I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là lịch sự, tế nhị trong giao tiếp hàng ngày. LS, TN là biểu hiện của văn hóa trong giao tiếp. Ý nghĩa của LS, TN trong giao tiếp.
- Có mong muốn rèn luyện để trở thành người LS, TN trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội. Mong muốn xây dựng tập thể lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, trong cuộc sống.
- Biết rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho LS, TN Tránh những hành vi sỗ sàng, ngôn ngữ thô tục. Biết tự kiểm tra hành vi của bản thân và biết góp ý cho bạn bè khi có hành vi ứng xử LS, TN và LS, TN.
II/ CHUẨN BỊ: Sưu tầm báo, tranh ảnh theo chủ đề.
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
7 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 11 đến tiết 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù hợp với đạo đức bị mọi người chê trách.
- Trao đổi
- Ghi Nội dung bài học vào vở
- Làm việc cá nhân
- Thảo luận , các nhóm cử đại diện trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Ôn lại Nội dung bài học.
I/ Bài học:
1/ Khái niệm:
- Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với qui định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hóa.
2/ Biểu hiện:
- Thể hiện ở lời nói, hành vi giao tiếp
- Sự hiểu biết những phép tắc, những qui định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người và những người xung quanh.
3/ Ý nghĩa: LS, TN thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của con người.
II/ Bài tập:
4/ Dặn dò:
- Học thuộc NDBH, hoàn thành bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài: Tích cực, tự giác trong các hoạt động của tập thể và trong hoạt động xã hội.
Ngày soạn: ..../..../.....
Ngày dạy: ...../...../.....
TUẦN 12 – Tiết 12 TÍCH CỰC, TỰ GIÁC
TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Hiểu những biểu hiện tích cực trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (HĐTT & HĐXH). Hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác trong (HĐTT & HĐXH).
- Biết tự giác, chủ động tích cực trong học tập, tích cực, tự giác trong (HĐTT & HĐXH). Có băn khoăn, lo lắng đến công việc của tập thể lớp, của trường và công việc chung của xã hội.
- Biết lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia HĐTT của lớp, của Đoàn, Đội và những HĐXH khác với công việc giúp đỡ gia đình.
II/ CHUẨN BỊ:
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: (5') ?/Tìm những biểu hiện của lịch sự, tế nhị và những biểu hiện thiếu lịch sự, tế nhị trong cuộc sống? Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị. Em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy bạn ăn mặc không bình thường trong buổi sinh nhật bạn?
3/ Tiến trình tổ chức bài mới:
* Giới thiệu bài mới(2')
?/ Trong tháng 12 trường ta sẽ tổ chức những hoạt động tập thể nào?
Để thực hiện tốt những hoạt động trên, mỗi chúng ta phải tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể đó. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội cũng chính là nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
HĐ1: HDHS tìm hiểu truyện đọc: Điều ước của Trương Quế Chi (13')
- Gọi HS đọc diễn cảm truyện.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Chia lớp thành 8 nhóm, 2 nhóm thảo luận 1 câu hỏi.
+ Nhóm 1-2: Những chi tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tích cực, tự giác trong HĐTT & HĐXH?
+ Nhóm 3-4: Những chi tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tự giác tham gia giúp đỡ cha mẹ?
+ Nhóm 5-6: Những chi tiết nào thể hiện tính tích cực, tự giác, sáng tạo của Trương Quế Chi?
+ Nhóm 7-8: Động cơ nào giúp Trương Quế Chi hành động tích cực, tự giác?
?/ Việc Trương Quế Chi mơ ước trở thành nhà báo và con ngoan trò giỏi chứng tỏ điều gì?
* Chốt lại: Như vậy, mục tiêu trước mắt và lý tưởng lâu dài đã được Trương Quế Chi thống nhất có quan hệ với nhau, chi phối việc tích cực, tự giác trong việc lựa chọn nội dung học tập và hoạt động.
?/ Em học tập được gì ở Trương Quế Chi?
HĐ2: HDHS tìm hiểu Nội dung bài học: (13')
?/ Em hiểu thế nào là tích cực, tự giác trong HĐTT & HĐXH?
?/ Tích cực, tự giác trong HĐTT & HĐXH có ý nghĩa gì?
