A- Mục tiêu.
- Biết được vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả trong nền kinh tế và trong đời sống.
- Biết được đặc điểm của nghề và yêu cầu đối với người làm nghề trồng cây ăn quả.
- Biết được triển vọng của nghề trồng cây ăn quả.
- Yêu thích nghề trồng cây ăn quả.
B- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Thu thập các số liệu từ thực tế gia đình và địa phương, bảng số liệu phát triển cây ăn quả của địa phương và của cả nước.
HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 1 SGK và tìm đọc các tài liệu tham khảo, đọc trước phần có thể em chưa biết.
31 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Tiết 1 đến tiết 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ép.
Bước 2: Cắt mắt ghép.
Cắt một miếng vỏ cùng một lớp gỗ mỏng trên cành ghép có mầm ngủ tương đương với miệng ghép ở trên gốc ghép.
Bước 3: Ghép mắt.
Gài mắt ghép vào miệng ở gốc ghép.
Quấn nilon cố định mắt ghép.
Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép.
Sau khi ghép từ 10 đến 15 ngày kiểm tra thấy mắt ghép còn xanh tươi là được.
Sau 18 ngày tháo dây buộc và cắt ngọn gốc ghép.
4-Củng cố.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá bài thực hành về ý thức, thái độ trong giờ làm việc.
- Đánh giá kết quả bài thực hành.
5-Hướng dẫn về nhà.
- Thực hiện lại thao tác bài thực hành trên cây tại vườn nhà.
- CB bài thực hành giờ sau: Dao sắc, cây làm gốc ghép, cành để lấy mắt ghép, dây nilon.
.
Hết tuần 12.
Tiết:13.
Tuần: 13. Thứ 6 ngày 14 Tháng11 năm 2008.
Kiểm tra thực hành
Đề số 1.
Câu 1: Nêu quy trình các bước dâm cành ? giải thích tại sao khi cắt cành dâm cần dùng dao sắc cắt vát ?
Câu 2: Hãy so sánh các ưu điểm, nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính cây ăn quả ?
Đề số 2.
Câu 1: Nêu quy trình các bước chiết cành ? giải thích tại sao khi trộn hỗn hợp bó bầu cần thêm rễ bèo tây (hoặc rơm mục) trộn với đất và mùn ?
Câu 2: Hãy so sánh các ưu điểm, nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính cây ăn quả ?
Biểu điểm.
Câu 1: 6 điểm (ý 1 = 4 điểm; ý 2 = 2 điểm)
Câu 2: 4 điểm
Đáp án câu 2
STT
Phương pháp nhân giống
Ưu điểm
Nhược điểm
1
Gieo hạt
- Đơn giản, dễ làm, chi phí ít.
- Hệ số nhân giống cao.
- Cây sống lâu.
- Khó giữ được đặc tính của cây mẹ.
- Lâu ra hoa, quả.
2
Chiết cành
- Giữ được đặc tính của cây mẹ.
- Ra hoa, quả sớm.
- Mau cho cây giống.
- Hệ số nhân giống thấp.
- Cây chóng cỗi.
- Tốn công.
3
Giâm cành
- Giữ được đặc tính của cây mẹ.
- Ra hoa, quả sớm.
- Hệ số nhân giống cao.
- Đòi hỏi kĩ thuật và thiết bị cần thiết (nhà giâm)
4
Ghép
- Giữ được đặc tính của cây mẹ.
- Ra hoa, quả sớm.
- Hệ số nhân giống cao.
- Tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.
- Duy trì được nòi giống.
Đòi hỏi kĩ thuật phức tạp trong việc chọn gốc ghép, cành ghép và thao tác ghép.
Thứ 6 ngày 21/11/2008.
Tuần 14
Tiết 14: Bài 7: Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi
I. Mục tiêu bài học:
Qua bài này HS phải:
- Nêu được giá trị dinh dưỡng của các loại quả có múi.
- Nêu được yêu cầu ngoại cảnh riêng của cây ăn quả có múi.
- Trình bày được quy trình kỹ thuật và nội dung cơ bản trong từng khâu trong quy trình.
- Vận dụng được kỹ thuật vào viểc trồng cây ăn quả có múi trong gia đình.
- Tham gia chăm sóc vườn cây trong gia đình.
II. Chuẩn bị :
- Tham khảo thêm tài liệu về kĩ thuật trồng cam, quýt, bưởi
- Phóng to hình 16 SGK
III. Tiến trình dạy học:
1.Giới thiệu bài học:
Bài học hôm nay chúng ta nghiên cứu việc ứng dụng những hiểu biết chung về cây ăn quả vào việc trồng cây có múi như chanh, cam, bưởi, quýt sao có năng suất cao, chất lượng tốt.
2. Bài mới:
Hoạt động1: Xác định giá trị dinh dưỡng của quả có múi:
HĐ của GV
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK để hoàn thành bài tập.
