Giáo án Giáo dục công dân 7 - Hướng dẫn chương trình rèn luyện đội viên theo độ tuổi năm học 2010 – 2011

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chương trình rèn luyện đội viên. Trước sự phát triển mạnh mẽ của xã hội và nhu cầu của thanh thiếu niên được tham gia học tập, rèn luyện kỹ năng.

- Chương trình rèn luyện phù hợp với mặt bằng chung về nhận thức, năng lực, khả năng và điều kiện của từng thành viên. Là sự kế thừa và phát triển mang tính xã hội của cộng đồng cao. Thông qua đó, mỗi thành viên được học tập rèn luyện, vui chơi theo nhu cầu sở thích.

- Tạo sân chơi cho thanh thiếu niên và đội viên trong liên đội yêu thích cộng tác hoạt động kỹ năng. Thông qua đó, mỗi thành viên được rèn luyện về hành động đưa ra được những việc làm cụ thể, thiết thực, nâng cao năng lực làm chủ bản thân, trong công tác học tập và sinh hoạt cộng đồng.

2. Yêu cầu:

- Mỗi thành viên được rèn luyện theo chương trình đi từ thấp đến cao, và được rèn luyện thường xuyên để tự rèn luyện bản thân.

- Phương châm: Tự nguyện, tự giác, tự trang bị hành trong sinh hoạt

 

