Giáo án Giáo duc công dân 6 - Tiết 1 đến tiết 35 - Nguyễn Văn Thu

Bài 1: TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

2. ;';aq

- Giúp HS hiễu những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

2. Kỹ năng:

- Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; biết tự đề ra kế hoạch tập thể dục, hoạt động thể thao.

3. Thái độ:

- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân.

B. Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm.

C. Chuẩn bị:

 1. GV: Bộ tranh GDCD Bài 6 Công ty Thiết bị giáo dục

 2. HS: Nghiên cứu bài học.

D. Tiến trình bài dạy:

 

doc80 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Tiết 1 đến tiết 35 - Nguyễn Văn Thu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cơ bản của công dân, được quy định trong Hiến pháp. 2. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: - Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác. - Không được nghe trộm điện thoại. * Hành vi vi phạm: + Đọc trộm thư người khác. + Thu giữ thư tín, điện tín của người khác. + Nghe trộm điện thoại của người khác. + Đọc thư của người khác rồi đi nói lại cho mọi người biết. ðXử lí kỉ luật, xử phạt hành chính cải tap không giam giử.. * Khi thấy bạn bè nghe trộm điện thoại của người khác: - Nhắc nhở bạn không nên được hành động như vậy. - Phân tích cho bạn hiểu... - Nhờ người nhắc nhở... HS: Trình bày cách ứng xử. Cả lớp nhận xét. GV: NX. IV. Củng cố (5’): ? Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện thoại của công dân. Đánh chữ Đ, S vào ô tương ứng với hành vi em cho là đúng, sai. - Minh đọc trộm thư của Hà - Nhặt được thư của bạn trong lớp đem trả lại - Phê bình bạn An bóc thư của người khác. - Mai nghe trộm điện thoại của Đông HS: Trả lời. GV: NX, ghi điểm. V. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) - Học bài. - Chuẩn bị ngoại khoá: An toàn giao thông. --------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 32: Thực hành, ngoại khoá các vấn đề ở địa phương và các nội dung đã học A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Củng cố và bổ sung những hiểu biết của HS về an toàn giao thông: Nguyên nhân, tác hại và biện pháp; những quy định của PL về an toàn giao thông. 2. Kỹ năng - HS nhận biết được những hành vi vi phạm PL về an toàn giao thông, biết cách ứng xử trước những tình huống đó. 3. Thái độ: - Hình thành ở HS thái độ tích cực: Tự giác chấp hành luật lệ giao thông, ủng hộ những cá nhân thực hiện tốt an toàn giao thông, lên án những hành vi vi phạm luật giao thông. B. Phương pháp: - Trò chơi. C. Chuẩn bị: 1. GV: Nội dung. 2. HS: Tìm hiểu việc thực hiện an toàn giao thông. D. Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức(1’) II. Kiểm tra bài cũ(5’) Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín? Em sẽ làm gì khi thấy một người bạn của em đọc trộm thư của người khác. GV: NX, ghi điểm III. Bài mới: Hoạt động 1 (1’): Giới thiệu bài. GV: Tai nạn giao thông là một trong 3 thảm hoạ gây ra cái chết cho loài người. Vì vậy mỗi một chúng ta cần thực hiện tốt an toàn giao thông... GV: Ghi đề. Hoạt động 2 (12’): Trình bày kết quả sưu tầm, điều tra của tổ. HS: Các tổ trưng bày số liệu, tranh ảnh về tình hình giao thông. Trình bày kết quả điều tra thực tế: + Thực hiện giao thông ở địa phương ntn? + Đề xuất biện pháp bảo đảm an toàn giao thông. BGK (GV+ đại diện các tổ bầu ra): NX, đánh giá, tuyên dương tổ làm tốt. Hoạt động 3 (20’): Chơi hái hoa. HS: Chuẩn bị cây hoa có gắn câu hỏi. GV: Giới thiệu luật