Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (tiết 1)

I- Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Hiểu được những quy định của PL về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể , sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

- Hiểu đó là tài sản quý nhất của con người cần giữ gìn và bảo vệ.

2. Kĩ năng:

- Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.

- Không xâm hại đến người khác.

3. Thái độ

- Có thái độ quy trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của bản thân. Đồng thời tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác.

II- Tài liệu, phương tiện:

- SGK GDCD 6, SGV GDCD 6, TKBG GDCD 6- NXB GD.

- BLHS năm 1999. Sổ tay kiến thức PL.

HP năm 2013

 

doc6 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3210 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười cần giữ gìn và bảo vệ. Kĩ năng: Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể, danh dự, nhân phẩm. Không xâm hại đến người khác. Thái độ Có thái độ quy trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của bản thân. Đồng thời tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác. II- Tài liệu, phương tiện: SGK GDCD 6, SGV GDCD 6, TKBG GDCD 6- NXB GD. BLHS năm 1999. Sổ tay kiến thức PL. HP năm 2013 Điều 19 Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.  Điều 20 1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nàokhác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. 2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định. 3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nàokhác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm. - Máy chiếu. III- Các hoạt động: 1.ÔĐTC: Lớp 6A 6B 6C Vắng 2. KTBC: ?Tại sao chúng ta phải học tập? - Vì việc học là vô cùng quan trọng. Có học tập chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, phát triển toàn diện và trở thành người có ích cho gia đình và XH. BT: Hãy cho biết những quy định của PL về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? (X vào ý chọn) A Mọi công dân có thể học không hạn chế X B Trẻ em trong độ tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục THCS X C Gia đình có trách nhiệm tạo ĐK cho con em hoàn thành nghĩa vụ HT của mình. X D Các câu ..đúng “Kiến thức là chìa khoá vạn năng mở tất cả mọi cánh cửa” (A.Phơ răng xơ) 3. Bài mới: * Giới thiệu chủ đề bài mới: Tình huống: Lợi dụng lòng tin của bạn hàng Phạm Văn đã vay 230 triệu đồng của nhiều người để tiêu xài phung phí và không còn khả năng trả nợ. Viện KSND đã ra quyết định truy tố Phạm Văn và chuyển HS vụ án cho Toà án. Toà án đã không ra lệnh bắt Phạm Văn để tam giam chờ ngày xét xử, vì vậy Phạm Văn đã bỏ trốn. Toà án đã phải tạm hoãn xét xử. Không chờ các CQCN nhà nước giải quyết, một trong các chủ nợ đã tự tìm bắt Phạm Văn để giải về Toà án. ?Chủ nợ đó có quyền bắt Phạm Văn về Toà án hay không? (2 HSTL tự do có- không) Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cũng cần có kiến thức và cần biết về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. * Nội dung: Hoạt động của thầy và trò Nội dung trọng tâm Hoạt động 1:Tìm hiểu nội dung truyện đọc - HS đọc truyện - GV nhận xét. - GV tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi SGK/Tr42 ?Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở? - Ông Hùng đã cứu lúa bằng cách chăng dây điệnvà làm ông Nở chết. ?Hành vi đó của ông Hùng có phải do cố ý không? - Không cố ý giết người. ?Việc ông Hùng bị khởi tố đã chứng tỏ điều gì? - PL rất nghiêm minh - Công dân có quyền được PL bảo hộ về tính mạng. GV cung cấp Hiến pháp năm 2013- Điều 19 Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.  Hành vi của ông Hùng đã xâm phạm tới tính mạng của ông Nở (Giết người là xâm phạm tính mạng) Ông Hùng sẽ bị xử lí theo quy định của BLHS năm 1999 điêu 93 “Tội giết người” (Xâm phạm tính mạng người khác như: giết người, đe doạ giết người, làm chết người) Tình huống: Hai bạn Sơn và Nam cùng học lớp 6 D trường THCS thị trấn K, họ ngồi cạnh nhau trong lớp. Một hôm, Sơn bị mất cái bút máy mới mua rất đẹp. Tìm mãi không thấy Sơn đã đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiềng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi.n Cô giáo đã kịp thời mời 2 bạn lên phồng Hội đồng kỷ luật. ?Nhận xét hành vi ứng xử của 2 bạn? - Sơn sai. Vì chưa có bằng chứng, chứng cứ đã đổ tội ăn căp cho bạn => xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của bạn. (Hành vi này xét theo BLHS 1999 là “tội vu khống”) - Nam sai. Vì không khéo léo trong cách ứng xử đã đánh Sơn => đánh người là xâm phạm tới thân thể người khác Sơn bị đánh chảy máu mũi =>Nam gây thương tích cho người khác là xâm phạm tới sức khoẻ của người khác. ?Nếu em là Nam trong tình huống này em sẽ xử lí như thế nào? ?Nếu em là Sơn trong tình huống này em sẽ xử lí như thế nào? ?Là bạn của Sơn và Nam em sẽ làm gì? HSTL tự do và GV giúp HS định hướng về kĩ năng ứng xử trong các tình huống thực tế nếu thấy quyền có nguy cơ bị xâm phạm thì hãy yêu cầu hoặc tìm sự trợ giúp từ bạn bè, thầy cô những người có uy tín với bạn mình để bảo vệ quyền của mình cũng như tránh xâm phạm tới quyền của người khác như 2 bạn Sơn và Nam. ?Theo em, đối với con người thì những gì là quý giá nhất? - Với con người thì tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm là những điều quý giá nhất. 1. Truyện đọc “Một bài học” Giết người là xâm phạm tính mạng người khác. Xâm phạm tới tính mạng người khác là VPPL. Tình huống 2: Sơn đổ tội cho bạn lấy cắp => xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của bạn. Nam đánh bạn => xâm phạm tới thân thể bạn. Nam đánh bạn chảy máu mũi => xâm phạm tới sức khoẻ bạn. KL: Với mỗi người thì tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quý giá nhất. Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung bài học. - HS đọc mục a từ “Quyền đáng quý của mỗi công dân”. ?Quyền được PL bảo hộcó ý nghĩa như thế nào đối với công dân? - là quyền cơ bản GV chú ý HS: là quyền cơ bản bởi quyền này là một trong những quyền tự do gắn liền với nhân thân của mỗi người (gắn liền với thân thể và danh dự của mỗi người.) ?Em hiểu bảo hộ là gì? - là bảo vệ, che chở ?PL có những quy định như thế nào để bảo hộ quyền này cho CD? HSTL (SGK nội dung PL nước ta quy định...) GV giới thiệu điều 71 – HP 1992/SGK trang 43 (Điều 22 – HP năm 2013 đựơc sửa đổi, bổ sung như sau Mọi CD có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án ND, quyết định hoặc phê chuẩn của VKSND, trừ trường hợp phạm tội bị bắt quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng luật. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của PL. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm khác trên cơ thể người phải được người đó đồng ý. GV chú ý HS. - Quyền này là loại quyền gồm 2 nội dung lồng ghép đó là: + quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, thân thể, sức khoẻ; + quyền được bảo vệ về danh dự và nhân phẩm. * Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, thân thể, sức khoẻ:=> không ai được xâm phạm tới tính mạng, thân thể, sức khoẻ của người khác: - Không được đánh người...; - Không được uy hiếp, đe doạ đánh người; - Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình, tra tấn người; => Tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại đến sức khoẻ thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm... Nếu gây thương tật nặng bị phạt từ từ 6 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tủ hình. - Tội bắt, giữ, giam người trái PL bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc tù từ 3 tháng đến 5 năm. Gây hậu quả nghiêm trọng thì phạt tù đến 10 năm và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định trong vòng từ 1 đến 5 năm. - Khi một người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị de doạ thì người phát hiện có trách nhiệm đưa vào cơ sở y tế; các cơ sở y tế của NN, tập thể và tư nhân không được phép từ chối cứu chữa mà phải tận dụng mọi phương tiện và khả năng hiện có để cứu chữa (Tội thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả là người đó chết, bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm) * Quyền được bảo vệ về danh dự và nhân phẩm. Xúc phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác biểu hiện ở hành vi bịa đặt điều xấu cho người khác cốt làm hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người khác. Quyền được ...nhân phẩm có nghĩa là: - Danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và đượcPL bảo vệ; - Không ai được làm nhục người khác (không đựơc xúc phạm DD và NP của người khác). Người có hành vi xúc phạm DD và NP của người khác sẽ bị trừng trị theo PL Tội xúc phạm nghiêm trọng đến DD và NP của người khác bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm (Điều 121- Tội làm nhục người khác – Bộ luật hình sự 1999) - Không ai được vu khống, vu cáo người khác (không được bịa đặt nhằm bêu xấu, làm thiệt hại đến danh dự và uy tín của người khác) Tội bịa đặt, loan truyền điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của người khác bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. (Điều 122- Tội vu khống – BLHS 1999) 2. Nội dung bài học. a)Ý nghĩa quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể => là quyền cơ bản => là quyền quan trọngnhất, đáng quý nhất. b) Quy định của PL nước ta về quyền được PL bảo hộ về tính mạngnhân phẩm: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo quy định của PL (khoản 2. Điều 22- HP 2013) CD có quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. + Tính mạng, sức khoẻ của người khác => phải tôn trọng. +Danh dự và nhân phẩm => tôn trọng: Không làm nhục Không vu khống - Mọi hành vi xâm hại đến tính mạng, thân thể nhân phẩm đều bị PL trừng trị nghiêm khắc. Củng cố: GV cho HS là BT a/SGK/ Tr43 Đáp án : - HS đánh nhau -> xâm phạm thân thể. - HSbị TNGT Tiểu học -> xâm phạm tới tính mạng. - Nói xấu bạn -> xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm 5. HD HT - Học thuộc nội dung bài học theo SGK. - Hoàn thiện BT a vào vở. - Xem trước nội dung bài còn lại và tìm hiểu về thực tế quyền ở địa phương. (Bình đẳng giới)

File đính kèm:

  • docTuần 28. GD 6.doc
Giáo án liên quan