* Chốt lại Nội dung bài học.
HĐ3: HDHS làm bài tập(10')
Bài tập 1: Em hãy kể một tấm gương HS thể hiện tính tích cực, tự giác trong HĐTT & HĐXH ở trường em.
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm.
Bài tập 2: Em sẽ ứng xử ntn trong tình huống sau: Bạn Lan học giỏi nhưng ít tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, trong trường hợp bạn ở nhà chơi không tham gia cắm trại cùng lớp.
- Nhận xét cách ứng xử của HS.
- Tổng kết tiết học.
- Đọc truyện
- Về vị trí thảo luận, cử thư ký ghi kết quả ra giấy khổ to.
- Cử đại diện lên trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Nhóm 1-2: - Sáng lập ra nhóm “Những người nói tiếng Pháp”, tham gia CLB thơ, CLB hài hước, Tham gia hoạt động của Đội, sinh hoạt tập thể của cộng đồng dân cư, giúp đỡ người khi cần thiết.
+ Nhóm 3-4: Đưa đón em đi học mẫu giáo, Giúp mẹ trong công việc nội trợ.
+ Nhóm 5-6: Chi tiết thể hiện: Có mong muốn từ nhỏ: Trở thành con ngoan, trò giỏi, cố gắng học tập. Từ lớp 1-5 đạt danh hiệu học sinh xuất sắc toàn diện; Tập viết văn, làm thơ; Dịch thơ, dịch truyện từ tiếng Pháp ra tiếng Việt; Tranh thủ học vẽ.
+ Nhóm 7-8: Động cơ: Muốn trở thành con ngoan, trò giỏi; Muốn trở thành nhà báo.
- Chứng tỏ: Trương Quế Chi sớm xác định lý tưởng nghề nghiệp của cuộc đời; Trở thành con ngoan, trò giỏi là mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể thể hiện đạo đức, nhân cách của tuổi học trò.
- Trao đổi, trả lời: Học tập tính tích cực vượt khó, kiên trì học tập; Tính tự giác, chủ động làm việc, học tập, không cần nhắc nhở; Có mơ ước quyết tâm quyết tâm để thực hiện điều mình mong muốn.
- Trao đổi các câu hỏi
- Ghi Nội dung bài học vào vở.
- Kể chuyện
- Trao đổi, thảo luận lớp để tìm ra cách ứng xử đúng.
I/ Bài học:
1/ Khái niệm:
Tích cực, tự giác trong HĐTT & HĐXH là tự nguyện tham gia các hoạt động của tập thể, hoạt động xã hội, vì lợi ích chung, vì mọi người.
2/ Ý nghĩa:
- Mở rộng hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được kỹ năng cần thiết của bản thân.
- Góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh, sẽ được mọi người yêu quý.
3/ Làm thế nào để có tính tích cực tự giác?
- Phải có ước mơ.
- Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi đồng thời tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
II/ Bài tập:
4/ Dặn dò:
- Học thuộc NDBH, hoàn thành bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài: Tích cực, tự giác trong các hoạt động của tập thể và trong hoạt động xã hội (tt).
e h í g f
Ngày soạn: ..../..../.....
Ngày dạy: ...../...../.....
TUẦN 13 – Tiết 13 TÍCH CỰC, TỰ GIÁC
TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (TT)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Hiểu những biểu hiện tích cực trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (HĐTT & HĐXH). Hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác trong (HĐTT & HĐXH).
- Biết tự giác, chủ động tích cực trong học tập, tích cực, tự giác trong (HĐTT & HĐXH). Có băn khoăn, lo lắng đến công việc của tập thể lớp, của trường và công việc chung của xã hội.
- Biết lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia HĐTT của lớp, của Đoàn, Đội và những HĐXH khác với công việc giúp đỡ gia đình.
II/ CHUẨN BỊ:
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: (5') ?/ Thế nào là tích cực, tự giác trong HĐTT & HĐXH? Ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong HĐTT & HĐXH?
