I MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức:
- Hs hiểu thế nào là sống giản dị? Biểu hiện của phẩm chất này.
- Ý nghĩa của giản dị trong cuộc sống.
- Phân biệt được sống giản dị với lối sống xa hoa lãng phí, kiểu cách.
2 Kỹ năng:
- Hình thành cho học sinh biết sống giản dị trong cuộc sống.
3 Thái độ:
-Biết quý trọng lối sống giản dị trong cuộc sống; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC:
- Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa của sống giản dị.
- Kĩ năng so sánh biểu hiện sống giản dị và trái với sống giản dị
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ ổn định:
2Bài cũ:. Gv giới thiệu chương trính GDCD 7
2. Bài mới
10 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 1 đến bài 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Gv đưa ra tình huống thể hiện tính tự trọng
Hoạt động của Thầy- Trò
Nội dung cần đạt
Hđ1: Khai thác nội dung truyện.
Gv: Yêu cầu Hs đọc truyện
Hs: Đọc truyện sgk
Gv: Rô_Be là người như thế nào?
Gv: Khi không thể đem trả lại tiền Ro- Be đãlàm gì?
Gv: Vì sao Rô-Be lại làm như vậy?
Gv: Em có nhận xét gì về Rô- Be?
Hđ2 : hoạt động rút ra khái niệm.
Gv: Em hiểu thế nào là tự trọng?
Gv: Tính tự trọng biểu hiện như thế nào?
Hs: Trả lời.
Hđ3: thảo luận nhóm.
-Trái với tự trọng là gì?
- Mỗi chúng ta có cần đức tính này không? Vì sao?
- Là học sinh phải làm như thế nào để có được đức tính này?
Hs: Đại diện nhóm trả lời , và các nhóm nhận xét lẫn nhau.
Gv: Chốt lại.
Hđ4: Trò chơi tiếp sức :
Gv: Cho học sinh thi tìm hiểu những câu tục ngữ, ca dao nói về tính tự trọng.
I Truyện đọc
- Là một em bé mồ côi, bán diêm.
-Nhờ em của mình đem tận nơi để trả.
- Muốn giữ đúng lời hứa.
-Rô- Be không muốn bị người khác coi thường, xúc phạm đến danh dự và mất lòng tin ở mình.
-Là người có ý thức trách nhiệm, thực hiện lời hứa bằng bất cứ giá nào, biết tôn trọng mình và người khác.
II . Nội dung bài học
1 Định nghĩa;
-Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm giá, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
2 Biểu hiện: Cư xử đúng mực, giữ lời hứa, luôn làm tròn nhiệm vụ không để bị chê trách.
-Trái : không giữ lời hứa, không hoàn thành nhiệm vụ
Là Hs cần: Tôn trọng những việc làm có tính tự trọng, biết bảo vệ danh dự cho bản thân, gia đình.
3 Ý nghĩa: Tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý, cần thiết giúp con người có nghị lực để vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ , nâng cao phẩm cách,uy tíncủa cá nhân, mọi người. Và nhận được sự quý trọng của những người xung quanh.
4. Củng cố:
- Thế nào là tự trọng? Biểu hiện, Ý nghĩa ?
-Hs: làm bài tập sgk.
5. Đánh giá:
-Giải nghĩa câu “ Chết vinh còn hơn sống nhục”
“ Đói cho sạch, Rách cho thơm”
6. Dặn dò:
Học bài theo nội dung bài học, chuẩn bị bài 4, trả lời theo gợi ý sgk.
Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ có nội dung nói về lòng tự trọng
7. Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
TUẦN 4 NS: 02 / 09/ 2012
TIẾT 4 ND: 04 / 09/2012
BÀI 5 YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Hs Hiểu
- Khái niệm về yêu thương con người,
- Biểu hiện của lòng yêu thương con người.
- Ý nghĩa của lòng yêu thương con người.
2. Kỹ năng:
- Biết thể hiện lòng yêu thương con người dối với những ngưòi xung quanh.
3 Thái độ:
- Có thái độ quan tâm đến mọi người xung quanh, không đồng tình với độ thờ ơ lạnh nhạt và những hành vi độc ác đối với con người.
II/ CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC:
- Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng trình bày suy nghĩ về biểu hiện và ý nghĩa.
- Kĩ năng phân tích so sánh, kĩ năng tư duy phê phán.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1 / Ổn định:
2 / Kiểm tra bài cũ: a) Thế nào là tự trọng? Cho ví dụ.
3 / Bài mới:
- Gv: cho học sinh nêu một số phong traò ủng hộ mà em đã tham gia và chưa tham gia.
==> gv: Khẳng định đó là lòng yêu thương con người và đẫn dắt vào bài.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
Hđ1 Khai thác nội dung tình huống:
Gv: Yêu cầu học sinh đọc truện sgk:
Hs: Đọc
Gv: Bác Hồ đã thăm gia đình chị Chín trong thời gian nào?
Hs: Trả lời: Tối 30 tết ,
Gv: Phân tích thêm.
Gv: Tìm những biểu hiên của lòng yêu thương con người?
Hs: Tìm biểu hiện và các nhóm bổ sung.
Hđ2: Rút ra khái niệm
Gv: Những chi tiết nào chứng tỏ Bác Hồ quan tâm, thông cảm và giúp đỡ gia đình chị Chín?
