Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2009 - 2010

I.Mục tiêu.

1.Kiến thức: HS hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể.

- Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể.

2. Kĩ năng: Biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.

- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục thể thao.

3. Thái độ: Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khỏe bản thân

II. Chuẩn bị:

1.GV: SGK, SGV, phiếu học tập. Lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 27/3/1946 về: Sức khỏe và thể dục. ( SGV T. 21)

2. HS: Đọc trước bài.

III. Tiến trình bài dạy.

 

doc75 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2009 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. - Hàng ngang 9: ( 7 chữ cái) Là một trong những chất bị cấm khi tham gia giao thông không được uống. - Hàng ngang 10: ( 15 chữ cái) Khi đang đi xe máy cấm nghe.... - Hàng ngang 11: ( 5 chữ cái) Cấm không được ..... đông người trên đường quốc lộ. - Hàng ngang 12: ( 12 chữ cái) Khi đi xe đạp cấm....trên đường. - Hàng ngang 13: ( 1 chữ cái) Một vật dụng khi đi xe đạp, xe máy không được dùng. - Hàng ngang 14: ( 8 chữ cái) Muốn rẽ ta phải.... - Hàng ngang 15: (9 chữ cái) Khi ra đường ưu tiên ta phải.... ? Em hãy đọc ra ô chữ hàng dọc? ? Trình chiếu PowerPoint một số hình ảnh tai nạn giao thông? I. Bài tập trắc nghiệm. Đáp án: d II. Cách nhận dạng ba loại biển báo thông dụng * Biển báo cấm: Hình tròn, viền màu đỏ, nền trắng, hình vẽ đen nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. * Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các nguy hiểm trên đường để có cách xử trí cho phù hợp với tình huống. * Biển chỉ dẫn, hiệu lệnh: Hình tròn hoặc hình vuông, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành hoặc những điều có ích trong hành trình. III. Bài tập tình huống. Tình huống 1. * Các cách ứng xử có thể có: - Tìm cách báo cho người đi đường biết có sự nguy hiểm ở phía trước để họ đề phòng. - Lấy vật chuẩn đánh dấu nơi nguy hiểm để mọi người dễ nhận thấy và đề phòng. - Nếu có thể thì cùng mọi người tìm cách khắc phục sự cố nguy hiểm đó. - Báo cho công an hoặc người có trách nhiệm biết để xử lý. b. Tình huống 2. * Không đồng ý với ý kiến trên vì: - Người đi xe đạp có lỗi (không đi đúng phần đường của mình)gây ra tai nạn và phải chịu trách nhiệm về vi phạm của mình. - Người đi xe mô tô không có lỗi vì đã đi đúng phần đường của mình, nên không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi xe đạp. - Mọi hành vi vi phạm đều phải được xử lý nghiêm minh, không phân biệt đối tượng vi phạm. c. Tình huống 3. *H đã vi phạm quy định về an toàn giao thông - Chưa đủ 18 tuổi, chưa được cấp giấy phép lái xe, vi phạm điều 53 và điều 55 LuậtGTĐB. - Chở 2 người lớn, vi phạm điều 28 Luật GTĐB, quy định người điều khiển xe mô tô chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi. - Khi muốn vượt xe khác, ta phải báo hiệu( bằng đèn, còi hoặc bằng tay) và phải chú ý quan sát, khi thấy đảm bảo an toàn thì mới được vượt ( không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước đã tránh về bên phải), phải vượt về bên trái. IV. Trò chơi ô chữ. - Hàng ngang 1: Mũ bảo hiểm. - Hàng ngang 2: Biển báo cấm. - Hàng ngang 3: Tín hiệu đèn. - Hàng ngang 4: Họp chợ trên đường. - Hàng ngang 5: Xe gắn máy. - Hàng ngang 6: Phóng nhanh vượt ẩu. - Hàng ngang 7: Chăn thả gia súc. - Hàng ngang 8: Biển báo nguy hiểm. - Hàng ngang 9: Rượu bia. - Hàng ngang 10: Điện thoại di động. - Hàng ngang 11: Tụ tập. - Hàng ngang 12: Dàn hàng ngang. - Hàng ngang 13: Ô - Hàng ngang 14: Xin đường. - Hàng ngang 15: Giảm tốc độ. - Ô chữ hàng dọc: an toàn giao thông. 4. Củng cố: (3 phút) ? Bản thân em sẽ làm gì để chấp hành đúng luật an toàn giao thông? ? Để mọi người chấp hành đúng luật an toàn giao thông chúng ta phải làm gì? 5. Hướng dẫn về nhà:(1 phút) ? Sưu tầm tranh ảnh về môi trường? * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng . Giảng: 6A: .5.2009. Tiết 33 6B: .5.2009. thực hành ngoại khoá phòng chống ma tuý I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm ma tuý và các chất gây nghiện, biết được nguồn gốc ma túy và tác hại của ma tuý. - Nắm được cách nhận biết người nghiện ma tuý. - Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý. 2. Kĩ năng: Kiên định tránh xa ma tuý và có quyết định đúng đắn đối với những vấn đề có liên quan đến ma tuý. Giải thích, phân tích, khuyên nhủ mọi người thấy được tác hại của ma tuý. 3. Thái độ: Có ý thức không sử dụng ma tuý và tích cực phòng chống ma tuý và các chất gây nghiện. II. Chuẩn bị. - GV: Tài liệu tham khảo, phòng học chung, điều 193, 194, 197, 200 bộ luật hình sự. - HS: Sưu tầm tranh ảnh về phòng chống ma tuý. III. Tiến trình tổ chức dạy và học. 1. ổn định tổ chức.( 1 phút) 6A.................................................................................. 6B.................................................................................. