Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Thi kể chuyện lịch sử

I: Mục tiêu

 Sau hoạt động, học sinh có khả năng

 - Hiểu những nét cơ bản về truyền thống cách mạng, truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương mình.

 - Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.

 - Có ý thức tự hào về quê hương, đất nước và thêm yêu tổ quốc.

II. Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động ( Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động )

 - Kĩ năng xác định/ tìm kiếm các lựa chọn về truyền thống cách mạng quê hương.

 - Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin khi tìm hiểu về truyền thống cách mạng quê hương.

 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về các truyền thống cách mạng quê hương.

III.Các PP/KTDH tích cực được sử dụng

 - Trình bày tích cực.

 - Làm việc nhóm nhỏ.

 - Hỏi và trả lời.

 - Suy nghĩ - thảo luận cặp đôi - chia sẻ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Thi kể chuyện lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 12 - UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Tuaàn 19 –tieát 8 hoaït ñoäng 1 THI KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ I: Mục tiêu Sau hoạt động, học sinh có khả năng - Hiểu những nét cơ bản về truyền thống cách mạng, truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương mình. - Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. - Có ý thức tự hào về quê hương, đất nước và thêm yêu tổ quốc. II. Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động ( Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động ) - Kĩ năng xác định/ tìm kiếm các lựa chọn về truyền thống cách mạng quê hương. - Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin khi tìm hiểu về truyền thống cách mạng quê hương. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về các truyền thống cách mạng quê hương. III.Các PP/KTDH tích cực được sử dụng - Trình bày tích cực. - Làm việc nhóm nhỏ. - Hỏi và trả lời. - Suy nghĩ - thảo luận cặp đôi - chia sẻ. IV.Tài liệu và phương tiện - Các tư liệu ( sách báo, thơ ca, tranh ảnh, bản tin ) nói về truyền thống cách mạng của quê hương. - Một số tiết mục văn nghệ. - Giấy mầu, bút mầu, một vài dụng cụ khác. V. Tiến trình hoạt động (4 giai đoạn) 1.Khám phá (Mở đầu) Người điều khiển nêu yêu cầu của hoạt động: - Từng tổ trưng bày kết quả tìm hiểu về truyền thống cách mạng quê hương theo nhóm đã được phân công. Sản phẩm thu được để thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: hình ảnh các anh hùng liệt sĩ của quê hương, các bài viết về cuộc đấu tranh anh dũng của những người con của quê hương, các bức ảnh phản ánhtinh thần chiến đấu dũng cảm của những người dân quê hương mình - GV gợi ý và đề nghị HS quan sát các sản phẩm đó và hỏi: “đã bao giờ các em được nhìn thấy những hình ảnh nàyvề quê hương mình chưa ?”. - Sau khi mời một vài HS phát biểu, GV nêu yêu cầu tiếp theo: Vậy để hiểu rõ hơn truyền thống cách mạng của quê hương thì sau đây đại diện từng tổ sẽ lên kể một câu truyện về lịch sử . 2.Kết nối (Phát triển) Hoạt động 1. Thi kể chuyện lịch sử - Người điều khiển mời đại diện từng tổ lên kể một câu chuyện lịch sử trong thời gian phút -Kết thúc phần trình bày của các tổ, các thành viên trong lớp tiến hành hoạt động hỏi – đáp. Hoạt động 2. Sinh hoạt văn nghệ - Người điều khiển giới thiệu từng tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị lên trình diễn trước lớp. Đó là các tiết mục với các thể loại khác nhau như: đơn ca, đọc thơ, kể chuyện, múa về truyền thống cách mạng của quê hương đất nước. 3.Thực hành/luyện tập (Luyện tập/củng cố) Hoạt động 3. CHIA SẺ CẶP ĐÔI, THẢO LUẬN - Người điều khiển đặt câu hỏi để toàn lớp cùng tham gia suy nghĩ và phát biểu ý kiến. + Truyền thống cách mạng của quê hương bao gồm những truyền thống nào ? Hãy nêu tên của những truyền thống đó. + Hãy kể tên những gương anh hùng liệt sĩ của quê hương mình. + HS phải làm gì để xứng đáng với truyền thống đó ? + HS suy nghĩ chia sẻ cặp đôi để trả lời các câu hỏi trên. 4. Vận dụng (Hoạt động tiếp nối) -GV đề nghị HS hãy phản ánh suy nghĩ của mình về truyền thống cách mạng của quê hương cho những người thân trong gia đình cùng nghe để mọi người cùng chia sẻ. VI. Tư liệu Một số bài hát phục vụ cho hoạt động: - Màu áo chú bộ đội ( Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý) - Qua miền Tây Bắc ( Nhạc và lời: Nguyễn Thành) - Chiến thắng Điện Biên ( Nhạc và lời: Đỗ Nhuận) - Ca ngợi Tổ quốc ( Nhạc và lời: Hoàng Vân). VII. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docHD2T12.doc
Giáo án liên quan