doc10 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Hướng dẫn chương trình rèn luyện đội viên theo độ tuổi năm học 2010 – 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số sản phẩm được điểm cao. - Tự làm một đồ chơi bằng giấy, vải, gỗ cho bản thân và em bé. Hạng nhì : - Tự phục vụ tốt mọi sinh hoạt của bản thân. - Thu dọn nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, ngăn nắp, chăm sóc cây trồng - Giúp đỡ cha mẹ nấu cơm, chăm sóc gia súc, sửa chữa đồ dùng của cá nhân và gia đình. - Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở trường lớp, Đội trên địa bàn dân cư : Công trình măng non, vệ sinh thôn xóm, trường lớp, phong trào xanh – sạch – đẹp. Hạng nhất : - Chỗ học, chỗ ngủ của bản thân ngăn nắp, gọn đẹp, vệ sinh quần áo sạch sẽ, biết tẩy vết bẩn, giặt , gấp, là (ủi ) quần áo phẳng phiu cho bản thân và gia đình. - Chủ động sắp xếp nhà cửa, góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, sạch đẹp. Chủ động giúp đỡ mọi việc trong gia đình như sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi - Biết sửa chữa nhỏ : lau chùi, vá săm xe đạp, sửa chữa bếp dầu, sửa chữa phích cắm điện và các đồ dùng đơn giản của gia đình. - Có một số sản phẩm tự tay làm như : sổ tay, nhật ký, cắt dán, vẽ, nặn, đồ dùng sinh hoạt học tập, may vá, thêu, đan lát một đồ chơi tặng nhi đồng. - Tự chế biến một số món ăn ngon như : Nấu xôi, nấu chè, làm nem, làm chả nướng, nộm, canh cua, canh mọc v.v 7. Chuyên hiệu : “VẬN ĐỘNG VIÊN NHỎ TUỔI” Hạng ba : - Tập đúng bài thể dục buổi sáng và giữa giờ. - Biết bơi hoặc nhảy dây, đá cầu và các môn thể thao khác, phù hợp với bản thân. - Đi bộ 5 km. - Vận động được các bạn tham gia hoạt động TDTT. Hạng nhì : - Biết bơi thành thạo và xử lý khi bị chuột rút, hoặc tham gia vào 1 đội TDTT của chi đội, liên đội. - Đi xe đạp được 10 km (hoặc đi bộ, leo núi) không mệt. - Tham gia thi ít nhất 1 môn TDTT và vận động được các bạn tham gia . Hạng nhất : - Bơi ít nhất 50 m hoặc đi bộ được 10 km ( không mệt ) - Tập luyện 4 môn điền kinh phối hợp. - Biết 1 bài võ hoặc 1 bài thể dục nhịp điệu của lứa tuổi. - Biết làm trọng tài 1 vài môn thể dục, thể thao hoặc hướng dẫn một môn thể thao. 8. Chuyên hiệu : “NHÀ SINH HỌC NHỎ TUỔI” Hạng ba : - Biết tên và hình dáng của 1 số con vật, gia súc, thú trong rừng, cây ăn quả, lương thực, cây thuốc, cây lấy gỗ. - Biết ích lợi và tác hại của 1 số con vật, cây trồng trên. - Có hành động chăm sóc bảo vệ cây, con vật trong gia đình. Hạng nhì : - Sưu tầm một số tranh ảnh về các loại thú quý, cây cảnh đẹp và những gia súc, cây trồng trong địa phương có giá trị kinh tế đối với Đội, trường, lớp - Chăm sóc cây trồng, con vật nuôi ở gia đình, tham gia phong trào xanh – sạch – đẹp ở gia đình, trường lớp và địa phương. - Biết hướng dẫn, giới thiệu cho bạn mình về ích lợi một số loại cây, con vật sau khi sưu tầm được. Hạng nhất : - Sưu tầm, viết tả cụ thể một số loại động vật đã được học trong chương trình và ngoài chương trình. Tìm hiểu tác dụng, ích lợi của các động vật, thực vật đó về kinh tế, môi trường v.v - Có hành động cụ thể chăm sóc bảo vệ nuôi dưỡng, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp thông qua các cây xanh, động vật. Yêu thiên nhiên, sinh vật, phát triển VAC (vườn, ao, chuồng). Tham gia hoạt động diệt trừ các loại sâu bọ, động vật có hại cho cây, con vật trong gia đình, địa phương. - Hiểu 1 kỹ thuật tiên tiến về trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo giống bảo tồn các con vật quý hiếm. 9. Chuyên hiệu : “CHĂM HỌC” Hạng ba : - Đi học đều (không nghỉ học, không đi học muộn) chăm chỉ học tập. - Thực hiện tốt việc học ở lớp. Chú ý nghe giảng bài, hăng hái phát biểu ý kiến, không quay cóp khi kiểm tra. - Thực hiện tốt việc học ở nhà: học thuộc bài, làm bài đầy đủ, có thời khoá biểu học ở nhà, có góc học tập. - Giúp đỡ bạn học kém: học tập bạn học giỏi, vượt khó học tập tốt, giúp ít nhất 1 bạn kém học tiến bộ. - Đạt kết quả học tập tốt : có sự tiến bộ về học tập, giành điểm cao trong các bài kiểm tra và thi. Hạng nhì : - Đi học đều, chuyên cần (không bỏ tiết, nghỉ học không lý do) - Thực hiện tốt việc học ở lớp, ở nhà: học tập chuyên cần, có phương pháp, học đều các môn học, có góc học tập, thực hiện tốt giờ tự học ở trường và ở nhà. - Vượt khó học tập tốt , giúp bạn vượt khó bằng việc làm cụ thể giúp 1 bạn : không dấu dốt , học tập bạn, không quay cóp khi kiểm tra. - Áp dụng bài học vào thực tiễn. - Đạt kết quả học tập tốt, luôn tiến bộ trong học tập. Hạng nhất : - Có động cơ và thái độ học tập tốt, có ý thức tích lũy kiến thức. - Áp dụng phương pháp học tập tốt : học đều các môn (không học lệch, hoặc chỉ tập trung vào các môn thi). Vận dụng bài học vào thực tế cuộc sống. - Giúp bạn học tốt vượt khó, giúp được ít nhất 1 bạn kém tiến bộ, học hỏi bạn giỏi. - Làm bài kiểm tra, thi nghiêm túc. - Đạt kết quả học tập tốt (có sự tiến bộ trong học tập) và trong các bài kiểm tra, thi. 10. Chuyên hiệu : “NHÀ SỬ HỌC NHỎ TUỔI” Hạng ba : - Biết các ngày đổi tên của Đội, biết tiểu sử Kim Đồng. - Biết tiểu sử của Bác Hồ và thuộc 5 điều Bác Hồ dạy. - Biết các di tích lịch sử Cách mạng, thắng cảnh, trụ sở cơ quan chính quyền và các nghề