Gọi 1 số HS trả lời
GV cho hS nhận xét rồi kết luận
HĐ của HS
Điền vào chỗ trống :
Thành phần thịt quả của 100g quả tươi là:
Đường..
Vitamin.
A xít hữu cơ
Các chất khoáng
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi
Nêu đặc điểm thực vật của cây ăn quả có múi?
Nêu các điều kiện ngoại cảnh thích hợp với cây ăn quả có múi?
Đặc điểm thực vật:
- Rễ cọc ăn sẫuuống đất, rễ tơ phân bố nhiều ở lớp đất từ 10- 30 cm.
- Hoa ra nhiều cùng lá non.
Điều kiện ngoại cảnh thích hợp:
- Nhiệt độ 25- 270C
- ánh sáng đủ
- Độ ẩm không khí 70- 80%, đất luôn ẩm
- Đát phù sa, bazan
- độ pH 5,5- 6,5%
Hoạt động 3: Xác định giá trị dinh dưỡng của quả có múi
- Kể tên một sốloại cây ăn quả có múi mà em biết?
GV có thể bổ sung thêm
- Nêu các biện pháp nhân giống cây ăn quả có múi?
- Thời vụ gieo trồng cây ăn quả có múi như thế nào?
- Mật độ trồng như thế nào?
- Trước khi trồng cần làm gì?
- Nêu cách chăm sóc cây ăn quả có múi?
HS dựa vào SGK và hiểu biết của mình để trả lời
* Biện pháp nhân giống cây ăn quả có múi:
Giâm, chiết, ghép; thời gian giâm cây ở vườn ươm 1- 2 năm
* Thời vụ gieo trồng:
- Phía Bắc: mùa xuân, mùa thu( tháng 2- 4; 8- 10)
- Phía Nam: mùa mưa( tháng 4- 5)
* Khoảng cách trồng:
- Cam 6 x 5 m, hoặc 6 x 4 m, hoặc 5 x 4 m
- Chanh 4 x 3 m, hoặc 3 x 3 m
- Bưởi 6 x 7 m, hoặc 7 x 7 m
* Cách đào hố:
- Rộng 60- 80 cm, sâu 40- 60 cm.
- Đào trước khi trồng 20- 25 ngày
- Bón phân lót 30kg phân chuồng + 0,2- 0,5 kg lân + 0,1- 0,2 kg kali.
* Cách chăm sóc:
- Làm cỏ, xới, vun gốc.
- Bón thúc bằng phân hữu cơ và hóa học khi ra hoa và sau thu hoạch.
- Tưới nước đủ ẩm, phủ rơm , rạ lên gốc cây.
- Tạo hình cho cây cân đối, nhiều cành to.
- Phòng trừ sâu bệnh
Hoạt động 4: Xác định thời điểm thuhoạch và kĩ thuật bảo quản
Nêu thời điểm và phương pháp thu hoạch đối v ới cây ăn quả có múi?
Nêu cách bảo quản quả sau khi thu hoạch?
- Thời điểm: đúng độ chín, thu hoạch vào ngày nắng ráo
- Phương pháp: dùng kéo cắt sát cuống quả, tránh làm sây sát vỏ quả; quả được lau sạch, phân loại, xử lí bằng hóa chất không gây độc hại rồi vận chuyển đến nơi bảo quản, tiêu thụ
- Cách bảo quản: Xử lí tạo màng Paraphin, bảo quản lạnh, gói giấy mỏng và không chất thành đống.
3. Tổng kết bài học:
Cho HS đọc ghi nhớ ở SGK và trả lời các câu hỏi cuối bài.
Thứ 6 ngày 19/12/2008.
Tuần 17
Tiết 17: Ôn tập
I. Mục tiêu bài học:
- Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức về các phương pháp nhân giống cây ăn quả, kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi, kỹ thuật trồng cây nhãn, cây vải.
- Giá trị dinh dưỡng của các loại quả, giá trị kinh tế của các loại cây ăn quả.
II. Chuẩn bị :
- Hệ thống câu hỏi
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Giáo viên cung cấp hệ thống câu hỏi:
1. Em hãy phân tích ý nghĩa các giá trị của việc trồng cây ăn quả đối với con người và môi trường.
2. Em hãy nêu các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
3. Nêu vai trò của giống, phân bón, nước đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây ăn quả
4. Tại sao phải xây dựng vườn ươm cây giống? Hãy nêu các yêu cầu khi chọn nơi làm vườn ươm.
5. Em hãy so sánh các ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính cây ăn quả.
6. ở địa phương đã tiến hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp nào? Với loại loại cây gì?
