Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 8: Khoan dung

1. Mục tiêu bài học:

1.1. Kiến thức:

- Hs biết được thế nào là khoan dung?

- Hiểu được biểu hiện của lòng khoan dung

- Hiểu ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống

1.2. Kĩ năng:

Hs thực hiện được: Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh

- Biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người. Sống cởi mở thân ái, biết nhường nhịn.

* GDKNS:

Hs thực hiện thành thạo: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung

- KN tư duy phê phán đối với hành vi khoan dung hoặc không khoan dung

- KN giao tiếp, ứng xử; kĩ năng thể hiện sự thông cảm chia sẻ, kiểm soát cảm xúc tình huống có liên quan đến phẩm chất khoan dung.

 

doc5 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 4844 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 8: Khoan dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày dạy: 19/10/2012 KHOAN DUNG BÀI 8: 1. Mục tiêu bài học: 1.1. Kiến thức: - Hs biết được thế nào là khoan dung? - Hiểu được biểu hiện của lòng khoan dung - Hiểu ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống 1.2. Kĩ năng: Hs thực hiện được: Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh - Biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người. Sống cởi mở thân ái, biết nhường nhịn. * GDKNS: Hs thực hiện thành thạo: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung - KN tư duy phê phán đối với hành vi khoan dung hoặc không khoan dung - KN giao tiếp, ứng xử; kĩ năng thể hiện sự thông cảm chia sẻ, kiểm soát cảm xúc tình huống có liên quan đến phẩm chất khoan dung. 1.3.Thái độ: Thói quen:Khoan dung, độ lượng với mọi người; phê phán sự định kiến, hẹp hòi cố chấp trong quan hệ giữa mọi người với mọi người. Tính cách: Học sinh quan tâm và tôn trọng mọi người, không mặc cảm, không định kiến hẹp hòi. - GD ý thức học tập theo gương đạo đức HCM về lòng khoan dung 2. Các nội dung học tập Khái niệm về khoan dung Vì sao phải có lòng khoan dung 3. Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên: các tình huống về lòng khoan dung 3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới: Hiểu được biểu hiện của lòng khoan dung Ca dao, tục ngữ về khoan dung. 4. Tổ chức các hoạt động dạy học: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS 7A3 7A4 7A5 4.2 Kiểm tra miệng: Nhận xét bài làm của HS. 4.3: Tiến trình bài học Giới thiệu bài: Trong cuộc sống con người cần có lòng khoan dung, lòng khoan dung giúp con người dễ hòa nhập với mọi người xung quanh. Được mọi người yêu mến kính trọng.Vậy thế nào là khoan dung, biểu hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu. Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - Họat động 1: Tìm hiểu truyện Thời gian 10’ Mục tiêu: Tìm hiểu truyện đọc, rút ra nội dung bài học. HS: Đọc truyện theo phân vai. GV: Thái độ của Khôi đối với cô giáo như thế nào? HS: Lúc đầu đứng dậy nói to. Sau đó hối hận GV: Cô giáo Vân đã có việc làm như thế nào trước thái độ của Khôi ? HS: Đứng lặng người, cô xin lỗi HS GV: Vì sao bạn Khôi lại có sự thay đổi đó? HS: Vì Khôi đã chứng kiến cảnh cô Vân tập viết GV: Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ của cô giáo Vân? HS: Cô Vân là một người kiên trì, có tấm lòng khoan dung, độ lượng. GV K-G:Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì? HS: - Không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét về người khác. - Cần biết chấp nhận và tha thứ, khoan dung cho người khác - Họat động 2: Liên hệ thực tế.