chơi. HS: Xung phong lên hái hoa trả lời câu hỏi, xử lí tình huống hoặc sắm vai trong tình huống. Nguyên nhân gây tai nạn giao thông? Nguyên nhân chủ yếu? Tác hại của tai nạn giao thông? Biện pháp thực hiện an toàn giao thông? Lấy ví dụ về việc không chấp hành luật giao thông? Em thấy một nhóm bạn đi bên trái lề đường. Em sẽ làm gì? Để tránh tai nạn giao thông chúng ta cần làm gì? Khi đi đường, chúng ta cần tuân theo những dấu hiệu nào? Nêu những quy định khi đi đường? Em có kiến nghị gì với các cơ quan chức năng để giảm bớt tai nạn giao thông? Em hãy cùng bạn em trình bày (sắm vai) một tình huống giao thông có thể xảy ra trong cuộc sống. Khi thấy một người gây ra tai nạn giao thông rồi bỏ chạy, em sẽ làm gì? HS: Cả lớp NX. GV: Đánh giá, ghi điểm. IV. Củng cố (5’): HS: Chơi TC “Luật sư trả lời công dân” N: Các nhóm đưa ra các thắc mắc nhờ “Luật sư” (Nhóm khác) mà các bạn chọn nhờ giải đáp. LS: Giải đáp. HS: Cả lớp nx. GV: Tuyên dương nhóm thực hiện tốt. V. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) - Ôn các kiến thức đã học ở học kì II. --------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 33: ôn tập học kì ii A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS nắm được các kiến thức đã học ở học kì II 2. Kỹ năng - Trình bày rõ ràng, lưu loát. - Giải quyết được các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống. 3. Thái độ: - Tôn trọng pháp luật. - Học và làm theo PL. - Lên án các hành vi trái PL. B. Phương pháp: - Trò chơi. C. Chuẩn bị: 1. GV: Nội dung ôn tập. 2. HS: Ôn các kiến thức đã học. D. Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức(1’) II. Kiểm tra(5’) HS chúng ta cần làm gì để thực hiện an toàn giao thông? HS: Trả lời. GV: NX, ghi điểm III. Bài mới: Hoạt động 1 (1’): Giới thiệu bài. GV: Chúng ta sẽ ôn lại các kiến thức đã học ở học kì II: Quyền trẻ em, thực hiện an toàn giao thông, quyền và nghĩa vụ học tập; Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín; Công dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. GV: Ghi đề. Hoạt động 2 (27’): Ôn tập GV: Chúng ta sẽ ôn lại các kiến thức đã học. GV: Tổ chức cho HS chơi TC “ Hái hoa dân chủ” HS: Hái hoa và trả lời nội dung câu hỏi ghi trong hoa. Trẻ em có những quyền cơ bản nào? Chúng ta cần làm gì để thực hiện tốt quyền TE? Công dân là gì? Người ntn là công dân nước CH XHCN Việt Nam? Trẻ em ntn có thể có quốc tịch Việt Nam? Để đảm bảo an toàn khi đi đường, chúng ta phải làm gì? Nêu một số quy định khi đi đường. Luật pháp quy định quyền và nghĩa vụ của công dân ntn? Vì sao chúng ta phải học tập? PL nước ta quy định ntn về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? PL nước ta quy định ntn về quyền được PL bảo hộ về thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Quyền được bảo đảm an toàn về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là gì? Ông Tước nuôi được đàn gà hàng chục con nhưng tỉnh thoảng bị mất trộm vài con. Để bảo vệ, ông Tước đã đặt một cái bẫy có tẩm thuốc độc ở ngay gần cửa chuồng gà. Một đêm, sau khi đã bắt trộm được 2 con gà, Huy bị sập bẫy, bị thương giập bàn chân trái. Hai hôm sau vào viện thì phải tháo khớp do nhiễm trùng nặng. Theo em, Huy và ông Tước đã vi phạm pháp luật ở điểm nào? GV: NX, ghi điểm. Hoạt động 3 (10’): HS chơi trò chơi “ Luật sư của bạn” - Mõi nhóm tự ra câu hỏi, tình huống mà mình thắc mắc, nhờ luật sư (nhóm khác) giải đáp. HS: Chơi theo nhóm. Cả lớp nhận xét. GV: NX, ghi điểm. V. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) - Ôn các nội dung đã học. - Chuẩn bị kiểm tra học kỳ II --------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 34: Kiểm tra học kỳ ii A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nắm được các kiến thức đã học ở học kỳ II 2. Kỹ năng - Trình bày có hệ thống - Chữ viết sạch sẽ, đúng chính tả. - Giải quyết được tình huống. 3. Thái độ: - Trung thực, tự giác khi làm bài. B. Phương pháp: - Trắc nghiệm, tự luận. C. Chuẩn bị: 1. GV: Đề kiểm tra. 2. HS: Học bài D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức(1’) II. Kiểm tra(42’) GV: Nhắc nhở HS trước khi làm bài. Phát đề. HS: Làm bài. III. Giáo viên thu bài. Nhận xét giờ kiểm tra (1’). IV. Hướng dẫn học ở nhà (1’). Chuẩn bị nội dung thực hành ngoại khoá: Quyền trẻ em. Đề bài Đáp án Phần I: Câu 1: c, đ, e, h. Câu 2: - c; - 6. Phần II: Câu 1: Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở có nghĩa là: Công dân được các cơ quan nhà nước, mọi người tôn trọng về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép. Để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, chúng ta cần tôn trọng chỗ ở của người khác; tự bảo vệ chỗ ở của mình; phê phán, tố cáo những trường hợp vi phạm, xâm phạm đến chỗ ở của người khác. Câu 2: Khi được điểm 10: Vui mừng, báo cho bố mẹ, cố gắng học tốt. Khi được điểm 1: Buồn, báo cho bố mẹ, xin lỗi mẹ, thầy cô, cố gắng học tốt. Câu 3: Bình sai: Xâm phạm chỗ ở của Luận, không nghe lời bác hàng xóm. Nếu là Bình: Xin lỗi bạn, nói với bạn thông cảm. Xin địa chỉ, gửi sách sau. --------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 35: Thực hành, ngoại khoá các vấn đề ở địa phương và các nội dung đã học A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nắm được các thông tin, hiểu biết về quyền trẻ em. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng nói lưu loát, rõ ràng, súc tích. - Giải quyết tình huống tốt 3. Thái độ: - Sôi nổi, hứng thú, tự hào về quyền của mình. - Thực hiện tốt quyền trẻ em. B. Phương pháp: - Trò chơi. C. Chuẩn bị: 1. GV: Nội dung, thông tin về vấn đề lạm dụng quyền trẻ em Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. 2. HS: Tình hình thực hiện quyền trẻ em ở địa phương. D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức(1’) II. Kiểm tra(5’) - GV trả bài kiểm tra, nhận xét. - GV giải đáp thắc mắc III. Bài mới: Hoạt động 1 (1’): Giới thiệu bài. GV: TE chúng ta có các quyền gì? HS: Trả lời. GV: Để hiểu rõ hơn về quyền của mình chúng ta học bài hôm nay. GV: Ghi đề. Hoạt động 2 (32’): GV tổ chức cho HS chơi TC theo nhóm. Phần 1: Thi hùng biện (10 câu) về quyền trẻ em. Phần 2: Kể một câu chuyện ở địa phương em về việc thực hiện quyền trẻ em. Phần 3: Thi giải quyết tình huống. Thời gian: Chuẩn bị: 10’/đội. Phần 1: 2’/đội. Phần 2: 2’/đội Phần 3: 1’/đội Điểm tối đa: Phần 1: 10 điểm. Phần 2: 10 điểm. Phần 3: 10 điểm. HS: Các nhóm chuẩn bị. Bốc thăm thứ tự thi. Thi. GV: Đánh giá, tổng kết cuộc thi. Hoạt động 3 (5’): GV cung cấp một số thông tin về việc thực hiện quyền TE. GV giới thiệu sơ lược về luật Bảo vệ, Chăm sóc và GD TE. GV:? Gia đình, XH đã đảm bảo quyền của em chưa? ? Em có kiến nghị gì với các cơ quan chức năng để giảm bớt tình trạng xâm phạm quyền TE như hiện nay? ? Em sẽ làm gì khi quyền của mình bị xâm phạm? HS: Trả lời. V. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) - Ôn tập các kiến thức đã học. - Ôn hè tốt - Sinh hoạt hè ở địa phươ theo đội ---------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docCong dan 6.doc