I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hoá.
- Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hoá.
2. Về kỹ năng: HS biết:
- Tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hoá.
- Thể hiện hành vi văn hoá trong cư xử, lối sống ở gia đình.
3. Về thái độ:
- Coi trọng danh hiệu gia đình văn hoá.
- Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hoá.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng về ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá.
- Nêu và giải quyết vấn đề về vai trò của trẻ em – HS trong gia đình.
- Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia các công việc gia đình.
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá (tiếp theo) - Trường THCS Lê Hông Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12: Ngày soạn:03/11/2013
Tiết 12: Ngày dạy: 04/11/2013
Bài 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hoá.
- Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hoá.
2. Về kỹ năng: HS biết:
- Tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hoá.
- Thể hiện hành vi văn hoá trong cư xử, lối sống ở gia đình.
3. Về thái độ:
- Coi trọng danh hiệu gia đình văn hoá.
- Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hoá.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng về ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá.
- Nêu và giải quyết vấn đề về vai trò của trẻ em – HS trong gia đình.
- Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia các công việc gia đình.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Muốn xây dựng gia đình văn hoá cần có những tiêu chuẩn gì?
3. Dạy - học bài mới:
a. GV giới thiệu: Tieát hoïc tröôùc caùc em ñaõ bieát ñöôïc vieäc xaây döïng gia ñình vaên hoaù coù taàm quan troïng nhö theá naøo vôùi töøng gia ñình cuõng nhö caùc thaønh vieân trong gia ñình ñoù. Để hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa, bổn phận và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình => chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài học..
b. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung cần đạt
Tiếp tục tìm hiểu bài học
*GV hướng dẫn HS rút ra bài học từ thông tin mục II/28:
H: Việc xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa gì?
H: Bổn phận và trách nhiệm của công dân học sinh ?
: Thảo luận nhóm:
GV gọi HS đọc câu danh ngôn SGK/28 và cho biết:
H: Theo em, điều nào trong 3 điều đó là bất hạnh nhất của mỗi gia đình ? Vì sao ?
HS: Con cái hư hỏng -> Vì phải phòng ngừa nó như hoả hoạn và điều đó phụ thuộc vào chính các em và cha mẹ các em.
GV cho HS liên hệ bản thân.
=>GV tích hợp: HS góp phần xây dựng gia đình văn hoá bằng cách giữ gìn nhà ở ngăn nắp, sạch đẹp và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại khu dân cư (làm vệ sinh, trồng cây xanh)
Luyện tập
*GV hướng dẫn cho HS làm các bài tập tại lớp.
- GV gọi HS trả lời trực tiếp bài tập c/29.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài d/29, cả lớp làm vào vở .
=>GV nhận xét.
- Cho HS giải thích BT đ/29.
2. Ý nghĩa:
- Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng và giáo dục con người.
- Gia đình bình yên thì xã hội ổn định.
- Góp phần xây dựng xã hội văn minh và tiến bộ.
3. Trách nhiệm CD – HS:
a) Đối với mọi người:
- Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình.
- Sống giản dị, tránh xa các tệ nạ xã hội.
b) Đối với học sinh:
- Chăm ngoan học giỏi.
- Kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ .
- Thương yêu anh chị em.
- Không làm tổn hại đến danh dự gia đình.
III. Bài tập
Bài c/29: Để có được sự hoà thuận và không khí đầm ấm hạnh phúc trong gia đình thì mọi người phải hiểu và chia sẻ lẫn nhau...
*Bài d/29: Đồng ý với câu 3, 5.
Không đồng ý câu 1, 2, 4, 6, 7.
Bài đ/29: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng con người và là cái nôi hình thành nhân cách con người, như ông bà ta đã dạy “Dạy con từ thuở còn thơ”.
4. Củng cố: *GV kết luận: HS phải cố gắng rèn luyện góp phần xây dựng gia đình có lối sống văn hoá và giữ gìn truyền thống dân tộc.
5. Đánh giá: Tìm các câu ca dao tục ngữ nói về việc xây dựng gia đình văn hoá?
(“Gia đình là sự nghiệp to lớn đầy trách nhiệm”, “Cây xanh thì lá cũng xanh - cha mẹ hiền lành để đức cho con”, “Anh em ... đỡ đần”, “Của chồng công vợ”, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”)...
6. Hoạt động nối tiếp:
- Học bài theo các nội dung.
- Hoàn thiện các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài mới (Tìm hiểu các truyền thống của gia đình và dòng họ mình).
7. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tuan 12.doc