Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học : CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 Học xong bài này, Hs cần đạt được:

1. Về kiến thức :

- Nêu được nhiệm vụ, phương hướng, biện pháp cơ bản để phát triển Giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay.

- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách Giáo dục và đào tạo.

2. Về kĩ năng :

- Biết tham gia tuyên truyền và thực hiện chính sách Giáo dục và đào tạo phù hợp với khả năng của bản thân.

- Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến chính sách Giáo dục và đào tạo.

3. Về thái độ :

- Tin tưởng, ủng hộ chính sách Giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước.

- Có ý thức phê phán những việc làm vi phạm chính sách Giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước.

 

doc12 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 4234 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Ngày soạn : 02/03/2009 GVHD : TRƯƠNG VĂN ANH TUẤN Ngày thực hiện: 09/03/2009 SVTT : LÊ THỊ LIỆU TPPCT : 27 GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Bài 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ (Tiết 1) I. Mục tiêu bài học : CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Học xong bài này, Hs cần đạt được: 1. Về kiến thức : - Nêu được nhiệm vụ, phương hướng, biện pháp cơ bản để phát triển Giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay. - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách Giáo dục và đào tạo. 2. Về kĩ năng : - Biết tham gia tuyên truyền và thực hiện chính sách Giáo dục và đào tạo phù hợp với khả năng của bản thân. - Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến chính sách Giáo dục và đào tạo. 3. Về thái độ : - Tin tưởng, ủng hộ chính sách Giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước. - Có ý thức phê phán những việc làm vi phạm chính sách Giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước. II. Tài liệu và phương tiện : - SGK GDCD 11. - SGV GDCD 11. - Băng hình tranh ảnh về Giáo dục - đào tạo ở Việt Nam. - Máy tính, máy chiếu. - Một số tài liệu về số liệu đầu tư của Đảng, Nhà nước cho Giáo dục - đào tạo. III. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định tổ chức kiểm tra sĩ số: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5phút) . * câu hỏi: Em hãy nêu những nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay? * Đáp án: Môi trường ô nhiễm là do: - Dân số Việt Nam tăng nhanh. - Đời sống kinh tế còn thấp. - Khai thác tài nguyên một cách bừa bãi. - Việc quản lý và bảo vệ còn yếu kém. 3. Tổ chức dạy học bài mới 3.1. Giới thiệu bài mới : Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH-CN trên thế giới, quá trình toàn cầu hoá làm cho KHCN và chất lượng nguồn nhân lực trở thành nhân tố quan trọng hang đầu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Xuất phát từ yêu cầu đó, trong quá trình đổi mới Đảng ta coi GD-ĐT, KHCN là quốc sách hang đầu, là nền tảng, động lực, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Liên tiếp các kì đại hội của Đảng, đều xác định nhiệm vụ của GD-ĐT là “ Nâng cao chất giáo dục toàn toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và họcchấn hưng nền giáo dục Việt Nam. 3.2. Gi ảng dạy bài mới : Thời gian Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng 15 phút 5 phút 10 phút 3 phút GV: Đặt vấn đề: Em có suy nghĩ gì về câu nói của Chủ Tịch HỒ CHÍ MINH “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” HS: Trả lời. GV: Qua câu nói của chủ tịch HỒ CHÍ MINH chúng ta thấy rằng giáo dục có vai trò hết sức quan trọng đối với vận mệnh quốc gia dân tôc. Một dân tộc dốt "dân trí sẽ thấp"kém hiểu biết KH-KT"đất nước nghèo nàn lạc hậu"kinh tế xã hội không phát triển kịp thời đại. Theo em GD-ĐT có vai trò gì? HS: 4.Tại sao nói GD-ĐT giữ gìn, phát huy và truyền bá văn minh nhân loại? 5. Vì sao nói GD-ĐT là động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH? HS: Trả lời GV: Kết luận: CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến lao động cùng với công nghê, phương tện hiện đại. Do đó để vận hành được các máy móc thiết bị hiện đại đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải cao. Chuyển ý: Trên đây là những vai trò cơ bản của giáo dục-đào tạo. Vậy theo em GD- ĐT có những nhiệm vụ cụ thể nào? HS: trả lời. GV: ghi bảng. Chỉ tiêu 2010: Phổ cập THCS đạt 100%. Đạt 200SV/10.000 dân. 1. Em hiểu thế nào là dân trí và vì sao nâng cao dân trí? HS: trả lời. GV: Dân trí là trình độ hiểu biết chung của người dân, tỉ lệ biết đọc biết viết, trình độ được phổ cập 2. Theo em đào tạo nhân lực là gì? Vì sao đào tạo nhân lực? GV: - Là đào tạo đội ngũ người lao động. - Đội ngũ chuyên gia. - Đội ngũ nhà quản lý, khắc phục lao động giản đơn. => Vì: Họ là nhưng người trực tiếp lao động, sản xuất ra của cải vật chất cho