 2. Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm huỷ hoại MT? 3. Hậu quả của sự ô nhiễm - cạn kiệt nguồn tài nguyên với cuộc sống và sản xuất? - Các nhóm thảo luận và ghi kết quả ra giấy, đại diện nhóm trình bày kết quả và lớp nhận xét - bổ sung =>GV chốt vấn đề: Vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường đang là vấn đề báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do con người thiếu hiểu biết và ý thức kém ->ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất (thiên tai) ->cần thiết phải nỗ lực hợp tác toàn cầu để bảo vệ môi trường. I. Thông tin, sự kiện II. Nội dung bài học 1. Khái niệm: a. Môi trường: Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, tác động đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. b. Tài nguyên thiên nhiên: Là của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng phục vụ cuộc sống con người (động thực vật quý hiếm, mỏ khoáng sản, nguồn nước, dầu khí) 2. Nguyên nhân gây ô nhiễm MT: -Do tác động tiêu cực của con người. -Không thực hiện các biện pháp bảo vệ MT. 3.Vai trò: MT và TNTN có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người: - Tạo CSVC để phát triển KT – VH – XH. - Tạo phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức và tinh thần cho con người. 4. Củng cố: *GV chốt lại tiết 1: - Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng như vậy -> chúng ta cần thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiết sau). 5. Đánh giá: *HS trả lời 2 câu hỏi trực tiếp: - Hãy nêu 5 yếu tố của môi trường tự nhiên? (cây cối, không khí, nước, rừng cây, đất đai). - Hãy kể 5 biểu hiện của sự ô nhiễm và huỷ hoại môi trường tự nhiên? (khói bụi, lũ lụt và hạn hán, diện tích rừng bị thu hẹp, đất bạc màu, sông ngòi tắc nghẽn) 6. Hoạt động tiếp nối: - Học bài theo các nội dung. - Tìm hiểu tình hình môi trường tại nơi cư trú có những biểu hiện gì xấu - tốt, các nguồn gây ô nhiễm và hình thức gây ô nhiễm để tiết sau trình bày ở lớp. - Chuẩn bị giờ sau tìm hiểu tiếp bài học và làm bài tập. 7. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docCD 7 tuan 23 tiet 22.doc