3/ Tiến trình tổ chức bài mới:
* Giới thiệu bài mới(2')
Tiết trước các em đã tìm hiểu thế nào là tích cực, tự giác trong HĐTT & HĐXH và ý nghĩa của nó. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu những biểu hiện cụ thể và ích lơi của việc tích cực, tự giác trong HĐTT & HĐXH.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
HĐ1: HDHS tìm hiểu các biểu hiện của tính tích cực, tự giác trong HĐTT &HĐXH: (12')
- Cho HS làm bài tập a, SGK.
* Nhận xét đưa đáp án đúng.
- Kết luận: Từ bài tập trên, các em đã nhận biết các biểu hiện cụ thể của tính tích cực, tự giác trong HĐTT & HĐXH. Vì sao phải HĐTT & HĐXH, chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
HĐ2: HDHS tìm hiểu vì sao cần tích cực, tự giác trong HĐTT & HĐXH (12')
?/ Vì sao cần phải tích cực, tự giác trong HĐTT & HĐXH?
- Định hướng cho HS trao đổi.
HĐ3: HDHS thực hiện trò chơi (12')
a) Đóng vai bài tập b, SGK:
- Mỗi tổ xây dựng kịch bản, phân vai: người dẫn chuyện, đóng vai Tuấn, vai Phương.
* Nhận xét Kịch bản, thể hiện vai và cách giải quyết tình huống.
b) Trò chơi tìm đôi:
- Chuẩn bị 1 số câu hỏi sau: Ghi ra mảnh giấy nhỏ và gấp lại
1. Thế nào là tham gia HĐTT?
2. Vì sao phải tham gia HĐTT?
3. Tham gia HĐTT là trách nhiệm của ai?
4. Em phải làm gì nếu được lớp giao cho một nhiệm vụ tương đối khó khăn?
5. Có 1 công việc của lớp đã phân công cho một bạn khác nhưng không may bạn ấy bị ốm làm cả lớp lo lắng. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?
* Chốt lại các đôi tìm đúng đáp án, nhận xét, tuyên dương, cho điểm.
- Tổng kết Nội dung bài học.
- Làm bài tập a, SGK
- Làm việc cá nhân, Trình bày bài.
Bài tập: Biểu hiện cụ thể của tính tích cực, tự giác trong HĐTT & HĐXH: Tham gia dọn VS nơi công cộng; Tham gia văn nghệ, TDTT; Tham gia Hội Chữ thập đỏ; Chăm sóc cây, hoa trong trường; Tuyên truyền phòng chống TNXH; Tham gia các HĐ của lớp, Đội; Đi thăm thầy cô giáo cùng lớp
- Trao đổi, trả lời: HĐ tập thể để nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân, thực hiện mục tiêu phát triển kĩnh tế-xã hội; HS tích cực, tự giác trong HĐTT & HĐXH vì HS là những Công dân, là thành viên của cộng đồng. Thực hiện những HĐXH vừa là nghĩa vụ, vừa là tình cảm của chúng ta đối với người xung quanh.
- Mỗi tổ xây dựng kịch bản, phân vai và thực hiện trong vòng 2 phút
- Lớp thảo luận tình huống, nhận xét đóng vai.
- Trả lời các câu hỏi:
1. Tự giác tham gia việc lớp, việc trường.
2. Đó là trách nhiệm của HS, là thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp và giúp cho việc học tập của HS ngày càng tốt hơn.
3. Trách nhiệm của mọi HS trong trường, trong lớp.
4. Vui vẻ nhận và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
5. Xung phong làm thay bạn.
+ Mỗi tổ cử 2 em tham gia trò chơi, mỗi đôi được phép chọn 1 phiếu bất kỳ và trong thời gian 1 phút phải tìm được đúng đôi của mình (Đúng câu hỏi và câu trả lời tương ứng).
+ Các đôi tìm được nhau phải đọc to các phiếu của mình cho cả lớp nghe. Đôi nào tìm được nhau đúng và nhanh nhất. Đôi đó sẽ thắng.
I/ Bài học:
II/ Bài tập:
4/ Dặn dò:
Học thuộc Nội dung bài học, làm bài tập còn lại trong SGK
Sưu tầm những tấm gương tích cực, tự giác trong HĐTT & HĐXH.
Chuẩn bị bài: Mục đích học tập của học sinh.
e h í g f
PHẦN BỔ SUNG
File đính kèm:
- CD6 TUAN 11 12 13 2009 THAO DTNT.doc