Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

I- Mục tiêu bài học:

 1- KT:

 - HS hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

 - Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

 2- TĐ:

 Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ bản thân.

 3- KN:

 - Biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.

 - Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao.

II- Tài liệu và phương tiện:

 - SGV, SGK.GGDCD 6.

 - Tranh ảnh bài 6.

 - Tục ngữ , ca dao.

III- Các hoạt động dạy học:

 

doc14 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3284 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ìm tòi , sáng tạo. - Kiên trì luyện tập TDTT. - Kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội. - Bảo vệ môi trường. - Đến với vùng sâu, vùng xa, xoá đói giảm nghèo. Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung bài học. GV: Cho hs tìm hiểu 1 số tấm gương trong thự tế về tính siêng năng, kiên trì. ?Em hãy kể tên 1 số danh nhân mà em biết nhờ có tính siêng năng, kiên trì. ? Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì? ? Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa ntn? ? Cho biết những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì. ? Em sẽ rèn luyện phẩm chất này ntn? II- Nội dung bài học: 1- Một số tấm gương: - Nhà bác học Lê Quý Đôn. - Bác sĩ Tôn Thất Tùng. - Nhà bác học Nui tơn... 2- K/ N: a- Siêng năng: Là sự cần cù, tự giác miệt mài, thường xuyên, đều đặn. b- Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn gian khổ. 3- ý nghĩa: Siêng năng, kiên trì giúp cho con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. 4- Biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì: - Lười biếng, ỉ lại, hời hợt, cẩu thả... - Ngại khó, ngại khổ, mau chán nản... 5- Cách rèn luyện: - Cần cù, chịu khó. - Tự giác làm việc. - Việc hôm nay không để ngày mai.... Hoạt động 5: Luyện tập. GV: Hướng dẫn hs làm bài tập sgk. HS: Làm việc cá nhân, lên bảng làm bài tập. GV: Nhận xét, cho điểm. III- Bài tập: 1- Bài a: Đáp án: Các câu thể hiện tính siêng năng. - Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà. - Hà muốn học giỏi toán, nên ngày nào cũng làm thêm bài tập. 4- Củng cố: Cho hs nhắc lại những nội dung chính của bài. 5- Dặn dò: - HS về nhà học bài, làm bài tập còn lại. - Đọc và chuẩn bị bài học giờ sau. - Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về siêng năng, kiên trì. ____________________________________ Tuần ngoại khoá giáo dục trật tự an toàn giao thông Ngày soạn: Ngày dạy : I- Mục tiêu bài học: 1- KT: - Hiểu được những quy định chung về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. - Hiểu 1số quy định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ. 2- TĐ: - Có ý thức đảm bảo trật tự an toàn giao thông. - Phê phán những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. 3- KN: Biết cách thâm gia giao thông đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người khác. II- Tài liệu và phương tiện: - Sách giáo dục trật tự an toàn giao thông. - Các tài liệu có liên quan. III- Các hoạt động dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Học bài mới: Hoạt động 1: Định hướng. Hoạt động 2: Tìm hiểu tình huống. GV: Cho học sinh dọc tình huống sgk. HS: Trao đổi các nội dung sau. ? Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông trong trường hợp của H? ? H đã vi phạm những gì về trát tự an toàn giao thông? ? Theo em khi muốn vượt xe ta cần chú ý điều gì? ? Theo em ở tình huống 2, bạn nào nói đúng? vì sao? Tình huống 3: ? Em hãy cho biết Hùng vi phạm những quy định nào về an toàn giao thông? ? Theo em, em của Hùng có vi phạm gì không? I- Tình huống: C1: - Đi xe máy của người lớn. - Không làm chủ tốc độ. C2: - Sử dụng xe gắn máy khi chưa đủ tuổi quy định. - Chở quá số người quy định. - Không chú ý khi vượt xe khác. C3: - Chú ý phía trước xe đang chạy cùng chiều. - Chú ý xe dang chạy cùng chiều phía trước. - Phải có tín hiệu xin vượt. C4: - Bạn Vân nói đúng vì: - Theo quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Khi xuống phà thì xe cơ giới xuống trước, xe thô sơ, các phương tiện khác và người đi bộ xuống sau. C5: - Hùng đi xe máy của người lớn. - Vác đồ cồng kềnh. C6: Em của Hùng vi phạm; Mang vác hàng cồng kềnh. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. GV: Tổ chức đàm thoại cùng học sinh. ?Để đảm bảo an toàn giao thông pháp luật đã có những quy định chung ntn? HS: Trao đổi, trả lời. GV: Nhận xét, giới thiệu những quy định chung. GV: Giới thiệu quy tắc chung về an toàn giao thông đương bộ. II- Nội dung bài học: 1- Một số quy định chung: - Khi phát hiện công trình giao thông bị xâm phạm hoặc có nguy cơ ko an toàn thì phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc người có trách nhiệm. - Mọi hành vi phạm về trật tự an toàn giao thông phải được xử lí nghiêm minh, đúng pháp luật. - Khi xảy ra tai nạn phải giữ nguyên hiện trường. Người có liên quan trực tiếp đến tai nạn phải có mặt tại hiện trường khi nhà chức trách lập biên bản. Người có mặy tại nơi xảy ra tai nạn giao thông phải giúp đỡ, cứu chữa người bị thương và báo cho cơ quan có thẩm quyền. 2- Một số quy định cơ bản: - Trên đường 1 chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng. Xe cơ giới đi tren làn đường bên trái. - Khi vượt xe phải có báo hiệu và chú ý quan sát, chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước. - Khi tránh xe ngược chiều, phải giảm tốc đọ và đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình. - Khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe. Khi xuống xe, xe cơ giới xuống trước, xe thô sơ và người xuống sau; Khi lên bến, người lên trước, các phương tiện giao thông lên sau. 3- Quy tắc chung: Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Hoạt động 4: Luyện tập. GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. HS: Lên bảng làm bài tập, cả lớp nhận xét. GV: Nhận xét, cho điểm. III- Bài tập: 1- Bài 1: Tán thành các ý kiến sau. a. Chở người bị thương đi cấp cứu. b. Báo cho công an hoặc chính quyền địa phương về vụ tai nạn. c. Cung cấp thông tin đúng sự thật cho cảnh sát giao thông. h. Giữ gìn vật dụng, tài sản của người bị tai nạn. k. Goi xe hoặc nhờ người đưa người bị thương đi cấp cứu. 4- Củng cố: Học sinh liên hệ về việc thực hiện trật tự an toàn giao thông của các bạn và của bản thân. 5- Dặn dò: - Học sinh về nhà học bài. - Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông. ____________________________________ Tuần tiết kiệm Ngày soạn: Ngày dạy : I- Mục tiêu bài học: 1- KT: - Hiểu được thế nào là tiết kiệm. - Hiểu được biểu hiện, ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống. 2- TĐ: - Quý trọng người tiết kiệm, giản dị. - Ghét sống xa hoa lãng phí. 3- KN: - Tự đánh giá được hành vi của mình đã thực hiện tiết kiệm chưa. - Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của cá nhân, gia đình, xã hội. II- Tài liệu và phương tiện: - SGV, SGK...GDCD 6. - Tục ngữ, ca dao nói về tiết kiệm. III- Các hoạt động dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: ? Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì? Em sẽ rèn luyện phẩm chất này ntn? 3- Học bài mới: Hoạt động 1: Định hướng. Vợ chồng bác An siêng năng lao động. nhờ vậy thu nhập của gia đình bác rất cao. Sẵn có tiền của bác sắm đồ đạc trong gia đình, mua xe máy tốt cho các con. Hai người con bác ỷ vào bố mẹ không chịu lao động, học tập, suốt ngày ăn chơi thể hiện con nhà giàu. Thế rồi của cải nhàbác An cứ thế lần lượt ra đi, cuối cùng cuộc sống rơi vào cảnh ngheò khổ. Do đâu mà cuộc sống nhà bác An rơi vào tình trạnh như vậy. Để hiểu được vấn đề này chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay. Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện. HS: Đọc truyện sgk. GV: Cho hs trả lời các câu hỏi sau. ? Thảo và Hà có xứng đáng được mẹ thưởng tiền không? ? Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền? ? Việc làm của thảo thể hiện đức tính gì? ?Phân tích diễn biến suy nghĩ của Hà trước và sau khi đến nhà thảo? ?Suy nghĩ của Hà thế nào? GV: Qua câu truyện trên em thấy mình có lúc giống Hà hay Thảo? I- Truyện đọc: C1: Thảo và Hà rất xứng đáng được mẹ thưởng tiền, vì cả 2 bạn đều đỗ vào lớp 10. C2: Thảo không lấy tòên thưởng của mẹ, Thảo bảo mẹ dùng tiền đó để đong gạo. C3: Việc làm của Thảo thể hiện đức tính tiết kiệm. C4: - Trước khi đến nhà thảo Hà đoi tiền mẹ để đi liên hoan cùng các bạn. - Sau khi đến nhà Thảo, Hà ân hận vì việc làm của mình. Hà càng thương mẹ hơn và tự hứa sẽ tiết kiệm. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học: GV: Tổ chức đàm thoại cùng học sinh. ? Em hiểu thế nào là tiết kiệm? ? Phẩm chất tiết kiệm được biểu hiện ntn? ? Tiết kiệm thì bản thân, gia đình, xã hội có lợi gì? GV: Tiết kiệm đêm lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội. Lãng phí làm ảnh hưởng đến công sức, tiền của của nhân dân. Đảng và nhà nước ta kêu gọi. " Tiết kiệm là quốc sách". GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận theo chủ đề. ? Bản thân em đã tiết kiệm chưa và tiết kiệm ntn? II- Nội dung bài học: 1- Tiết kiệm: Là biết xử dụng một cách hợp lí, dúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác. 2- Biểu hiện: Biết quý trọng kết quả lao động của bản thân và của người khác. 3- ý nghĩa: Làm giàu cho mình, cho gia đình và cho xã hội. * Chúng ta phải thực hành tiết kiệm vì điều đó có lợi cho bản thân, gia đình và xã hội. GV: Cho hs thảo luận nhóm, mỗi nhóm một lĩnh vực. ? Em sẽ rèn luyện tiết kiệm trong gia đình, ở lớp, trường và ngoài xã hội ntn? Gia đình lớp, trường Ngoài xã hội - Ăn mặc giản dị. - Tiêu dùng đúng mức. - Không lãng phí phô trương. - Khônglãng phí thời gian. - Không làm hư hỏng đồ dùng. - Tận dụng đồ cũ. -Không lãng phí điện nước. - Thu gom giấy vụn... - Giữ gìn bàn ghế. - Tắt quạt điện khi ra về. - dùng nước xong khoá lại. - Không vẽ lền ghế bôi bẩn lên tường. - Không làm hư hỏng tài sản chung. - Ra vào lớp đúng giờ. - Không ăn quà vặt, không lãng phí. - Giữ gìn tài nguyên thiên nhiên. - Thu gom giấy vụn, đồng nát. - Tiết kiệm điện, nước. - Không hái hoa, hái lộc. - Không làm thất thoát tài sản xã hội. - Không la cà, nghiện ngập... Hoat. động 4: Luyện tập GV: Hướng dẫn hs làm bài tập. HS: Lên bảng làm bài tập. GV: Nhận xét, cho điểm. III- Bài tập: 1- Bài tập a: Đáp án: Các thành ngữ nói về tiết kiệm. - Năng nhắt chặt bị. - Góp gió thành bão. - Của bền tại người. 2- Bài b: - Biểu hiện trái với tiết kiệm. Xa hoa, lãng phí, ăn chơi, đua đòi... - Hậu quả: Đói, nghèo.... 4- Củng cố: HS nhắc lại những nội dung chính của bài. 5- Dặn dò: - Học sinh về nhà học bài, làm các bài tập còn lại. - Đọc và chuẩn bị bài học giờ sau. ____________________________________ Tuần Lễ độ Ngày soạn: Ngày dạy :

File đính kèm:

  • docBai soan GDCD Lop 6.doc