I/ Mục tiêu bài học:
Giúp HS: - Xác định đúng mục đích học tập.
- Hiểu ý nghĩa của việc xác định đúng mục đích học tập.
- Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, kế hoạch học tập.
- Khiêm tốn học hỏi bạn bè, mọi người.
- Sẵn sàng hợp tác với mọi người trong học tập.
- Biết xây dưng kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý.
- Biết hợp tác trong học tập.
II/ Tài liệu và phương tiện:
• Sưu tầm những tấm gương có mục đích học tập tốt.
• Mẩu chuyện danh nhân trong các lĩnh vực.
• Điển hình vượt khó trong học tập.
III/ Các hoạt động dạy và học:
5 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 5813 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 11: Mục đích học tập của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: Ngày dạy:
Tuần:
Bài 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
I/ Mục tiêu bài học:
Giúp HS: - Xác định đúng mục đích học tập.
Hiểu ý nghĩa của việc xác định đúng mục đích học tập.
Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, kế hoạch học tập.
Khiêm tốn học hỏi bạn bè, mọi người.
Sẵn sàng hợp tác với mọi người trong học tập.
Biết xây dưng kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý.
Biết hợp tác trong học tập.
II/ Tài liệu và phương tiện:
Sưu tầm những tấm gương có mục đích học tập tốt.
Mẩu chuyện danh nhân trong các lĩnh vực.
Điển hình vượt khó trong học tập.
III/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra baìo cũ:
Em hãy nêu những việc làm cụ thể của mình biểu hiện tham gia tích cực hoạt động tập thể.
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS:
Nội dung :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV: Em đi học để làm gì?
HS: Trả lời cá nhân:
Có tương lai tốt đẹp.
Có điều kiện sống tốt hơn.
Để có điều kiện lo cho cha mẹ.
Để giúp đỡ mọi người.
Để góp phần xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
GV: Tất cả những ý định, dự kiến đó còn gọi là gì?
HS: Là mục đích ( sống ) học tập.
GV: Kết luận và đưa vào bài mới.
Hạot động 2: Tìm hiểu nội dung truyện đọc.
GV: Cho HS đọc truyện.
Chia nhóm cho HS thảo luận theo nhũng nội dung sau:
Nhóm 1:
Vì sao Tú đạt thành tích cao trong học tập?
Nhóm 2:
Những biểu hiện nào của Tú thể hiện tinh thần tự giác học tập của Tú?
Nhóm 3:
Em học tập được những gì ở bạn Tú?
GV: Đặt câu hỏi tiếp để HS cả lớp cùng trao đổi:
Tú đã gặp khó khăn gì trong học tập?
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Tú ước mơ gì? Để đạt được ước mơ, Tú đã suy nghĩ và hành động như thế nào?
HS: Trình bày cá nhân.
GV: Bạn Tú đã học tập và rèn luyện để làm gì?
HS:Trình bày cá nhân:
GV: Kết luận phần thảo luận. tìm hiểu truyện đọc.
GV: Để chuẩn bị cho tiết 2, các em tập làm điều tra ngắn về mục đích và ước mơ của các bạn trong lớp( hoặc trong tổ).
Bạn A: Bác sĩ.
Bạn B: Cô giáo.
Bạn C: Nhà nghiên cứu khoa học.
Bạn D: Công an
Các bạn hỏi rõ vì sao lại có ước mơ như thế và muốn đạt được mục đích đó phải làm gì cho hiện tại và tương lai?
1/ Truyện đọc:” Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó”.
- Vì bạn Tú biết tự học, kiên trì vượt khó trong học tập.
- Thể hiện tinh thần tự giác học tập của Tú:
+ Không học thêm mà tự học.
+ Tìm nhiều cách giải cho 1 bài toán.
+ Say mê học tập tiếng anh, sưu tầm bài toán tiếng anh.
+ Giao tiếp bạn bè bằng tiếng anh.
- Học tập được:
+ Tính kiên trì, tự học, vượt khó trong học tập.
