I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
học xong bài này – học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức
học sinh hiểu được:
khái niệm dân tộc, tôn giáo và quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo.
Nội dung và ý nghĩa về bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Chính sách của nhà nước trong việc đảm bảo bình đảng giữa các dân tộc, tôn giáo.
2. Về kĩ năng
Biết phân tích, đánh giá đúng việc thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc, tôn giáo của Đàng và nhà nước.
Phân biệt được hoạt động của các tổ chức tôn giáo được nhà nước thừa nhận với hoạt động của các tổ chức lợi dụng tôn giáo.
Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế phù hợp với quy định về thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo,
7 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 5. QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO (2tiết)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
học xong bài này – học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức
học sinh hiểu được:
khái niệm dân tộc, tôn giáo và quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo.
Nội dung và ý nghĩa về bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Chính sách của nhà nước trong việc đảm bảo bình đảng giữa các dân tộc, tôn giáo.
2. Về kĩ năng
Biết phân tích, đánh giá đúng việc thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc, tôn giáo của Đàng và nhà nước.
Phân biệt được hoạt động của các tổ chức tôn giáo được nhà nước thừa nhận với hoạt động của các tổ chức lợi dụng tôn giáo.
Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế phù hợp với quy định về thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo,
3. Về thái độ:
Có niềm tin đối với pháp luật, đối với chính sách của Đảng và nhà nước trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Có ý thức tương trợ, giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số, tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán , tín ngưỡng của các dân tộc.
Tôn trọng quyền tự do tôn giáo của người khác.
Phê phán hoặc đấu tranh với những hành vi chia rẽ dân tộc, lợi dụng tôn giáo.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY
Sgk – GDCD lớp 12
Sách GV lớp 12
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: (tiết 2)
1. Kiểm tra bài cũ
câu 1: Em hãy nêu một vài chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đặng giữa các dân tộc?
2. Giới thiệu bài mới:
Trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa các dân tộc, cá tôn giáo dã tạo nên sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù. Nên ngay từ đầu Đảng ta đã khẳng định tất cả các dân tộc, tôn giáo nước ta đều có quyền bình đẳng. Vậy quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu tiết 2: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
3. Hoạt động giảng dạy
Hoạt dộng của GV và HS
Nội dung chính
Dạy đơn vị kiến thức : khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo
-GV: Trước hết chúng ta phải hiểu tôn giáo là gì?
-HS: Trả lời.
-GV: Vậy em hiểu tín ngưỡng là gì?
-HS: Trả lời
-GV: Theo các em thờ cúng ông bà tổ tiên, các anh hùng liệt sĩ..là hoạt động tín ngưỡng hay ton giáo?
-HS: Trả lời
-GV: Bổ sung
Đây là hoạt động tín ngưỡng, vì chúng ta thờ cúng ông bà tổ tiên, các anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng là chúng ta thể hiện lòng biết ơn của mình với thế hệ cha ông mà chúng ta không nhất thiết phải theo một tôn giáo nào.
-GV: Vậy theo em tín ngưỡng trở thành tôn giáo khi nào?
-HS: Trả lời
-GV: Tín ngưỡng chỉ trở thành tôn giáo khi nó có giáo lý, giáo luật, giáo lễ, giáo đuờng, giáo dân
-GV: Việt Nam là nước đa tôn giáo. Em biết hiện nay nước ta mấy tôn giáo lớn?
-HS: Trả lời
-GV: Hiện nay nước ta có 6 tôn gáio lớn: đạo phật, đạo thiên chúa, đạo tin lành, đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài.
Tất cả các tôn giáo đều có quyền bình đẳng như nhau, vậy quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu như thế nào?
-HS: Trả lời
-GV: Bất kỳ ai, bất kỳ tôn giáo nào cũng có quyền bình đẳng, quyền thực hiện tôn gaío của mình miễn nó không vi phạm pháp luật, dù là giáo dân hay người không tôn giáo trước pháp luật dều bình đẳng như nhau.
-GV: Vậy nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo cụ thể như thế náo ta cùng tìm hiểu mục b
-GV: Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo có máy nội dung?
-HS: Trả lời
-GV:
* Nội dung 1:
+Mọi công dân thuộc cá tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hay không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trứơc pháp luật.
VD: Tất cả các công dân đủ 18 tuổi đều có quyền tham gia bầu cử quốc hội, 21 tuổi có quyền ứng cử.tất cà đều có quyền sống, học tập, lám việc theo pháp luật.
+Đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo phải có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo, giáo dục lòng yêu nước cho giáo dân, thực hiện nghĩa vụ công dân, ủng hộ Đảng CS, ủng hộ nhà nươc.
VD: Hòa thượng Thích Quảng Đức là tấm gương yêu nước, ông đã tự thiêu để phản đối chính quền Ngô Đình Diệm.
* Nội dung 2:
+Các tôn giáo dù lớn hay nhỏ đều dược nhà nuớc đối xử bình đẳmh như nhau, và được tự do hoạt động theo pháp luật
+Hoạt động tự do tín ngưỡng nhưng phải trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn háo, đạo đức tốt đẹp của dân tộc..tôn giáo đuợc Nhà nước đảm bảo
+các cơ sở chùa chiền, đền thờ..hợp pháp đựơc pháp luật bảo hộ, nghiêm cầm xâm phạm.
-GV: Vậy việc đảm bảo quyền bình đẳng giữa các tôn giáo có ý nghĩa gì?
-HS: Trả lời
-GV: Tóm ý
-GV:
Bình đẳng giữa các tôn giáo
Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo
Khái niệm Tôn giáo: là một hình thức tín ngưỡng có tổ chức với những quan niệm, giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng với những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy.
Tín ngưỡng là niềm tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tồn tại thực tế của những bản chất siêu nhân.
* Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo đực pháp luật bảo hộ
Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước đảm bảo, các cơ sở tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
Cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận.
Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
+ Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc.
+ Thúc đẩy tinh thần đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam
+ Tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta, trong cộng đồng xây dựng đất nước.
d.Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động của các tôn giáo theo quy định của pháp luật
Công dân có hoặc không có tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ công dân.
Xây dựng khối đoàn kết giữa đồng bào các tôn giáo khác nhau, đồng bào có hoặc không có tôn giáo.
Nghiêm cấm mọi hành vi, vi phạm về quyền tự do tôn giáo.
File đính kèm:
- thpt.doc