7. Em hãy nêu giá trị dinh dưỡng và các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.
8. Hãy nêu các giống cây ăn quả có múi mà em biết. ở địa phương em trồng loại cây giống nào là phổ biến?
9. Nhân giồng cây ăn quả có múi bằng phương pháp nào là phổ biến? Tại sao?
10. Tại sao lại bón phân theo hình chiếu của tán cây và đốn tạo hình cho cây?
11. Em hãy nêu giá trị dinh dưỡng của quả nhãn và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn.
12. Em hãy nêu các yêu cầu kĩ thuật trong việc gieo trồng, chăm sóc cây nhãn.
13. Em cho biết ở địa phương em nhân giống nhãn bằng cách nào?
14. Em hãy nêu giá trọ của cây vải và các yêu cầu ngoại cảnh của vải.
15. ở địa phương em trồng giống vải gì?
16. Hãy nêu yêu cầu kĩ thuật của việc gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch vải.
Hoạt động 2: Học sinh trả lời câu hỏi vào vở bài tập:
- Giáo viên gọi học sinh trả lời từng câu từng câu hỏi.
- Cho cả lớp nhận xét.
- Giáo viên bổ sung.
Hoạt động3: Hướng dẫn ôn tập ở nhà
- Tiếp tục ôn tập theo hệ thống câu hỏi mà GV đã cung cấp
- Chuẩn bị để tiết sau kiểm tra.
Thứ 4 ngày 25 tháng 12 năm 2008.
Tiết 18: Kiểm tra học kỳ I
I . Mục tiêu:
- Học sinh nắm được vai trò của cây ăn quả đối với con người và môi trường, nắm được giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả đối với con người.
- Nắm được yêu cầu đối với người làm nghề trồng cây ăn quả.
- Học sinh trình bày ngắn gọn bài viết của mình về cây ăn quả.
II. Đề bài kiểm tra:
Câu 1: - Nghề trồng cây ăn quả có vai trò gì đối với đời sống và kinh tế?
- Hãy nêu các yêu cầu đối với người làm nghề trồng cây ăn quả và phân tích ý nghĩa của chúng?
Câu 2: Hãy phân tích ý nghĩa các giá trị của việc trồng cây ăn quả đối với con người và môi trường?
Câu 3: Tại sao phải xây dựng vườn ươm cây giống? Hãy nêu các yêu cầu khi chọn nơi làm vườn ươm?
III. Biểu điểm chấm:
Câu1: 4 điểm, mỗi ý 2 điểm .
Câu 2: 3 điểm.
Câu 3: 3 điểm, ý1: 1 điểm, ý2: 2 điểm.
IV. Đáp án:
Câu 1:+ Vai trò của cây ăn quả:
- Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có giá trị.
- Làm thuốc chữa bệnh.
- Làm nguyên liệu chế biến các loại bánh kẹo và các loại nước uống.
- Giữ, bảo vệ và cải thiện môi trường, điều hòa ô xi, nhiệt độ, gió bão, chống xói mòn.
+ Yêu cầu đối với người làm nghề trồng cây ăn quả:
- Phải có tri thức về khoa học, sinh học, hóa học, kĩ thuật nông nghiệp, am hiểu thực tiễn, có kĩ năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả.
- Phải yêu nghề , yêu thiên nhiên, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động, sáng tạo, có khả năng quan sát, theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây.
- Phải có sức khỏe tốt, dẻo dai, thích nghi với hoạt động ngoài trời, có đôi mắt tinh tường, bàn tay khóe léo.
Câu2: ý nghĩa các giá trị của việc trồng cây ăn quả đối với con người và môi trường:
- Giá trị dinh dưỡng: Quả để ăn có nhiều loại đường dễ tiêu, các a xít hữu cơ, prôtêin, chất béo, chất khoáng và nhiều loại vitaminA,B1,B2,B6,PP,Crất cần cho mọi lứa tuổi.
- Các bộ phận khác của cây( rễ, lá, vỏ cây, hoa, hạt) có khả năng chữa một số bệnh suy nhược thần kinh, dạ dày, tim mạch
- Quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến bánh kẹo, đồ hộp, rượu
- Quả là mặt hàng xuất khẩu.
- Cây ăn quả có tác dụng lớn đến việc bảo vệ môi trường: làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, làm hàng rào chắn gió, làm đẹp cảnh quan, chống xói mòn, bảo vệ đất
Câu 3: Tại sao phải xây dựng vườn ươm cây giống?
- Xây dựng vườn ươm cây giống để có điều kiện chọn lọc, bồi dưỡng các giống tốtvà sản xuất ra số lượng cây giống nhiều với chất lượng cao.
- Yêu cầu nơi chọn làm vườn ươm:
+ Gần vườn trồng, gần nơi tiêu thụ và thuận tiện cho việc vận chuyển.
+ Gần nguồn nước tưới.
+ Đất thoát nước, bằng phẳng, tầng đất mặt dày, độ màu mỡ cao.
File đính kèm:
- cong nghe 9 trong cay an qua.doc