Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 28: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

A- Mục tiêu bài học.

1- Kiến thức.

- Hiểu những quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

- Hiểu đó là tài sản quí nhất của con người cần giữ gìn, bảo vệ.

2- Thái độ.

- Có thái độ quí trọng tính mạng thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của bản thân đồng thời tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.

3- Kỹ năng.

- Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.

- Không xâm hại đến người khác.

 

doc9 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 28: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành 3 nhóm và nêu tình huống. Nam và Sơn là HS lớp 6b ngồi cạnh nhau. Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mua. Tìm mãi không thấy Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức qua Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi. Cô giáo đã kịp mời hai bạn lên phòng hội đồng kỷ luật. 1- Em hãy nhận xét cách ứng xử của hai bạn? 2- Nếu là một trong hai bạn, em sẽ xử sự như thế nào? 3- Nếu là bạn cùng lớp của Sơn và Nam em sẽ làm gì? Trả lời: - Sơn sai: vì chưa có chứng cứ đã khẳng định Nam ăn cắp. Như vậy là xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của bạn. - Nam sai: vì không khéo léo giải quyết mà đánh bạn Sơn chảy máu. Như vậy Nam đã xâm phạm bất hợp pháp đến thân thể Sơn, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của Sơn. GV: Nếu sự việc trầm trọng hơn sẽ bị xử lý theo pháp luật. GV: Giới thiệu điều 121, 122, 104 Bộ luật hình sự. Hoạt động 3: HD tìm hiểu nội dung bài học. ? Mỗi công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm hay không? Và được pháp luật nước ta quy định như thế nào? ? Qua đây em hiểu bảo hộ là gì? ? Qua những qui định của pháp luật, ta thấy nhà nước ta có thực hiện sự coi trọng con người hay không? ? Em hãy nêu một ví dụ về việc vi phạm luật bảo hộ tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm của con người mà em biết? - Đánh người, giết người. - Cố ý gây thương tích cho người khác. - Xúc phạm vu khống người khác. ? Thái độ của em ra sao trước việc đó? Hoạt động 4: HD học sinh làm bài tập. Tình huống: (bảng phụ). Trên đường đi học, Lan trông thấy một số bạn học sinh nam lớp tụ tập, trêu chọc, doạ nạt các em học sinh nữ, bắt các em phải nộp tiền mới cho đi qua. Nếu là Lan em sẽ xử trí như thế nào? - Phê bính, cảnh cáo việc làm sai của các học sinh nam. - Lan báo cho nhà trường và công an về sự việc đó. 1- Truyện đọc: Một bài học. 2- Nội dung bài học. a- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân. Quyền đó gắn liền với mỗi người và là quyền quan trọng nhất, đáng quí nhất của mỗi công dân (SGK). b- Những qui định của pháp luật cho ta thấy nhà nước ta thức sự coi trọng con người. Trong đời sống chúng ta phải biết tôn trọng bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác và của chính mình. Tố cáo những việc làm trái với pháp luật. D- Dặn dò. - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập c, đ (SGK). Tuần: 30 Ngày soạn: Tiết PPCT: 29 quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. (Tiết 2) A- Mục tiêu bài học. - Như ở tiết 1. B- Chuẩn bị. 1- Tài liệu và phương tiện. - Hiến pháp năm 1992. - Bộ luật hình sự 1999. 2- Phương pháp. - Xử lý tình huống. - Thảo luận nhóm. C- Hoạt động dạy học. 1- ổn định tổ chức. 2- Kiểm tra bài cũ. ? Theo em đối với con người thì cái gì quý nhất? Vì sao? 3- Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Phát triển kỹ năng nhận biết và ứng xử trước các tình huống liên quan đến quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. GV: Nêu tình huống. Tình huống 1: HS: Đọc tình huống SGK. ? Tuấn đã vi phạm điều gì? Anh trai Tuấn có phạm lỗi không? - Tuấn đã vi phạm: chửi bạn, đánh bạn. Tuấn đã xâm phạm sức khoẻ, thân thể và danh dự của Hải. - Anh trai tuấn cũng phạm tội xâm phạm đến thân thể của người khác. ? Nếu là Hải em sẽ ứng xử như thế nào? - Nếu là Hải em sẽ: + Trực tiếp giải thích cho Tuấn hiểu là Tuấn không nên đánh bạn, chửi bạn. + Nếu Tuấn vẫn không nghe thì báo cáo với cô giáo chủ nhiệm, bố mẹ biết để cùng giải quyết. Tình huống 2: Nhà nghèo, mới 14 tuổi Na đã bị bố mẹ ép gả cho một người Đài Loan hơn Na gần 30 tuổi, để lấy 5 triệu đồng tiền hồi môn. Na không đồng ý và đã nhiều lần trốn đi nhưng không thành, Na bị cha bắt về đánh cho một trận đau rồi nhốt trong buồng kín khóa chặt. Mọi người can ngăn ông nói đây là chuyện riêng của gia đình, không ai có quyền can thiệp, ông tuyên bố nếu Na đồng ý cưới thì sẽ thả, nếu không ông nhốt suốt đời. ? Em hãy nhận xét việc làm của bố Na, Na phải làm gì để bảo vệ mình? - Việc làm của bố Na là trái pháp luật, ông đã xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của Na. Ông phạm tội: cưỡng ép kết hôn (điều 146 BLHS). Ngược đãi hoặc hành hạ con (điều 151 BLHS). - Để giải quyết việc này Na có thể nhờ nhà trường, đoàn TNCSHCM, hội phụ nữ ở địa phương giải thích cho bố Na hiểu quyền bất khả xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự của công dân tuổi kết hôn và tự do kết hôn của công dân. Hoạt động 2: HD học sinh rèn luyện kỹ năng ứng xử để thực hiện quyền của mình. GV: Nêu câu hỏi cho HS trao đổi: Em hãy nêu ví dụ về việc xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm trong học sinh. Gặp những trường hợp đó em phải làm gì? Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. HS đọc bài tập. Vì sao H nên chọn cách ứng xử này? Vì: - Để nhóm con trai biết việc của họ là sai. - Cha mẹ thầy cô can ngăn kịp thời. * ý kiến đúng. - Công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể. - Mọi việc bắt giữ người đều là phạm tội. - Mọi việc xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác đều là vi phạm pháp luật. ? Vì sao em đánh dấu như vậy. - Đó đều là do quy định của pháp luật (Điều 71 Hiến pháp 1992) 1- Kỹ năng nhận biết và ứng xử trước các tình huống liên quan đến quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. * Tình huống 1 (bài tập b-SGK). 2- Rèn luyện kĩ năng ứng xử. * Ví dụ về xâm phạm quyền. - Đánh bạn. - Xúc phạm bạn. - Gây gổ với bạn. - Đùa dai, trêu chọc bạn. - Nói xấu bạn với người khác. * Trong trường hợp đó cần: - Gặp gỡ các bạn phân tích để bạn thấy làm như vậy là sai. - Nếu bạn tiếp tục vi phạm thì báo cáo với cô giáo chủ nhiệm và bố mẹ biết để kịp thời ngăn chặn những hành vi đó. 3- Luyện tập. Bài tập c trang 45 SGK. - Cách ứng xử đúng: Tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho cha mẹ, thầy cô giáo biết. Bài tập d trang 46 SGK. D- Dặn dò. - Học thuộc nội dung bài học. - Chuẩn bị bài 17. Tuần 31 Ngày soạn: Tiết PPCT: 30 quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở A- Mục tiêu bài học. 1- Kiến thức. - Hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được quy định trong hiến pháp của nhà nước ta. 2- Thái độ. - Có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác, có ý thức cảnh giác trong việc giữ gìn và bảo vệ chỗ ở của mình và không xâm phạm đến chỗ ở của người khác. Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật, xâm phạm đến chỗ ở của người khác. B- Chuẩn bị. 1- Phương pháp. - Phân tích, xử lý tình huống. - Thảo luận lớp, thảo luận nhóm. - Trò chơi sắm vai. 2- Tài liệu, phương tiện. - Hiến pháp 1992. - Bộ luật Hình sự nước CHXHCNVN năm 1999. - Bộ luật tố tụng hình sự 1988. - Tranh bài 17. C- Các hoạt động lên lớp. 1- ổn định tổ chức. 2- Kiểm tra bài cũ. - Pháp luật nước ta đã quy định như thế nào về quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm? 3- Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong hiến pháp của nhà nước ta. Vậy công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nghĩa là như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu tình huống. GV: Đề nghị học sinh đọc tình huống trong SGK. a- Chuyện gì đã xảy ra đối với gia đình bà Hoà? Trước sự việc như vậy, bà Hoà đã có những suy nghĩ và hành động như thế nào? a- Gia đình bà Hoà. - Mất con gà mái mơ đang độ đẻ trứng. + Bà Hoà nghĩ chỉ có nhà T lấy trộm. + Bà Hoà chửi đổng suốt ngày. - Mất quạt bàn: + Bà Hoà nghĩ: nhà T lấy cắp chiếc quạt. + Bà chạy sang nhà T đòi khám nhà, mẹ con T không cho, bà Hoà nghi ngờ và cứ xông vào khám. b- Theo em bà Hoà hành động như vậy là đúng hay sai? Vì sao? - Hành động của bà Hoà xông vào khám nhà T là sai, là vi phạm pháp luật. GV: cho HS đọc điều 73 hiến pháp 1992. c- Theo em bà Hoà nên làm thế nào để có thể xác minh được nhà T lấy trộm tài sản của mình mà không vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác? - Bà Hoà có thể quan sát, theo dõi. - Cần báo với chính quyền địa phương để nhờ can thiệp. - Không được tự ý xông vào lục lọi khám xét nhà người khác. Làm như vậy là vi phạm pháp luật. GV: Giới thiệu điều 124 Bộ luật hình sự 1999. HS: Đọc cho cả lớp nghe. Hoạt động3: HD HS tìm hiểu ND bài học ? Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? ? Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? ? Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Hoạt động 4: HD luyện tập. GV: Tổ chức HS đóng vai theo tình huống. Tình huống 1: Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện. Em sẽ làm gì trong tình huống này? Tình huống 2: Nhà hàng xóm không có ai ở nhà, nhưng lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà có thể là một cái gì đó bị cháy, em sẽ làm gì? 1- Tình huống. 2- Nội dung bài học. a- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong hiến pháp của nhà nước ta (điều 27 hiến pháp 1992). b- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là: công dân có quyền được cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép. c- Chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác. Phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác. 3- Bài tập. Bài tập d. Chúng ta không cho người lạ, người không có thẩm quyền vào nhà mình cũng như không tự tiện vào nhà người khác nếu chủ nhà không đồng ý. Trong trường hợp cần thiết, muốn vào nhà người khác phải có sự chứng kiến của nhiều người xung quanh. D- Dặn dò. - Làm bài tập còn lại. - Đọc trước bài 18.

File đính kèm:

  • docTuan 27.doc
Giáo án liên quan