Giáo án giảng dạy lớp 1 - Tuần 30

BÀI: NGƯỠNG CỬA

I.Mục tiêu:

1. Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, đi men, lúc nào.

-Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ và khổ thơ.

2. Ôn các vần ăt, ăc; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ăt, ăc.

3. Hiểu nội dung bài:

 Ngưỡng cửa thân quen với mọi người trong gia đình từ bé đến lớn.

 Ngưỡng cửa là nơi để từ đó đứa trẻ bắt đầu đến trường rồi đi xa hơn nữa.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

-Bộ chữ của GV và học sinh.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 1 - Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm 2005 Môn : Tập đọc BÀI: HAI CHỊ EM I.Mục tiêu: Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: vui vẽ, một lát, hét lên,dây cót, buồn. Luyện đọc các đoạn văn có ghi lời nói. -Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Ôn các vần et, oet; tìm được tiếng trong bài có vần et, tiếng ngoài bài có vần oet. Hiểu nội dung bài: Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình. Chị giận, bỏ đi học bài. Cậu em thấy buồn chán vì không có người cùng chơi. Câu chuyện khuyên em không nên ích kỉ. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Gọi học sinh đọc bài: “Kể cho bé nghe” và trả lời các câu hỏi: Con chó, cái cối xay lúa vó đặc điểm gì ngộ nghĩnh? GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng cậu em khó chịu, đành hanh) Tóm tắt nội dung bài: Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1. Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Vui vẽ: (v ¹ d), một lát: (at ¹ ac), hét lên: (et ¹ ec), dây cót: (d ¹ gi, ot ¹ oc), buồn: (uôn ¹ uông) Cho học sinh ghép bảng từ: buồn, dây cót. Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Các em hiểu thế nào là dây cót ? Luyện đọc câu: Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu. Cho học sinh luyện đọc nhiều lần câu nói của cậu em nhằm thể hiện thái độ đành hanh của câu em: Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 3 đoạn để luyện cho học sinh) Đoạn 1: Từ đầu đến “Gấu bông của em”. Đoạn 2: “Một lát sau … chị ấy”. Đoạn 2: Phần còn lại: Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn rồi tổ chức thi giữa các nhóm. Gọi 2 học sinh đọc theo phân vai: vai người dẫn chuyện vav vai cậu em. Đọc cả bài. Luyện tập: Ôn các vần et, oet: Tìm tiếng trong bài có vần et ? Tìm tiếng ngoài bài có vần et, oet ? Điền vần: et hoặc oet ? Nhận xét học sinh thực hiện các bài tập. Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện đọc: Hỏi bài mới học. Gọi học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi: Cậu em làm gì: Khi chị đụng vào con Gấu bông? Khi chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ? Vì sao cậu em thấy buồn chán khi ngồi chơi một mình? Gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn. Giáo viên nêu: Bài văn nhắc nhở chúng ta không nên ích kỉ. Cần có bạn cùng chơi, cùng làm. Luyện nói: Đề tài: Em thường chơi với anh (chị, em) những trò chơi gì ? Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trao đổi với nhau kể cho nhau nghe về những trò chơi với anh chị hoặc em của mình. Nhận xét phần luyện nói của học sinh. 5.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Học sinh nêu tên bài trước. Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Con chó hay hỏi đâu đâu. Cái cối xay lúa ăn no quay tròn. Nhắc tựa. Lắng nghe. Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. Ghép bảng từ: buồn, dây cót, phân tích từ buồn, dây cót. 5, 6 em đọc các từ trên bảng. Dây cót: Dây thiều trong các đồ chơi trẻ em, mỗi khi lên dây thiều xe ô tô chạy. Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại. Chị đừng động vào con gấu bông của em. Chị hãy chơi đồ chơi của chị ấy. Nhiều em đọc câu lại các câu này. Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy. 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn để luyện đọc đoạn 1. Lớp theo dõi và nhận xét. Các nhóm thi luyện đọc theo phân vai. 2 em. Nghỉ giữa tiết Hét. Các nhóm thi đua tìm và ghi vào bảng con tiếng ngoài bài có vần et, oet. Đọc các câu trong bài. Ngày Tết, ở miền Nam nhà nào cũng có bánh tét. Chim gõ kiến khoét thân cây tìm tổ kiến. 2 em đọc lại bài. Cậu nói: đừng đụng vào con gấu bông của mình. Cậu nói: chị hãy chơi đồ chơi của chị. Cậu không muốn chị chơi đồ chơi của mình 2 học sinh đọc lại bài văn. Học sinh nhắc lại. Học sinh kể cho nhau nghe về trò chơi với anh (chị, em). Nêu tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài. Thực hành ở nhà. Môn : Kể chuyện BÀI: DÊ CON NGHE LỜI MẸ I.Mục tiêu : -Học sinh nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Biết thay đổi giọng khi đọc lời hát của dê mẹ, của Sói. -Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi. Câu chuyện khuyên ta phải biết nghe lời người lớn. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. -Mặt nạ Dê mẹ, dê con, Sói. