Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 13 - Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:.

1. Về kiến thức:

 - Hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

 - Kể được một số biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

 - Hiểu ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

2. Về kĩ năng:

- Biết xác định những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Thực hiện tốt bổn phận của bản thân để tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

3. Về thái độ: Trân trọng và tự hào về truyền thống tốt đẹp gia đình và dòng họ.

II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Xác định giá trị về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Trình by suy nghĩ / ý tưởng về ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của gia đình.

- Tư duy sng tạo về cch giữ gìn, pht huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Trách nhiệm của công dân – học sinh trong việc xây dựng gia đình văn hóa?

 3. Dạy - học bài mới:

 a. GV giới thiệu: Cho HS quan sát bức ảnh (SGK/31) và hỏi: “Bức ảnh trên nói lên điều gì”?

=>Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp và. Vậy chúng ta phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ, chúng ta cùng tìm hiểu bài học.

 b. Hoạt động dạy học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 13 - Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13: Ngày soạn: 10/11/2013 Tiết 13: Ngày dạy: 11/11/2012 Bài 10: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:. 1. Về kiến thức: - Hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Kể được một số biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Hiểu ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 2. Về kĩ năng: - Biết xác định những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Thực hiện tốt bổn phận của bản thân để tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 3. Về thái độ: Trân trọng và tự hào về truyền thống tốt đẹp gia đình và dòng họ. II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC: - Xác định giá trị về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Trình by suy nghĩ / ý tưởng về ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của gia đình. - Tư duy sng tạo về cch giữ gìn, pht huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Trách nhiệm của công dân – học sinh trong việc xây dựng gia đình văn hóa? 3. Dạy - học bài mới: a. GV giới thiệu: Cho HS quan sát bức ảnh (SGK/31) và hỏi: “Bức ảnh trên nói lên điều gì”? =>Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp và. Vậy chúng ta phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ, chúng ta cùng tìm hiểu bài học. b. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy – trò Nội dung cần đạt Khai thác truyện đọc *GV gọi HS đọc truyện (SGK/30), sau đó cho HS thảo luận nhóm 3’ theo các câu hỏi phần gợi ý : N1: Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình thể hiện như thế nào? (Hai bàn tay cha và anh tôi dày lên - chai sạn vì phải cày và cuốc đất; bất kể thời tiết khắc nghiệt không bao giờ rời trận địa; đấu tranh gay go, kiên trì và bền bỉ...) N2: Kết quả tốt đẹp mà gia đình đó đạt được là gì ? (Biến quả đồi thành trang trại kiểu mẫu có hơn 100 ha đất đai màu mỡ – trồng bạch đàn, hoè, mía, cây ăn quả và nuôi bò, dê, gà...) N3: Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “tôi” đã giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình ? (Sự nghiệp nuôi trồng của tôi bắt đầu từ cái chuồng gà bé nhỏ, mẹ cho 10 con gà nay thành 10 mái đẻ, số tiền có được tôi mua sách vở – đồ dùng học tập – truyện tranh – báo...) N4: Truyền thống gia đình dòng họ ảnh hưởng như thế nào đối với mỗi người? Em rút ra bài học gì ? (Sự lao động không mệt mỏi của cha và anh là những tấm gương sáng - > Không bao giờ ỷ lại hay trông chờ vào người khác - phải đi lên bằng chính sức lao động của mình). =>GV chốt lại: Sự lao động của các thành viên trong truyện nói riêng và nhân dân ta nói chung là tấm gương sáng để chúng ta luôn cố gắng phấn đấu vươn lên. Tìm hiểu nội dung bài học. *GV hướng dẫn HS rút ra bài học từ thông tin mục II/31 – 32 SGK. H: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? H: Truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ bao gồm những nội dung gì? HS: Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp về học tập, lao động, nghề nghiệp, văn hoá, đạo đức... H: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được biểu hiện ntn? HS trả lời và lấy ví dụ cụ thể về gia đình mình. H: Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình? H: Chúng ta phải sống như thế nào để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó? HS: Trân trọng và tự hào tiếp nối truyền thống, sống trong sạch, lương thiện; không làm tổn hại đến thanh danh dòng họ và gia đình =>HS trả lời, GV chuẩn xác – cho HS ghi bài và nhấn mạnh: Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phê phán hành vi làm tổn hại đến truyền thống của gia đình và dòng họ. Thảo luận nhóm liên hệ thực tế. *GV chia nhóm cho HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi: N1:Hãy kể những truyền thống tốt đẹp của gia đình em? (Gia đình em có nghề đan mây tre, dòng họ em có nghề đúc đồng – truyền thống hiếu học – nghề thuốc, quê em là xứ sở của các làn điệu dân ca, quê em có nghề làm tranh Đông Hồ hay quê em có nghề truyền thống may áo dài)... N2: Có phải các truyền thống đều phải giữ gìn và phát huy? (Cần tiếp thu cái mới, gạt bỏ thủ tục lạc hậu – bảo thủ không phù hợp, nhưng tránh để truyền thống mai một lãng quên). N3: Khi nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ, em có cảm xúc gì ? (Tự hào về truyền thống của gia đình dòng họ và tự nhủ sẽ cố gắng học tập và rèn luyện tốt để giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình). N4: Tìm các câu ca dao tục ngữ nói về chủ đề bài học? (“Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Con hơn cha là nhà có phúc”, “Cây có cội nước có nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”, “Chuông làng nào làng ấy đánh – Thánh làng nào làng ấy thờ”). =>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn xác và chốt lại: Thế hệ trẻ chúng ta hôm nay đã và đang kế tiếp truyền thống của cha ông ngày trước và lấp lánh trong mỗi trái tim ta là hình ảnh dân tộc Việt Nam anh hùng với khẩu hiệu “vì nước quên thân vì dân phục vụ”. Luyện tập GV gọi HS đọc và giải quyết BT b/32. Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập c/32. I. Đặt vấn đề “Truyện kể từ trang trại” II. Nội dung bài học 1. Khái niệm: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ là tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy. 2. Biểu hiện: - Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹpcủa gia đình, dòng họ. - Kiên trì học tập, làm theo truyền thống. - Giới thiệu truyền thống gia đình để nhiều người biết. 3. Ý nghĩa: - Đối với cá nhân: là những vốn quý, là kinh nghiệm mà thế hệ sau học tập, có thêm sức mạnh để vươn lên. - Đối với xã hội: Làm phong phú truyền thống và bản sắc dân tộc VN. III. Bài tập. *Bài b/32: Không vì 1 làng quê nghèo khó nên mọi người lo làm ăn, không nghĩ đến học hành làm quan. Có thể gđ, dòng họ của Hiên có truyền thống về lao động: cần cù, chịu khó trong sản xuất, yêu nước chống giặc ngoại xâm.... *Bài c/32: Đồng ý 1, 2, 5. 4. Củng cố: * GV kết luận: - Chúng ta phải ra sức học tập, bước tiếp truyền thống nhà trường và của bao thế hệ thầy cô – HS để xây dựng môi trường học tập lành mạnh hơn. 5. Đánh giá: GV cho HS phân biệt truyền thống tốt đẹp với những tập quán lạc hậu 6. Hoạt động tiếp nối: - Học bài theo nội dung bài học. - Hoàn chỉnh các bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài mới (Tự tin). 7. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctuan 13.doc