Giáo án Giáo duc công dân 6 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức: HS nêu được:

 - Ý nghĩa của việc học tập.

- Nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung và của trẻ em nói riêng.

2. Về kỹ năng:

- Phân biệt được hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng thực hiện.

3. Về thái độ: HS tôn trọng quyền học tập của mình và của người khác.

II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:

 Tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập. Trình bày suy nghĩ ý tưởng và hợp tác,

III. Tiến trình dạy - học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3211 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 Ngày soạn: 24/02/2014 TIẾT 25 Ngày dạy: 28/02/2014 Bài 15: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (T1) I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: HS nêu được: - Ý nghĩa của việc học tập. - Nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung và của trẻ em nói riêng. 2. Về kỹ năng: - Phân biệt được hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập. - Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng thực hiện. 3. Về thái độ: HS tôn trọng quyền học tập của mình và của người khác. II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài: Tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập. Trình bày suy nghĩ ý tưởng và hợp tác, III. Tiến trình dạy - học. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng. , Lớp 6A2 vắng:. , Lớp 6A3 vắng:. 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số quy định của luật giao thông về đi đường với người đi bộ và với người đi xe đạp? 3. Dạy - học bài mới: *GV giới thiệu: GV cho HS quan sát ảnh (SGK/43) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi “Tại sao Đảng và Nhà nước lại quan tâm đến việc học tập?” => GV vào bài: Vì đó là quyền lợi và nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công dân Việt Nam, nhất là với trẻ em đang trong độ tuổi đi học. Để hiễu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ học tập, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. * Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt * Đặt vấn đề: Khai thác truyện đọc SGK. * GV gọi HS đọc truyện /41, yêu cầu HS dựa vào thông tin truyện và gợi ý đàm thoại: CCuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây ntn? - HS: Cô Tô trước đây như một quần đảo hoang vắng, rừng cây bị chặt phá, đồng ruộng thiếu nước bỏ hoang, trình độ dân trí thấp và trẻ em thất học CĐiều đặc biệt trong sự thay đổi ở Cô Tô ngày nay là gì? - HS: Tất cả trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường. CGia đình, nhà trường và xã hội đã làm gì để tất cả trẻ em được đến trường học tập? - HS: Hội khuyến học của huyện được thành lập, có chế độ miễn giảm, HS ở xa có chỗ ở nội trú và trợ cấp, xây dựng trường và đội ngũ giáo viên CVới sự quan tâm đó đã gặt hái được kết quả gì? - HS: Cô Tô đã hoàn thành chỉ tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, phong trào thi đua học tập sôi nổi và chất lượng ngày càng cao => GV nhận xét, chốt lại phần truyện đọc và chuyển ý. * Tìm hiểu nội dung bài học. * GV yêu cầu HS dựa vào thông tin II (a, b)/42 cho biết: CVì sao chúng ta phải học tập? CHọc tập để làm gì? CNếu không học sẻ bị thiệt thòi như thế nào? - HS trả lời: CTheo em học tập mang lại lợi ích gì cho gia đình và xã hội? CNội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập? - HS trả lời: CQuyền đó được thể hiện như thế nào? - HS trả lời: => HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt lại phần bài học. Hoạt động 3: Nghe giáo viên giới thiệu điều, luật. * GV trích một số điều luật ở SGV cho HS nghe: - Điều 59 – HP 1992: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, công dân có quyền học tập văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức” - Điều 10 - Luật BV – CS – GD trẻ em: “Trẻ em có quyền học hết chương trình giáo dục phổ cập, đặc biệt là bậc tiểu học. Gia đình – Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để trẻ em học tập tốt và phát triển năng khiếu” - Điều 9 - Luật giáo dục: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập” I. Đặt vấn đề: Truyện đọc. “Quyền và nghĩa vụ học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô”. II. Nội dung bài học. 1. Ý nghĩa của việc học tập: + Đối với bản thân: - Có kiến thức và hiểu biết. - Được phát triển toàn diện. - Trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. + Đối với gia đình: góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc. + Đối với xã hội: giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh. 2. Quyền và nghĩa vụ học tập: * Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. a. Quyền: Học không hạn chế và bằng nhiều hình thức. b. Nghĩa vụ:Hoàn thành bậc giáo dục tiểu học. 4. Củng cố: GV chốt lại tiết 1: Như vậy việc học tập rất quan trọng với mỗi người, chỉ có học tập ta mới mở mang kiến thức và góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc (tức có đủ năng lực và phẩm chất để phát triển toàn diện thể - mỹ - lao). 5. Đánh giá: GV đưa tình huống cho HS giải quyết. Công dân có nhiều con đường, nhiều cơ hội học tập, có thể học tập suốt đời. Hãy kể ra các hình thức học tập mà em biết? 6. Hoạt động nối tiếp: - Học bài theo các nội dung. - Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ nói về học tập. - Chuẩn bị phần còn lại và làm bài tập trước ở nhà. 7. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docGDCD Tuan 26.doc