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Gọi học sinh kể lại câu chuyện Sói và Sóc. Học sinh thứ 2 kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa. Œ Một con Sói muốn ăn thịt đàn Dê con. Liệu Dê con có thoát nạn không? Hôm nay, cô sẽ kể cho các em nghe câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”để các em hiểu rõ điều đó.  Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện: Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện. Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Thay đổi giọng để phân biệt lời hát của Dê mẹ, lời hát của Sói giả Dê mẹ. Biết dừng lại hơi lâu sau chi tiết: bầy dê lắng nghe tiếng Sói hát, để tạo sự hồi hộp. Đoạn mở đầu: giọng Dê mẹ âu yếm dặn con. Tiếng hát của Dê mẹ vừa trong trẻo, vừa thân mật. Tiếng hát của Sói khô khan, không có tình cảm, giọng ồm ồm. Đoạn cuối kể giọng vui vẽ đầm ấm. Ž Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh. Tranh 1 vẽ cảnh gì ? Câu hỏi dưới tranh là gì ? Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.  Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện: Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai: Lời người dẫn chuyện, lời Sói, lời Dê me., lời Dê con). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn. Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.  Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Các em biết vì sao Sói tiu nghỉu, cúp đuôi bỏ đi không? Câu truyện khuyên ta điều gì? 3.Củng cố dặn dò: Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện. 2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Sói và Sóc”. Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể. Học sinh nhắc tựa. Học sinh lắng nghe câu chuyện. Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện. Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể. Dê mẹ ra khỏi nhà quay lại nhắc các con đóng cửa thật chặt, nếu có người lạ gọi cửa không được mở. Trước khi đi Dê mẹ dặn con thế nào? Chuyện gì đã xãy ra sau đó? Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể. Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và các học sinh để kể lại câu chuyện. Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể). Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung. Vì Dê con biết nghe lời mẹ, không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại đành tiu nghỉu bỏ đi. Câu truyện khuyên ta cần biết vâng lời người lớn. Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. Tuyên dương các bạn kể tốt. Môn : Hát ÔN BÀI HÁT: ĐI TỚI TRƯỜNG I.Mục tiêu : -Học sinh hát đúng giai điệu lời ca và thuộc bài. -Biết thực hiện các động tác phụ hoạ. II.Đồ dùng dạy học: Hát chính xác lời ca, chú ý hát đúng các âm luyến láy. Chuẩn bị một vài động tác phụ hoạ. -Nhún chân bước tại chỗ, vung tay tự nhiên được thực hiện trong 3 câu hát 1, 2, 3. -Lắng nghe chim hót, giơ 2 bàn tay sau 2 vành tai như lắng nghe, nghiêng đầu sang trái rồi nghiêng sang phải nhịp nhàng. Động tác này thực hiện trong câu hát 4. -Vỗ tay: Vỗ tay thgeo phách. Động tác này thực hiện trong câu hát 5. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Kiểm tra : Hỏi tên bài cũ Cho học sinh hát trước lớp bài “Đi tới trường, hát tập thể”. GV nhận xét phần KTBC. 2.Bài mới : GT bài, ghi tựa. Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát: Đi tới trường. Cho cả lớp hát lại bài 3, 4 lượt. Yêu cầu hát đúng giai điệu, đúng lời ca, thuộc bài hát. Giáo viên làm mẫu những tiếng hát luyến láy, học sinh làm theo. Chia lớp thành 4 nhóm hát nối tiếp: nhóm 1 câu 1, nhóm 2 câu 2, … cả lớp hát câu 5. Sử dụng nhạc cụ gõ kèm theo. Hoạt động 2 : Tập vận động phụ hoạ. Giáo viên thực hiện như phần chuẩn bị. -Nhún chân bước tại chỗ, vung tay tự nhiên được thực hiện trong 3 câu hát 1, 2, 3. -Lắng nghe chim hót, giơ 2 bàn tay sau 2 vành tai như lắng nghe, nghiêng đầu sang trái rồi nghiêng sang phải nhịp nhàng. Động tác này thực hiện trong câu hát 4. -Vỗ tay: Vỗ tay thgeo phách. Động tác này thực hiện trong câu hát 5. 4.Củng cố : Cho học sinh hát lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ và gõ đệm theo phách. Nhận xét, tuyên dương. 5.Dặn dò về nhà: Tập hát ở nhà. Xem lại bài hát, thuộc bài hát … HS nêu. Lớp hát tập thể 1 lần. Vài HS nhắc lại. Học sinh hát lại bài hát 3, 4 lần. Học sinh theo dõi và làm theo. Hát từng câu hát: Nhóm 1: Từ nhà sàn xinh xắn đó Nhóm 2: Chúng em đi tới trường nào Nhóm 3: Lội suối lại lên nương cao Nhóm 4: Nghe véo von chim hót hay Cả lớp: Thật là hay hay Học sinh sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo phách. Theo dõi giáo viên thực hiện mẫu: Học sinh thực hiện theo giáo viên 2, 3 lần cho thuộc các đông tác. Học sinh tự hát và thực hiện vận động phụ hoạ như hướng dẫn mẫu của giáo viên. Các em hát và gõ đệm theo phách. Thực hiện ở nhà.

File đính kèm:

  • docGIAO AN T30.doc
Giáo án liên quan