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1. (10 phút) HDHS tìm hiểu ma tuý là gì. ? Em hiểu ma tuý là gì? ? Hãy kể tên một số ma tuý và các chất gây nghiện mà em biết? ? Giáo viên trình chiếu PowerPoint một số hình ảnh về ma tuý? Hoạt động 2. (10 phút) HDHS tìm hiểu nghiện ma tuý là gì. ? Em hiểu thế nào là nghiện ma tuý? ? Đặc trưng của hiện tượng nghiện là gì? Hoạt động 3. (10 phút) HDHS tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của việc nghiện ma tuý. ? Những nguyên nhân nào dẫn đến nghiện ma tuý và các chất gây nghiện? * Hoạt động nhóm. - GV nêu vấn đề: Ma tuý gây ra những tác hại gì? - Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. HS nhận xét-> GV nhận xét. Hoạt động 4 ( 10 phút) HDHS tìm hiểu cách phòng chống ma tuý. ? Để phòng chống ma tuý chúng ta cần làm gì? ? Giáo viên trình chiếu PowerPoint một số điều của luật phòng chống ma tuý và luật hình sự về ma tuý? I.Ma tuý là gì. 1. Khái niệm. - Ma tuý là các chất gây nghiện, kích thích hoặc ức chế thần kinh. 2. Một số ma tuý và các chất gây nghiện thường gặp. - Ma tuý: Thuốc phiện, cần sa, hêrôin, Amphetamin, côcain, Methamphetanin seduxen, Moocphin. - Các chất gây nghiện: Caphêin, Nicôtin. II. Nghiện ma tuý là gì? 1. Khái niệm. - Nghiện ma tuý là trạng thái nhiễm độc chu kì mãn tính do sử dụng lặp lại nhiều lần chất đó. 2. Đặc trưng của hiện tượng nghiện là: - Cần tăng dần liều dùng. - Có sự lệ thuộc về tâm lí, sinh lí của người dùng vào chất đó. - Nếu thiếu nó người nghiện sẽ có những triệu chứng như: uể oải, lên cơn co giật, đau đớnvà có thể làm bất cứ điều gì miễn là có nó để dùng. III. Nguyên nhân và tác hại của việc nghiện ma tuý. 1. Nguyên nhân. - Thiếu hiểu biết về các chất ma tuý và các chất gây nghiện. - Tò mò, đua đòi, sĩ diện - Bế tắc trong cuộc sống ( thi trượt, thất tình, thất nghiệp, bệnh tật) - Do sự gia tăng của thị trường ma tuý. - Do bị rủ rê, lừa gạt, ép buộc - Thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội 2. Tác hại của ma tuý. - ảnh hưởng tới sức khoẻ, lây nhiễm HIV/AIDS . - ảnh hưởng tới nhân cách, luôn thấy cuộc sống bế tắc, âu sầu, bi quan, sống gấp gáp không mục đích. - Suy thoái đạo đức. - ảnh hưởng tới kinh tế, hạnh phúc gia đình. - ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh xã hội: Cờ bạc, trộm cắp, cướp giật, cướp của, giết người. IV. Cách phòng chống ma tuý. - Có hiểu biết đầy đủ về ma tuý. - Sống lành mạnh, giản dị. - Tham gia các hoạt động tuyên truyền, phòng chống ma tuý. 4. Củng cố: (3 phút) ? Ma tuý là gì? 5. Hướng dẫn về nhà:(1 phút) ? Ôn tập chuẩn bị thi học kì II? * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng . Giảng: 6A: .5.2009. Tiết 34 6B: .5.2009. ôn tập học kì I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. Ôn tập củng cố các bài: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 2. Kĩ năng. 3. Thái độ. II. Chuẩn bị. - GV: SGK, SGV. - HS Soạn bài. III. Tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức (1 phút) 6A 6B.. 2. Kiểm tra bài cũ. Kết hợp trong bài. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: ( 20 phút) ? Pháp luật nước ta qui định như thế nào về quyền được bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm người khác? ? Nếu xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm người khác thì bị xử lí như thế nào? ? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác và của chính mình? Hoạt động 2 ( 10 phút) ? Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân là gì? ? Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Hoạt động 3( 10 phút) ? Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là gì? ? Theo em những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín ? ? Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại của người khác em sẽ làm gì? ? Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín? I. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. - Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân. - Pháp luật nước ta quy định: + Không ai được xâm phạm đến thân thể người khác. + Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm người khác. + Mọi việc làm xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc. - Chúng ta phải biết tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm người khác, đồng thời phải biết tự bảo vệ quyền của mình. Phê phán, tố cáo những việc làm trái pháp luật. II.Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền cơ bản của công dân. - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. - Phải tôn trọng chỗ ở của người khác, biết tự bảo vệ chỗ ở của mình, tố cáo người xâm phạm đến chỗ ở của người khác. III. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. - Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân. - Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại. 4. Củng cố( 3 phút) ? Hãy kể tên những quyền cơ bản của công dân đã được học trong chươngg trình giáo dục công dân 7? 5. Hướng dẫn về nhà.( 1phút) ? Ôn tập kiểm tra học kì II? * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng .

File đính kèm:

  • docGIAO AN GDCD 6 0910.doc