Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 19 - Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (tiếp)

A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc.

 2. Kĩ năng: HS biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền tre em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em, biết tự bảo vệ quyền của mình

 3. Thái độ: HS thấy tự hào là tương lai của dân tộc, biết ơn những người đã chăm sóc,. dạy giỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.

 B. Phương pháp:

 - Kích thích tư duy

 - Giải quyết vấn đề.

 - Thảo luận nhóm.

 C. Chuẩn bị của GV và HS.

 1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 19 - Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 19: BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (T1) Ngày soạn: 10/01. A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc. 2. Kĩ năng: HS biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền tre em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em, biết tự bảo vệ quyền của mình 3. Thái độ: HS thấy tự hào là tương lai của dân tộc, biết ơn những người đã chăm sóc,. dạy giỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. B. Phương pháp: - Kích thích tư duy - Giải quyết vấn đề. - Thảo luận nhóm.... C. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em.... 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: ( 2 phút). II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). 1. ma tuý là gì nêu các tác hại của tệ nạn nghiện ma tuý?. III. Bài mới. 1. Đặt vấn đề (2 phút): Trước thực tế của xã hội loài người ( một số người đã lợi dụng trẻ em, đối xử thô bạo, không công bằng với trẻ em...) năm 1989 LHQ đã ban hành công ước về quyền trẻ em. Vậy nội dung công ước đó như thế nào?. Gv dẫn dắt vào bài. 2 Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức * HĐ 1: ( 10 phút)Tìm hiểu truyện đọc sgk Gv: Gọi Hs đọc truyện "Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội" Gv: Tết ở làng trẻ em SOS hà Nội diễn ra ntn?. Có gì khác thường?. Gv: Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội?. * HĐ2: ( 12 phút) Giới thiệu khái quát về công ước LHQ. Gv cho HS quan sát trên màn hình máy chiếu: - Công ước về quyền trẻ em được hội đồng LHQ thông qua ngày 20/11/1989. VN kí công ước vào ngày 26/1/1990. là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước 20/2/1990. Công ước có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Sau đó nhà nước ta đã ban hành luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em VN vào ngày 12/8/1991. đến năm 1999, công ước về quyền trẻ em có 191 quốc gia là thành viên. Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần( 54 điều) Gv: Công ước LHQ ra đời vào năm nào?. Do ai ban hành?. Gv: Cho hs quan sát tranh và yêu cầu Hs nêu và phân biệt 4 nhóm quyền. * HĐ3: ( 10 phút)luyện tập Gv: Đọc truyện" vào tù vì ngược đãi trẻ em" Gv: HD học sinh làm bài tập a sgk/38; các bài tập sbt/ 35,36 1. Giới thiệu khái quát về công ước: - Năm 1989 công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời. - Năm 1990 Việt nam kí và phê chuẩn công ước. - Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần, có 54 điều và được chia làm 4 nhóm: * Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ. * Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. * nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.. * Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình... IV. Cũng cố: ( 2 phút) Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài. V. Dặn dò: ( 2 phút) - Học bài - xem trước nội dung còn lại, làm các bài tập sgk/38.

File đính kèm:

  • doctiet 19(3).doc