( thời gian 7’) Mục tiêu: Hs liên hệ bản thân và những người xung quanh về biểu hiện của lòng khoan dung. GV: Hãy kể những việc em hoặc các bạn em đã làm thể hiện lòng khoan dung hoặc không khoan dung? HS: Trả lời. * GDTTĐĐHCM: ? Em hãy kể câu chuyện về tấm gương khoan dung của Bác mà em biết? - HS kể chuyện . GDKNS: * Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút) HS:Thảo luận và trình bày kết quả. Nhóm 1, 2: Vì sao cần phải biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác? HS: Vì sẽ giúp không hiểu lầm, không bất hoà, không đối xử nghiệt ngã, tin tưởng, cởi mở Nhóm 3,4: Làm thế nào để có thể hợp tác nhiều hơn với các bạn trong việc thực hiện nhiệm vụ ở lớp, trường? HS: Phải tin tưởng, cởi mở, lắng nghe, góp ý cho bạn Nhóm 5, 6: Phải làm gì khi có sự hiểu lầm,bất đồng hoặc xung đột? HS: Phải ngăn cản, tìm nguyên nhân, giải thích, giảng hoà * GDKNS: HS xử lí các TH sau: ? Vì sao con người cần phải có lòng khoan dung? ? Sự định kiến hẹp hòi sẽ mang lại tác hại như thế nào? HS : trả lời GV:Qua đó em hãy rút ra được ý nghĩa của khoan dung? HS: Trả lời GV: Nhận xét, chuyển ý. - Họat động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.( thời gian 13’) Mục tiêu: tìm hiểu nội dung bài học vế khoan dung, ý nghĩa của nó. GV: Em cho thế nào là khoan dung ? HS: Biết lắng nghe, biết tha thứ, không chấp nhặt, không định kiến GV lấy ví dụ và phân tích -Gv: Khoan dung không có nghĩa là bỏ qua những người cố tình làm điều sai trái, cũng không phải là sự nhẫn nhục Gv? Nêu biểu hiện của lòng khoan dung? -Hs: Khoan dung không có nghĩa là bỏ qua những người cố tình làm điều sai trái, cũng không phải là sự nhẫn nhục Gv: Khoan dung có ý nghĩa gì? GV K- G: Để rèn luyện lòng khoan dung, là HS chúng ta phải làm như thế nào? HS: Sống thân ái, gần gũi, biết thông cảm ? Khi bạn có khuyết điểm em sẽ xử sự thế nào? HS: Thuyết phục bạn sửa chữa và tha thứ cho bạn * Cách rèn luyện lòng khoan dung: - Sống cởi mở, gần gũi,chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng, chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở chuẩn mực xã hội. Hoạt động 4: Luyện tập làm bài tập ( thời gian 5’) GV: Hướng dẫn HS làm bài tập theo SGK.. Làm bài tập b/ 25 * GDKNS: Đóng vai BT c, d - HS tự phân vai và đóng vai 2 TH - HS nhận xét và rút ra bài học cho bản thân - GV: nhận xét và chấm điểm Gv: kết luận chung: Khoan dung là một đức tính cao đẹp và có ý nghĩa to lớn. Nó giúp con người dễ dàng hòa nhập trong đời sống cộng đồng, nâng cao vai trò và uy tín của cá nhân trong xã hội. I. Truyện đọc: “Hãy tha lỗi cho em”. Nội dung bài học: 1.Thế nào là khoan dung? - Khoan dung là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng, thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. 2. Biểu hiện của lòng khoan dung: -- Khoan dung không có nghĩa là bỏ qua những người cố tình làm điều sai trái, cũng không phải là sự nhẫn nhục công bằng vô tư khi nhận xét người khác.. 3.Ý nghĩa: - Bản thân:Là đức tính quý báu của con người, được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. - Xã hội: Cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. III.Bài tập - Bài tập b: 1, 3, 5, 7 - Bài tập c: hành vi của lan là không biết tha thứ những lỗi nhỏ cho bạn. - Bài tập d: Em sẽ không thù hằn, hoặc đánh đập, chửi bạn mà nên ôn tồn nói với bạn và bỏ qua lỗi vô ý của bạn 4.4/ Tổng kết. GV: Em hãy đọc 1 số câu ca dao tục ngữ nói về lòng khoan dung. HS: Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại GV: Cho HS chơi sắm vai. TH: An ngồi bàn trước hay rung đùi và tựa lưng vào bàn của Hoà. Hoà bực mình lấy mực bôi vào mép bàn làm áo trắng của An vấy mực. Nếu em là An hoặc Hoà em sẽ xử sự như thế nào? HS: Thảo luận, sắm vai. GV: Nhận xét cho điểm - Thế nào là khoan dung? + Khoan dung là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng, thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. -Ý nghĩa của lòng khoan dung? + Bản thân:Là đức tính quý báu của con người, được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. + Xã hội: Cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học : * Đối với tiết học ở tiết này: + Học bài. + Làm bài tập a, đ sách giáo khoa trang 25, 26. + Tìm các tấm gương về khoan dung, sưu tầm các câu chuyện kể khác về Bác Hồ thể hiện lòng khoan dung của Bác. * Đối với tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài 9: “ Xây dựng gia đình văn hóa”. + Đọc truyện, trả lời câu hỏi gợi ý SGK/26,27. +Tìm ca dao, tục ngữ, hình ảnh về gia đình. + Tìm tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương. 5/ Phụ lục:

File đính kèm:

  • doc74653241234567234849876543543543r342195787656754321Bao tuong 20-11.doc