Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (tiết 1) - Trường THCS Bàn Long

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

-Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên hợp quốc.

-Hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.

2. Kỹ năng

-Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi xâm phạm quyền trẻ em.

3. Thái độ

-Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại.

-Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 5767 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (tiết 1) - Trường THCS Bàn Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Tiết 20 Bài 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (Tiết 1) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức -Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên hợp quốc. -Hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em. 2. Kỹ năng -Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi xâm phạm quyền trẻ em. 3. Thái độ -Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại. -Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. II. Nội dung a.Những quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc. Trẻ em là công dân dưới 16 tuổi. Công ước gồm 54 điều theo 4 nguyên tắc: *Không phân biệt đối xử giữa các trẻ em. *Quyền lợi tốt nhất cho trẻ em. *Vì sự sống và sự phát triển của trẻ em. *Tôn trọng ý kiến của trẻ em. b.Ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Trẻ em còn non nớt về thể chất và trí tuệ dễ bị tổn thương nên cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt. Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. c.Bổn phận và trách nhiệm của trẻ em: *Hiểu sự quan tâm những người chăm sóc dạy dỗ, giúp đỡ mình. *Đền đáp lại bằng cách thực hiện tốt bổn phận của mình. III. Tài liệu và phương tiện - SGK - SGV.GDCD 6. - Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. - Những số liệu về hoạt động thực hiện quyền trẻ em và sự vi phạm quyền trẻ em trên phạm vi thế giới, Việt Nam và địa phương. Bộ tranh bài 12: 8 tranh tương ứng với 4 quyền. Giấy bút hoặc bảng phụ cho học sinh. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Giới thiệu bài mới UNESCO nhấn mạnh rằng “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đã khẳng định vai trò của trẻ em trong xã hội con người. Ngạn ngữ HiLạp cũng khẳng định “Trẻ em là niềm tự hào của con người”. Ý thức được điều đó Liên hợp quốc đã xây dựng công ước về quyền trẻ em. Vậy Công ước đó có những quy định gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. (Tiết 1) 4. Phát triển chủ đề Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung HĐ1: Khai thác nội dung truyện đọc Gọi học sinh đọc truyện và thảo luận các câu hỏi SGK. Học sinh đọc và chia nhóm thảo luận. N1:Tết ở làng SOS Hà Nội diễn ra như thế nào? ó Rất vui, các mẹ tổ chức đầy đủ các lễ nghi N2: Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em mồ côi ở đó? ó Được lo lắng đầy đủ: trước tết một tuần chị Đỗ . . . N3: Hãy kể tên những tổ chức chăm sóc giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi mà em biết. Những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của trẻ? ó Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật, Trường nuôi dạy trẻ mồ côi, Tổ chức chăm sóc nạn nhân chất độc màu da cam . . . Điều 20: Trẻ em tạm thời hay vĩnh viễn bị tước mất môi trường gia đình của mình . . . có quyền được hưởng sự bảo vệ và giúp đỡ đặt biệt của Nhà nước. Cho học sinh quan sát tranh SGK. Em thấy trẻ em mồ côi làng SOS sống như thế nào? Œ Truyện đọc Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội Trẻ em mồ côi làng SOS sống rất hạnh phúc. HĐ2: Giới thiệu khái quát về Công ước 1989 Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời. 1990 VN kí và phê chuẩn Công ước. 1991 VN ban hành Luật BVCS & GDTE. Các nước tham gia phải thực hiện quyền trẻ em được ghi trong công ước. VN là nước đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai trên thế giới ban hành Luật bảo vệ quyền trẻ em VN.  Nội dung bài học Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời 1989, có 4 nhóm: HĐ3: Làm việc theo nhóm. Chia nhóm học sinh mỗi nhóm một bộ phiếu rời. Dựa vào nội dung các quyền trong các phiếu. Hãy phân loại 8 tranh tương ứng nội dung 4 nhóm quyền. Ảnh2 Ảnh3 Ảnh4 Ảnh1 Nội dung 2 Nội dung 1 Ảnh8 Ảnh7 Ảnh6 Ảnh5 Nội dung 4 Nội dung 3 Có thể viết 4 phiếu cho 4 nhóm quyền và 4 nội dung của 4 nhóm quyền cho học sinh dán phiếu với 4 nhóm quyền thể hiện nội dung tương ứng. N Vì sao em sắp xếp như vậy? Nội dung quyền nào phù hợp với tên quyền này? Giáo viên đưa ra 4 tên quyền và yêu cầu học sinh lựa chọn xếp vào 4 nhóm. Giáo viên chốt lại đáp án đúng và cho dán vào nội dung bài học. a.Nhóm quyền sống còn: Nội dung 1. b.Nhóm quyền bảo vệ: Nội dung 2. c.Nhóm quyền phát triển: Nội dung 3. d.Nhóm quyền tham gia: Nội dung 4. **Cho xem tranh học sinh trường khiếm thị hội diễn văn nghệ. Độ tuổi nào còn là trẻ em? _Từ 16 tuồi trở xuống. Liên hệ thực tế N Ở địa phương em có những biểu hiện tốt và chưa tốt nào trong việc thực hiện quyền trẻ em? a.Quyền sống còn: được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ. b.Quyền bảo vệ: giúp trẻ không bị phân biệt đối xử, bỏ rơi, bóc lột và xâm hại. c.Quyền phát triển: được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá nghệ thuật. d.Quyền tham gia: được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng. 5. Củng cố -Công ước ra đời năm nào? Có mấy nhóm quyền? -Quyền sống còn là gì? -Quyền bảo vệ là gì? -Quyền phát triển là gì? -Quyền tham gia là gì? 6. Hướng dẫn học ở nhà Học bài. Làm bài tập. Chuẩn bị đóng vai: Người mẹ đánh đập buộc con nghỉ học đi bán vé số. Xem trước nội dung còn lại của bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. (Tiết 2)

File đính kèm:

  • docCD6 T20 Bai12 Cong uoc LHQ ve quyen Tre em Tiet 1.doc