Hs: Trả Lời: - Xoa đầu, tặng quà, hỏi thăm công việc
Gv: Cho Hs phát biểu suy nghĩ sau đó nhận xét.
Gv: Sựu quan tâm của Bác thể hiện đức tính gì?
Hs: Lòng yêu thương của Bác.
GV: Thế nào là lòng yêu thương con người?
Hs: Trả lời
Gv Chốt lại và cho Hs đọc khái niệm sgk Để khắc sâu kiến thức.
Hđ3: tìm và phân tích biểu hiện, tác dụng của lòng yêu thương con người.
Gv: Em hiểu như thế nào về câu ca dao:
“ Nhiễu điều nhau cùng”
hs: Trả lời
Gv; Chốt lại.
Gv: Yêu cầu Hs sắm vai tình huống sgk.
Gv: Nhận xétchốt lại.
-Gv: Chúng ta ủng hộ quỹ vòng tay bè bạn nhằm mục đích gì?
Hs: Trả lời
Gv: Khẳng định tác dụng của việc ủng hộ đã giúp đỡ cho hàng ngàn học sinh vượt qua khó khăn trở lại với trường với lớp.
Gv: Liên hệ thưc tế nước ta từ thời Bắc thuộc và 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
1. Truyện đọc.
2. Nội dung bài học
-khái niệm:
Yêu thương con người là: quan tâm, đối xử tốt, làm điều tốt với người khác. Sẵn sàng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Chia sẻ, cảm thông với niềm vui, nỗi buồn và sự khổ đau với người khác.
- Có yêu thương người khác thì mọi người mới quý trọng và giúp đỡ và chúng ta khi khó khăn.
-Ý nghĩa:
- Là truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc , cần được phát huy.
4/ Củng cố:
-Gv: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm và ý nghĩa, tác dung và biện pháp rèn luyện.
- Hs làm bài tập 1 sgk.
5. Đánh giá:
- Chúng ta cần làm gì khi nhân dân miền trung bị bão lụt? Việc làm đó nói lên điều gì?
6. Dặn dò:
- Học bài theo nội dung câu hỏi sgk
_ Sưu tầm ít nhất là 5 câu ca dao, tục ngữ nói về đức tính này.
- Soạn bài mới bằng cách trả lời ngắn gọn các câu gợi ý sgk.
7. Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
**************************
TUẦN 5 Ngày soạn : 10/ 09/ 2012.
TIẾT 5 Ngày dạy : 12/ 09/ 2012
Bài 5: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Hs Hiểu
- Khái niệm về yêu thương con người,
- Biểu hiện của lòng yêu thương con người.
- Ý nghĩa của lòng yêu thương con người
2. Kỹ năng:
- Biết thể hiện lòng yêu thương con người dối với những ngưòi xung quanh.
3 Thái độ:
- Có thái độ quan tâm đến mọi người xung quanh, không đồng tình với độ thờ ơ lạnh nhạt và những hành vi độc ác đối với con người
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
II/ CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC:
- Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng trình bày suy nghĩ về biểu hiện và ý nghĩa.
- Kĩ năng phân tích so sánh, kĩ năng tư duy phê phán.
1 . Ổn định:
2. Bài cũ: Thế nào là yêu thương con người? Hãy kể một việc làm của bản thân mà em cho là việc làm yêu thương con người?
Giới thiệu bài mới : Giáo viên nêu những yêu cầu của tiết học.
- Làm bài tập sgk , và bài tập tình huống SBT
3. Bài mới:
Hđ1: Giáo viên yêu cầu Hs làm bài tập a,b,c,d sgk
- Hs: Lên bảng làm bài tập
- Yêu cầu hs nhận xét bài làm
Hđ2 GV: chữa bài tập và cho điểm
a) Nam là người biết quan tâm chia sẻ, biết vận động các bạn làm điều tốt việc làm của Nam thể hiện sự giúp đỡ bạn bè khi khó khăn Điều đó thể hiện việc làm yêu thương và giúp đỡ bạn bè.
b) Long là người có trách nhiệm, chu đáo , quan tâm đến người khác = > lòng yêu thương giúp đỡ em nhỏ.
c) Điều đó chứng tỏ Toàn là người chưa biết quan tâm chia sẻ với bạn bè xung quanh, chưa có cái nhìn rộng từ đó còn mang tính nhỏ nhen.
d) Hồng là người bạn tốt biết phân biệt được những hành vi sẩití và thể hiện lòng yêu thương bạn khi bạn mắc phải những tệ nạn xã hội.
e)” Thương người như thể thương thân” “lá lành đùm lá rách”
* Hs: Kể những việc làm và những tấm gương trong cuộc sống.
4/ Củng cố: Để rèn luyện đức tính và tấm lòng thương người như thể thương thân em sẽ làm gì trong cuộc vận động quỹ vòng tay bè bạn do liên chi đội của trường phát động?
5. Đánh giá: xây dựng kịch bản và sắm vai các tình huống nói về chủ đề yêu thương con người.
6/ Dặn dò: về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài 6 thực hiện những yêu cầu sau:
- Trả lời các câu hỏi gơị ý, tham khảo trước bài tập.
7. Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
File đính kèm:
- tuan 12345 GDCD7 tiet 12345.doc