+ độc lập suy nghĩ, say mê tìm tòi.
- Tú là con út, nhà nghèo, bố là bộ đội, mẹ là công nhân.
- Tú ước mơ trở thành nhà toán học.
Tú đã tự học, tự rèn luyện, kiên trì vượt khó khăn để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô.
- Bạn Tú mong muốn đạt được mục đích học tập của mình.
- Qua tấm gương bạn Tú, các em phải xác định được mục đích học tập, phải có kế hoạch để mục đích đó trở thành hiện thực.
Tiết 2:
Ngày dạy:
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: đặt vấn đề:
Người có mục đích luôn xác định được công việc của mình phải đạt đến đích nào. Tuy nhiên có mục đích đạt được trong thời gian ngắn, có mục đích phải thực hiện lâu dài, thậm chí cả cuộc đời. Với HS chúng ta cần xác định mục đích trước mắt.
GV: Chia nhóm để HS thảo luận 2 vấn đề:
Vấn đề 1: Mục đích học tập trước mắt của HS là gì?
- Học giỏi.
- Trở thành con ngoan, trò giỏi.
- Phát triển toàn diện.
- Trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Vấn đề 2: Vì sao phải kết hợp giữa mục đích cá nhân, gia đình và xã hội?
- Đối với cá nhân:
Vì tương lai, danh dự của bản thân, bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ, thầy cô.
- Đối với gia đình:
Mang lại danh dự cho gia đình và dòng họ.
- Đối với xã hội:
Góp phần xây đựng quê hương đất nước giàu đẹp.
HS: Các nhóm thảo luận, trả lời.
các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhấn mạnh mục đích, ý nghĩa học tập của học sinh.
HS: Ghi bài.
GV: Em hãy cho biết những việc làm thể hiện mục đích học tập?
HS: Phát biểu cá nhân:
- Có kế hoạch.
- Tự giác, học đều ở các môn.
- Vận dụng phương pháp học thích hợp
GV: Cho HS kể những tấm gương có mục đích học tập tốt của những HS trong trường:
HS: Kể:
GV: Nhấn mạnh nội dung bài học.
HS: Ghi nội dung bài học:
2/ Nội dung bài học:
a/ Xác định mục đích, ý nghĩa của việc học tập?
- HS là chủ tương lai của dân tộc, do đó phải lỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt, có đủ khả năng lao động để lập nghiệp và góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Chỉ có thể xác định đúng mục đích học tập thì mới có thể học tốt.
b/ Rèn luyện mục đích học tập như thế nào?
- Tu dưỡng đạo đức.
- Học tập tốt.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
Hoạt động 4: Củng cố- luyện tập.
GV:- Tổ chức cho HS làm bài tập SGK tr 33-34.
- GV cho 2 HS lên bảng làm bài tập b và c.
HS: Cả lớp trao đổi.
Bổ sung.
GV: Nhận xét chung.
GV: Cho HS liên hệ thực tế bản thân, ở trường, ở lớp.
HS: Tự liên hệ.
GV: Nhận xét, kết luận toàn bài;
Có người cho rằng:” Mục đích tối thiểu trong đời không phải là sự hiểu biết mà là hành động”. Thật vậy, con người cần phải thể hiện bằng sự kiên trì, vượt khó, tự học tập, tự lao động để vươn lên. Biết vượt qua khó khăn, vượt lên số phận để chiến thắng, để đạt mục đích.
3/ Bài tập:
Bài b:
Đáp án sai là: - Học vì điểm số.
- Học tập vì sự giàu có
Bài c:
Thực hiện thêm: Tự học, học đều ở các môn, Học tới đâu nắm chắc tới đó.
Dặn dò: - Học bài và làm bài tập.
- Tìm các câu chuyện “ người tốt, việc tốt”, gương HS nghèo vượt khó học giỏi trong sách và trong thực tiễn.
------------------------------------------------------------------
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Bai 11 Muc dich hoc tap cua hoc sinh.doc