I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: - Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin.
- Nêu được ý nghĩa của tính tự tin.
2. Về kỹ năng: Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể.
3. Về thái độ: Tin ở bản thân mình, không a dua, dao động trong hành động.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin và thiếu tự tin.
- Xác định giá trị của sự tự tin và thể hiện sự tự tin.
- Tự nhận thức bản thân về lòng tự tin, tự trọng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 14 - Bài 11: Tự tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14: NS: 25/11/2012
Tiết 14: NG: /11/2012
Bài 11: TỰ TIN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: - Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin.
- Nêu được ý nghĩa của tính tự tin.
2. Về kỹ năng: Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể.
3. Về thái độ: Tin ở bản thân mình, không a dua, dao động trong hành động.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin và thiếu tự tin.
- Xác định giá trị của sự tự tin và thể hiện sự tự tin.
- Tự nhận thức bản thân về lòng tự tin, tự trọng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
- Bản thân em phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
3. Dạy - học bài mới:
a. GV giới thiệu: Cho HS giải thích ý nghĩa của 2 câu tục ngữ:
“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Có cứng mới đứng đầu gió”
->HS giải thích: - Khuyên ta trước khó khăn và thử thách không nản lòng và chùn bước.
- Có quyết tâm và tự tin thì mới có khả năng và dám đương đầu với khó khăn thử thách.
=>GV nhận xét và chốt lại: Như vậy, lòng tự tin sẽ giúp con người có thêm sức mạnh và nghị lực để làm nên sự nghiệp lớn. Vậy tự tin là gì? Phải rèn luyện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
b. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động1: Khai thác truyện đọc SGK.
*GV cho HS phân vai đọc truyện (2 vai: Bạn Hà và dẫn truyện), sau đó cho HS đàm thoại theo các câu hỏi phần gợi ý:
H: Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện và hoàn cảnh nào?
HS: - Góc học tập là căn gác xép nhỏ ở ban công, giá sách khiêm tốn, máy catset cũ, Hà chưa bao giờ đi học thêm (đk thiếu thốn).
- Bố đi bộ đội, mẹ là công nhân đã nghỉ hưu (hoàn cảnh khó khăn).
H: Hà có phương pháp gì để học tốt tiếng anh? Kết quả đạt được của Hà là gì?
HS: tự học; học trong SGK, ti vi; cùng anh trai luyện nói với người nước ngoài (PP sáng tạo, khoa học).
- Kết quả: được tuyển đi học nước ngoài.
H: Lý do nào bạn Hà được tuyển đi du học nước ngoài?
HS: Là học sinh giỏi toàn diện và nói tiếng Anh thành thạo, vượt qua kì thi tuyển chọn của người Xingapo, Hà luôn chủ động và tự tin trong học tập.
H: Em hãy cho biết biểu hiện của tính tự tin ở Hà?
HS: Tin tưởng vào khả năng của bản thân mình, chủ động trong học tập – đó là sự tự học, là người chăm học – chăm đọc sách, học theo chương trình dạy từ xa trên ti vi..
=>GV chốt lại: Nhờ có tính tự tin mà bạn Hà đã vượt qua mọi khó khăn và thành công trong học tập.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
*GV hướng dẫn HS rút ra bài học từ thông tin mục II /34.
H: Em hiểu thế nào là tự tin? Biểu hiện?
HS: Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân...
H: Người tự tin là người như thế nào?
H: Cho biết ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống?
H: Nếu không có tự tin con người sẽ trở nên như thế nào?
HS: Nếu không có tự tin con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối.
H: Em sẽ rèn luyện như thế nào để có tính tự tin?
=>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn xác và chốt lại bằng cách gọi HS đọc thông tin bài học (SGK/34).
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm liên hệ thực tế.
* GV chia nhóm cho HS thảo luận (3’) theo câu hỏi:
N1: Em hãy phân biệt tự tin với tự lực và tự lập ?
=>Hướng trả lời:
+Tự lực là tự làm lấy và giải quyết các công việc của bản thân mình.
+Tự lập là tự xây dựng cuộc sống cho mình, không dựa dẫm và ỷ lại vào người khác.
=>GV nhấn mạnh: Giữa tự tin với tự lực và tự lập có mối quan hệ mật thiết vì người có tính tự tin mới có tính tự lực và tự lập trong cuộc sống.
N2: Tự tin khác với tự cao, tự đại và tự ti như thế nào?
- Tự cao, tự đại: thấy mình hơn người khác, không cần sự giúp đỡ của người khác.
- Tự ti: thấy mình nhỏ bé, yếu đuối, thua thiệt người khác.
GV giáo dục HS phê phán tính tự cao, tự đại, rụt rè, ba phải
N3: Nêu một việc làm hành động một cách tự tin (hoặc thiếu tự tin)?
N4:tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tính tự tin?
( Thua keo này, bày keo khác; Lửa thử vàng, gian nan thử sức; Không vào hang cọp sao bắt được cọp con; Người có trí thì nên, nhà có nền thì vững;
=>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV tuyên dương động viên HS và chốt lại: Bất cứ việc gì muốn thành công cũng đều cần có tự tin, nhưng tự tin khác với tự cao – tự đại – rụt rè – a dua – ba phải...
Hoạt động 4: Luyện tập
*GV cho HS làm các bài tập tại lớp.
GV gọi 2 HS lên bảng làm bài b /34, cả lớp làm vào vở.
Các HS nhận xét và bổ sung, GV tuyên dương và động viên HS – chốt ý đúng.
GV gọi 2 HS (đọc và trả lời) làm bài tập d/35: Em hãy nhận xét hành vi của Hân trong tình huống trên?
GV nhận xét và chốt lại phần bài tập.
I. Truyện đọc:
“Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xingapo”.
II. Nội dung bài học:
1. Biểu hiện:
- Tin vào bản thân.
- Chủ động trong mọi việc.
- Dám tự quyết định.
- Hành động chắc chắn.
- Không hoang mang, dao động.
- Cương quyết, dám nghĩ và dám làm.
2. Ý nghĩa:
- Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn.
III. Bài tập:
* Bài b/34:
- Đồng ý với 1, 3, 4, 5, 6, 8.
- Không đồng ý 2, 7, 9.
* Bài d/35: Hân không tự tin vì Hân không tin vào kết quả bài làm của mình.
4. Củng cố:
* GV kết luận toàn bài:
- Để có tính tự tin, con người cần kiên trì – tích cực chủ động học tập, không ngừng vươn lên nâng cao nhận thức và năng lực để có khả năng hành động một cách chắc chắn.
5. Đánh giá: GV cho HS tự nhận xét về bản thân theo bài tập a / 34:
+ Bản thân em đã có tính tự tin chưa?
+ Yếu tố nào quan trọng nhất để giúp em tự tin?
+ Khi gặp bài khó em có nản lòng chùn bước không?
+ Kể việc em làm tốt nhờ có lòng tự tin?
6. Hoạt động tiếp nối:
- Học bài theo nội dung bài học.
- Hoàn chỉnh các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị giờ sau thực hành ngoại khoá.
7. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- CD7 tuan 14 tiet 14.doc