XH, đất nước có tạo ra được những sản phẩm tôt, chất lượng cao, có sức cạnh tranh không là nhờ vào nguồn nhân lực. 3. Vì sao phải bồi dưỡng nhân tài? Hãy liên hệ tại trường NGÔ QUYỀN? HS: Trả lời. GV: Là co chế lựa chọn, bồi dưỡng người tài vì “ hiền tài là nguyên khí của quốc gia”Bồi dưỡng nhân tài nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển. VD: - thi học sinh giỏi huyện, tỉnh quócc gia. - thi vào trường chuyên lớp chọn. - thi Olympic. - học các lớp củ nhân tài năng. - cho đi du học. 4. Theo em trong 3 nhiệm vụ nhiệm vụ nào quan trọng nhất? HS: GV: Nâng cao dân trí là nhiệm vụ có tính chất quyết định sự thành bại, phát triển hay tụt hậu của đất nước. Bởi vì toàn dân phải hiểu biết mới có thể xây dựng đất nước phát triển dổi mới hoà nhập thế giới. b. Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục đào tạo: Để thực hiện nhiệm vụ trên giáo dục đào tạo cần phát triển theo phương hướng nào? HS: 6 phương hướng. GV: Để tìm hiểu rõ những phương hướng trên lớp ta tiến hành: THẢO LUẬN NHÓM: Thới gian: 3phút. Nhóm 1: Những việc làm cụ thể của ĐẢNG nhà nước , nghành giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục đào tạo? Nhóm 2: Việc mở rộng quy mô giáo dục, ưu tiên cho giáo dục được thể hiện như thế nào? Cho VD ở ĐÀ NẴNG? Nhóm 3: Công bằng trong giáo dục được thể hiện như thế nào? Lien hệ ở trương NGÔ QUYỀN? Nhóm 4: Em hiểu thế nào là xã hội hoá giáo dục? Vì sao phải tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo? cho vídụ? Nhóm 1 trình bày + bổ sung: -Đổi mới phương pháp nội dung, cải cách SGK - Sử dụng thiết bi hiện đại - phong trào 2 không: Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục; Nói không với tiêu cực trong trong thi cử; không vi phạm đạo đức nhà giáo; không ngồi nhầm lớp. Nhóm 2: GV nêu phương hướng trình bày + bổ sung: - có đủ loại trường: công lập . dân lập, bán công, chính quy,tại chức => phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau 1. Chính sách Giáo dục và đào tạo a.Nhiệm vụ giáo dục đào tạo: * Khái niệm: - Giáo dục - Đào tạo: là một hoạt động có tổ chức của xã hội, nhằm bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất và năng lực của con người cho mỗi công dân về tư tưởng, đạo đức, khoa học, sức khoẻ và nghề nghiệp - chính sách Giáo dục và Đào tạo: Là những chủ trương biện pháp của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Vai trò: -Gĩư gìn phát triển và truyền bá văn minh nhân loại. - Động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH-HDH đất nước. -Điều kiện để phát huy nguồn lực con người. b. Nhiệm vụ của Giáo dục và đào tạo : - Nâng cao dân trí. - Đào tạo nhân lực. - Bồi dưỡng nhân tài. c. Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo: - Nâng cao chất lượng, hiệu quả Giáo dục và đào tạo. - Mở rộng quy mô giáo dục. - Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. - Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục. - Tăng cường hợp tác quốc tế về Giáo dục và đào tạo. * Hạn chế của Giáo dục và Đào tạo của nước ta hiện nay: - Cơ sở vật chất còn yếu kém. - Bệnh thành tích trong Giáo dục Và Đào tạo. - Chất lượng đào tạo còn thấp so với yêu cầu, đào tạo cò chưa gắn với sử dụng, Giáo dục và Đào tạo ở miền núi vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn - Chương trình chưa gắn với thực tiễn, chưa phù hợp với nhận thức của học sinh. c. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách Giáo dục và Đào tạo: - Cố gắng học tốt. - Trang bị cho mình kiến thức vững chắc. - tay nghề và kỹ thuật lao động thành thạo. - Tham gia lao động trong bất kỳ thành phần kinh tế nào. - Có cuộc sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội. IV. củng cố và dăn dò: (5 phút) 1. Cũng cố: Học sinh làm bài tập cá nhân (phiếu học tập) một phút: Câu 1: Ai là bộ trưởng bộ GD&ĐT năm 2008? a. Nguyễn Hồng Quân. b. Nguyễn Thiện Nhân. c. Hồ Nghĩa Dũng d. Phạm Khôi Nguyên Câu 2 : Em hãy đánh dấu vào những ô thể hiện chính sách GD-ĐT của nhà nước ta? - Khuyến khích tổ chức cac ngày lễ hội truyền thống. - Vận động trẻ em đến lớp ở các vùng sâu, vùng xa. - Đầu tư cho việc nghiên cứu đề tài xử lý rác. - Tham gia các hội khuyến học ở các cấp xã, huyện, tỉnh. Câu 3: Giáo dục - đào tạo trực tiếp góp phần : A. Đào tạo con người C. Hoàn thiện nhân cách con người B. Bồi dưỡng con người D. Cả A và B đều đúng - Học sinh trình bày kết quả. - Giáo viên nhận xét, bổ sung. Giáo viên kết luận : Giáo dục và đào tạo có vị trí vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Chính vì vậy mà Đảng ta đã chỉ rõ : “Phát triển Giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. (Văn kiện Đại hội Đảng 9). 2. Dặn dò: - Về nhà học bài cũ, làm bài tập trong SGK. - Xem trước bài mới (bài 13 tiết 2) Đà Nẵng, ngày 02/03/09 BCĐTT GVHD SVTT Lê Hường Trương Văn Anh Tuấn Trương Thị Ngoan

File đính kèm:

  • docbai 13 tiet 1.doc