Giáo án giảng dạy Mĩ thuật lớp 3 tuần 8

TUẦN 8:

BÀI 8: VẼ TRANH

VẼ CHÂN DUNG

I. MỤC TIÊU

- HS hiểu đặc điểm, hình dáng khuôn mặt người.

- HS biết cách vẽ chân dung.

- Vẽ được chân dung đơn giản về người thân trong gia đình hoặc bạn bè.

- Yêu quý người thân và bạn bè.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG

 1. Giáo viên

 - Tranh, ảnh một số chân dung các lứa tuổi. Hình gơị ý cách vẽ .

 - Một số bài vẽ của HS các lớp trước.

 2. Học sinh

 -Vở tập vẽ 3. Bút chì, tẩy, màu vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy Mĩ thuật lớp 3 tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 5 ngày 20 tháng 10 năm 2011 Tuần 8: Bài 8: Vẽ tranh Vẽ chân dung I. Mục tiêu - HS hiểu đặc điểm, hình dáng khuôn mặt người. - HS biết cách vẽ chân dung. - Vẽ được chân dung đơn giản về người thân trong gia đình hoặc bạn bè. - Yêu quý người thân và bạn bè. II. Chuẩn bị đồ dùng 1. Giáo viên - Tranh, ảnh một số chân dung các lứa tuổi. Hình gơị ý cách vẽ . - Một số bài vẽ của HS các lớp trước. 2. Học sinh -Vở tập vẽ 3. Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * ổn định tổ chức lớp Kiểm tra đồ dùng học tập * Giới thiệu bài (1’) HĐ 1: Quan sát, nhận xét (4’) - Giới thiệu và gợi ý HS nhận xét một số tranh, ảnh chân dung - Thế nào là tranh chân dung? + Quan sát và nhận biết. - Tranh chân dung thường vẽ khuôn mặt người là chủ yếu, thể hiện được đặc điểm riêng của người được vẽ. - Tranh chân dung vẽ những gì ? + Hình dáng khuôn mặt, các chi tiết: mắt, mũi, miệng, tóc, tai,... - Ngoài khuôn mặt còn có thể vẽ gì nữa ? + Cổ, vai, thân. - Nét mặt người trong tranh như thế nào ? + Có người già, người trẻ, vui, buồn, hiền hậu, tươi cười, hóm hĩnh, trầm tư,... - Yêu cầu HS phát biểu ý kiến về bức tranh mà mình thích. + Nêu lên cảm nhận của mình HĐ 2: Hướng dẫn cách vẽ (6’) - Cách vẽ tranh chân dung? + Có thể quan sát các bạn trong lớp hoặc vẽ theo trí nhớ. + Vẽ khuôn mặt chính diện hoặc nghiêng. - GV vẽ minh hoạ các bức lên bảng. - Vẽ hình khuôn mặt trước, vẽ mái tóc, cổ, vai sau. - Sau đó vẽ các chi tiết: mắt, mũi, miệng, tai,... - Cho HS tham khảo bài vẽ của HS năm trước. - Vẽ màu các bộ phận lớn trước (khuôn mặt, áo, tóc, nền xung quanh). - Sau đó vẽ các chi tiết (mắt, môi, tai,...) - Vẽ màu theo ý thích, có đậm có nhạt. HĐ 3: Thực hành (20’) - Gợi ý HS vẽ những người thân như: + Ông, bà, cha, mẹ, anh, em, bạn trai, bạn gái, cô giáo,.... - Trong khi HS làm bài đến từng bàn động viên, nhắc nhở, góp ý kiến cho các em - HS Khá giỏi: + Vẽ rõ được khuôn mặt đối tượng, sắp xếp hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp - HS chưa đạt chuẩn: + Tập vẽ tranh chân dung đơn giản HĐ 4: Nhận xét, đánh giá (3’) - Chọn một số bài đẹp và gợi ý HS nhận xét về. + Đặc điểm (già, trẻ, trai, gái, vui buồn,...) + Màu sắc. - HS nhận xét, xếp loại một số bài theo cảm nhận riêng. - Khen ngợi một số HS hoàn thành tốt bài ở lớp và gợi ý cho một số HS chưa vẽ xong về nhà làm tiếp. HĐ5: Dặn dò HS (1’) + Quan sát và nhận xét đặc điểm nét mặt của những người xung quanh. - Nhắc HS chuẩn bị màu để học bài sau: Bài 9: Vẽ trang trí Vẽ màu vào hình có sẵn - Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docTuan8 lop 3.doc
Giáo án liên quan