truyền thống của địa phương mình. - Biết những giai đoạn Cách mạng chính của lịch sử Việt Nam từ khi có Bác Hồ, biết kể chuyện Phù Đổng, Trần Quốc Toản. Hạng nhì : - Biết ngày thành lập Đoàn và các ngày đổi tên của Đoàn thanh niên. - Biết các phong trào truyền thốngvà các công trình lớn của Đội. - Biết 1 số đội viên anh hùng của Đội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. - Biết các chiến thắng Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh, kể được chiến công của các vị anh hùng dân tộc trong các chiến thắng này. - Biết gương oanh liệt của một số liệt sỹ tiền bối của Đảng và một số liệt sỹ ở địa phương mình. Hạng nhất : - Hiểu biết những điểm chính về lịch sử Đoàn và gương những Đoàn viên thanh niên tiêu biểu. - Đọc các sách về lịch sử Đoàn, về Đảng, Bác Hồ, chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh. - Học tập Điều lệ Đoàn, hiểu nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn viên và điều kiện vào Đoàn, biết ý nghĩa huy hiệu Đoàn, cờ Đoàn. - Biết tên và ý nghĩa nội dung phong trào hành động cách mạng của thanh niên hiện nay. - Biết sơ lược về tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. 11. Chuyên hiệu : “HỮU NGHỊ QUỐC TẾ” Hạng ba : - Biết xem bản đồ thế giới, chỉ đúng vị trí và tên các Châu lục. - Chỉ được vị trí nước Việt Nam trên bản đồ thế giới ( Địa cầu ). - Biết tên các nước ở cạnh nước ta : Biết cờ và thủ đô các nước đó. - Biết tên phong trào thiếu nhi Việt Nam ủng hộ thiếu nhi Quốc tế. Hạng nhì : - Chỉ và nêu tên các nước ASEAN trên bản đồ thế giới và nói được tên thủ đô của các nước đó. - Biết được đường hàng không Việt Nam đi các nước. - Biết tên tổ chức Quốc tế về trẻ em. - Có tham gia học ngoại ngữ ( nơi có điều kiện ). Hạng nhất : - Giới thiệu được ít nhất 5 nước có quan hệ ngoại giao với nước ta (vị trí trên bản đồ, đặc điểm nổi bật, Quốc kỳ). - Tham gia học một ngoại ngữ ( nơi có điều kiện ). - Biết tên được 3 tổ chức quốc tế có quan hệ với nước ta. - Biết tên 1 số nước có hợp tác, kinh tế, văn hóa với nước ta. 12. Chuyên hiệu : “KỸ NĂNG TRẠI” Hạng ba : - Biết sử dụng các nút: dẹt, thuyền chài, thợ dệt, ghế đơn, thòng lọng. - Đã đi tham quan một buổi cắm trại một ngày và chơi “trò chơi lớn”. Hạng nhì : - Biết sử dụng các nút : thợ dệt đơn và kép, nút ghế đơn, ghế kép, chân chó, lạt vặn, đầu nối. - Biết tham gia dựng lều. - Biết tìm phương hướng bằng la bàn, mặt trời và trăng sao. - Biết đốt lửa ngoài trời bằng diêm và bật lửa khi có gió. - Biết chuẩn bị và làm món ăn đi trại. Hạng nhất : - Biết chọn một chỗ cắm trại và tự mình có thể dựng một cái lều, làm bếp và sống dưới lều một đêm. - Chuẩn bị và làm món ăn ở trại, biết ba cách lọc nước sạch, biết đốt các bếp vào bất cứ thời tiết nào. - Biết làm trong tối hay nhắm mắt thắt lại các nút của các bậc trước. Biết làm và dùng nút buộc thuyền, nút mỏ neo, biết tết các đầu dây, biết đan, buộc hai cọc chèo bằng lối néo thẳng và chéo. - Biết dùng rìu hay dao rựa, biết đẵn và chặt cây nhỏ, vá lều, làm được bàn ghế, đồ dùng của trại. - Biết nhận xét và nhận biết được các dấu vết của người, vật, gia súc hay dã thú. - Biết đoán thời tiết bằng những hiện tượng trông thấy. - Biết cách tìm phương hướng ban ngày và ban đêm. 13. Chuyên hiệu : “THIẾU NHI BẢO VỆ AN TOÀN ĐƯỜNG SẮT” Hạng ba : - Biết nội dung hoạt động của phong trào “thiếu nhi bảo vệ an toàn đường sắt” và nội dung 3 không, 3 thấy, 3 cùng. - Biết những điều về luật giao thông đường sắt, các biển tín hiệu : Biển chỉ dẫn đường sắt cắt ngang đường bộ, biển báo nguy hiểm, những qui định khi vào ga đi tàu, vượt qua đường ngang. - Biết các vật dụng chủ yếu của đường sắt : đinh crampong, lập tách ray, vẹt, bản đệm ray, bu long sướt, đá balát. Hạng nhì : - Biết lịch sử phong trào thiếu nhi bảo vệ an toàn đường sắt và các kỳ tổ chức hội trại toàn quốc. - Biết những gương điển hình của phong trào ở địa phương. - Biết tuyến đường sắt đi qua địa phương mình dài bao nhiêu Km, có mấy nhà ga và giá trị kinh tế của tuyến đường đó. - Biết các sự cố đe dọa an toàn và cách xử lý khi có tình huống đó xãy ra. - Tham gia vào công tác bảo vệ an toàn đường sắt như : Tuyên truyền, chăm sóc nhà ga, con đường sạch đẹp và ngăn chặn, phát giác kẻ gian lấy cắp vật tư đường sắt. Hạng nhất : - Biết các tuyến đường sắt trên bản đồ đất nước. - Biết một số điều qui định trong nghị định 39/ CP của Chính phủ về đảm bảo an toàn giao thông đường sắt : Các điều 27, 29, 30, 31, 33, 37, 46, 49, 54, 59 - Biết và hiểu rõ qui chế khen thưởng của ban chỉ đạo Trung ương trong trào thiếu nhi bảo vệ đường sắt. IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: 1/ Liên đội, BCH liên chi đội, TPT xây dựng kế hoạch và triển khai triển khai chương trình rèn luyện đội viên đến từng đội viên trong toàn liên đội. 2/ Đối với các chi đội, các anh chị phụ trách chi đội, BCH chi đội , đội viên cần xây dựng kế hoạch chương trình rèn luyện cụ thể để thực hiện tốt kế hoạch này. 3/ Trong quá trình thực hiện có vướn mắc cần báo cáo ngay Ban phụ trách đội của liện đội để kịp thời xử lí. T/M Ban Phụ trách Đội Tổng Phụ Trách Đội Trưởng Ban Lê Thị Hường Nguyễn Nhật Sơn

File đính kèm:

  • docthuc hien 13 chuyen hieu.doc